“Năm nội dung chủ yếu của cải cách ngân hàng”
Ý kiến của Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phùng Khắc Kế tại Diễn đàn Đầu tư vừa diễn ra tại Hà Nội
Ý kiến của Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phùng Khắc Kế tại Diễn đàn Đầu tư vừa diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 19-20/3.
“Chiến lược phát triển của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn 2006 - 2010 đã được khẳng định với hai mục tiêu lớn. Một là, xây dựng và phát triển Ngân hàng Nhà nước trở thành ngân hàng trung ương hiện đại. Hai là, phát triển hệ thống ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả và an toàn.
Chương trình cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam trong những năm tới tập trung chủ yếu vào năm nội dung chủ yếu.
Thứ nhất, xây dựng và đổi mới căn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, đồng thời xây dựng mới các luật về bảo hiểm tiền gửi, Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng, theo hướng minh bạch, hiện đại và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức đăng ký với Văn phòng Chính phủ để đưa vào chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội khóa mới 4 luật này với thời gian trình Quốc hội dự kiến như sau: Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng sẽ trình vào kỳ họp đầu năm 2008, Luật Bảo hiểm tiền gửi trình vào năm 2009 và Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng vào năm 2010.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành lập Ban soạn thảo cho hai luật ngân hàng và các tiểu ban hiện nay đang trong quá trình triển khai.
Thứ hai, cải cách Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo hướng một ngân hàng trung ương hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam và theo chuẩn mực quốc tế cả về mục tiêu, công cụ, chức năng hoạt động, tổ chức quản lý, trình độ công nghệ và chất lượng nhân lực. Thay đổi cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước từ trung ương đến chi nhánh theo hướng tinh gọn và hiện đại...
Thứ ba, tiếp tục quá trình cải cách hệ thống ngân hàng. Thực hiện cải cách triệt để và toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng, đa dạng về các loại hình, có quy mô hoạt động và tiềm lực tài chính mạnh để khẳng định vị trí trong khu vực.
Trọng tâm phát triển các tổ chức tín dụng đến năm 2010 vẫn là tiếp tục thực hiện các giải pháp tái cơ cấu về tài chính và mô hình hoạt động của các ngân hàng thương mại quốc doanh, từng bước cổ phần hóa theo nguyên tắc thận trọng, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu và tham gia quản trị điều hành các ngân hàng Việt Nam.
Sẽ đổi mới cơ bản cơ chế quản lý đối với các tổ chức tín dụng theo hướng tăng cường tính tự chủ về tài chính, bộ máy và nhân sự, từng bước áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng. Tăng cường năng lực thể chế, mở rộng quan hệ đại lý và mở rộng hợp tác kinh doanh với các tổ chức tài chính nước ngoài nhằm phát triển các sản phẩm dịch vụ và ứng dụng triển khai công nghệ, cho phép thành lập các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.
Thứ tư, thực hiện đúng các cam kết gia nhập WTO, mở cửa thị trường ngân hàng theo lộ trình đã công bố như việc một ngân hàng nước ngoài muốn mở chi nhánh tại Việt Nam cần có tổng tài sản trên 20 tỷ USD.
Bắt đầu từ 1/4/2007, một ngân hàng hoặc tổ chức tài chính muốn mở ngân hàng con hoặc công ty tài chính 100% vốn nước ngoài phải có tổng tài sản trên 10 tỷ USD. Các nhà đầu tư nước ngoài được phép nắm giữ tối đa 30% cổ phần tại một ngân hàng nội địa. Việc huy động tiền gửi bằng đồng VND của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng sẽ được nới lỏng dần theo lộ trình mở cửa và sẽ dỡ bỏ hoàn toàn vào năm 2011.
Thứ năm, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển ngân hàng để chủ động trong việc hội nhập”.
“Chiến lược phát triển của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn 2006 - 2010 đã được khẳng định với hai mục tiêu lớn. Một là, xây dựng và phát triển Ngân hàng Nhà nước trở thành ngân hàng trung ương hiện đại. Hai là, phát triển hệ thống ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả và an toàn.
Chương trình cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam trong những năm tới tập trung chủ yếu vào năm nội dung chủ yếu.
Thứ nhất, xây dựng và đổi mới căn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, đồng thời xây dựng mới các luật về bảo hiểm tiền gửi, Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng, theo hướng minh bạch, hiện đại và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức đăng ký với Văn phòng Chính phủ để đưa vào chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội khóa mới 4 luật này với thời gian trình Quốc hội dự kiến như sau: Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng sẽ trình vào kỳ họp đầu năm 2008, Luật Bảo hiểm tiền gửi trình vào năm 2009 và Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng vào năm 2010.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành lập Ban soạn thảo cho hai luật ngân hàng và các tiểu ban hiện nay đang trong quá trình triển khai.
Thứ hai, cải cách Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo hướng một ngân hàng trung ương hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam và theo chuẩn mực quốc tế cả về mục tiêu, công cụ, chức năng hoạt động, tổ chức quản lý, trình độ công nghệ và chất lượng nhân lực. Thay đổi cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước từ trung ương đến chi nhánh theo hướng tinh gọn và hiện đại...
Thứ ba, tiếp tục quá trình cải cách hệ thống ngân hàng. Thực hiện cải cách triệt để và toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng, đa dạng về các loại hình, có quy mô hoạt động và tiềm lực tài chính mạnh để khẳng định vị trí trong khu vực.
Trọng tâm phát triển các tổ chức tín dụng đến năm 2010 vẫn là tiếp tục thực hiện các giải pháp tái cơ cấu về tài chính và mô hình hoạt động của các ngân hàng thương mại quốc doanh, từng bước cổ phần hóa theo nguyên tắc thận trọng, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu và tham gia quản trị điều hành các ngân hàng Việt Nam.
Sẽ đổi mới cơ bản cơ chế quản lý đối với các tổ chức tín dụng theo hướng tăng cường tính tự chủ về tài chính, bộ máy và nhân sự, từng bước áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng. Tăng cường năng lực thể chế, mở rộng quan hệ đại lý và mở rộng hợp tác kinh doanh với các tổ chức tài chính nước ngoài nhằm phát triển các sản phẩm dịch vụ và ứng dụng triển khai công nghệ, cho phép thành lập các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.
Thứ tư, thực hiện đúng các cam kết gia nhập WTO, mở cửa thị trường ngân hàng theo lộ trình đã công bố như việc một ngân hàng nước ngoài muốn mở chi nhánh tại Việt Nam cần có tổng tài sản trên 20 tỷ USD.
Bắt đầu từ 1/4/2007, một ngân hàng hoặc tổ chức tài chính muốn mở ngân hàng con hoặc công ty tài chính 100% vốn nước ngoài phải có tổng tài sản trên 10 tỷ USD. Các nhà đầu tư nước ngoài được phép nắm giữ tối đa 30% cổ phần tại một ngân hàng nội địa. Việc huy động tiền gửi bằng đồng VND của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng sẽ được nới lỏng dần theo lộ trình mở cửa và sẽ dỡ bỏ hoàn toàn vào năm 2011.
Thứ năm, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển ngân hàng để chủ động trong việc hội nhập”.