Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam thăng hạng mạnh mẽ
Việt Nam đã "nhảy" từ vị trí 59 lên vị trí 75 trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới
Việt Nam đã "nhảy" từ vị trí 75 lên vị trí 59 trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).
Đáng chú ý là gần như trong cùng thời điểm, Forbes lại đánh tụt 5 bậc đối với môi trường kinh doanh của Việt Nam, trong báo cáo xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu của tạp chí chuyên về xếp hạng này.
Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2010-2011 của WEF cho thấy, Việt Nam đạt điểm số năng lực cạnh tranh (GCI) 4,3 điểm, tăng so với mức 4,0 điểm trong báo cáo 2009-2010 và mức 4,1 điểm trong báo cáo 2008-2009.
Cùng với sự cải thiện điểm số này, thứ hạng của Việt Nam trong xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu đã tăng lên vị trí thứ 59 trong tổng số 139 nền kinh tế được xếp hạng trong báo cáo năm nay, từ vị trí 75/133 trong báo cáo năm ngoái, và vị trí 70/134 của báo cáo năm 2008.
Như vậy, sau khi bị giảm điểm và xuống hạng trong năm 2009, năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã được cải thiện dưới góc nhìn của WEF.
Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu được WEF công bố ngày 10/9 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, trước thềm hội nghị thường niên của tổ chức này diễn ra tại Thiên Tân.
WEF đánh giá năng lực cạnh tranh của các quốc gia dựa 3 hạng mục cho điểm chính, bao gồm 12 trụ cột khác nhau. Hạng mục thứ nhất (các Yêu cầu cơ bản) gồm 4 trụ cột là thể chế, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế vĩ mô, giáo dục cơ bản và chăm sóc y tế. Hạng mục thứ hai (Các nhân tố cải thiện hiệu quả) gồm 6 trụ cột là giáo dục bậc cao và đào tạo, tính hiệu quả của thị trường hàng hóa, tính hiệu quả của thị trường lao động, mức độ phát triển của thị trường tài chính, mức độ sẵn sàng về công nghệ, quy mô thị trường. Hạng mục thứ ba (Các nhân tố về sáng tạo và phát triển) gồm 2 trụ cột là trình độ phát triển của doanh nghiệp, và năng lực sáng tạo.
Trong mỗi trụ cột này lại bao gồm nhiều yếu tố khác nhau để xếp hạng, chẳng hạn, trụ cột thể chế bao gồm 21 yếu tố, từ quyền sở hữu trí tuệ tới mức độ bảo vệ nhà đầu tư.
Ở hạng mục Yêu cầu cơ bản, Việt Nam đạt điểm số 4,4 và xếp hạng thứ 74; ở hạng mục Các nhân tố cải thiện hiệu quả, điểm số dành cho Việt Nam là 4,2, tương đương vị trí thứ 57; còn ở hạng mục Các nhân tố về sáng tạo và phát triển, Việt Nam đạt 3,7 điểm, xếp thứ 53.
Khi đánh giá các yếu tố trong từng trụ cột, WEF xếp Việt Nam ở các vị trí khá cao ở các yếu tố như: tiền lương và năng suất (hạng 4/139), mức độ tin tưởng của dân chúng vào các chính trị gia (32), mức độ đáng tin cậy của lực lượng cảnh sát (41), hệ thống điện thoại cố định (35), sự phủ sóng Internet tại trường học (49), tỷ lệ tiết kiệm quốc gia (17), trình độ của người tiêu dùng (45), mức độ tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động (20), khả năng huy động vốn qua thị trường chứng khoán (35), FDI và chuyển giao công nghệ (31), quy mô thị trường nội địa (39), quy mô thị trường nước ngoài (29)…
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có rất nhiều những yếu tố mà Việt Nam gần ở cuối bảng như: mức độ bảo vệ các nhà đầu tư (133), gánh nặng thủ tục hành chính (120), năng lực kiểm toán và tiêu chuẩn báo cáo (119), chất lượng cơ sở hạ tầng nói chung (123), cân bằng ngân sách chính phủ (126), thời gian thành lập doanh nghiệp (118), quyền sở hữu của nước ngoài (114), mức độ sẵn có của công nghệ tân tiến nhất (102)…
Chính mức độ bảo vệ nhà đầu tư cũng là một yếu tố khiến Việt Nam bị giảm điểm trong xếp hạng môi trường kinh doanh (Best countries for business) do tạp chí Forbes công bố mới đây. Ở yếu tố đánh giá này trong xếp hạng của Forbes, Việt Nam xếp 125/128 nền kinh tế được đưa vào báo cáo. Vị trí của Việt Nam trong đánh giá môi trường kinh doanh của Forbes là 118.
WEF cũng liệt kê những yếu tố gây cản trở nhiều nhất đối với hoạt động kinh doanh tại các quốc gia được xếp hạng trong báo cáo. Đối với Việt Nam, 5 rào cản hàng đầu bao gồm khả năng tiếp cận vốn, lạm phát, mức độ ổn định thấp của chính sách, lực lượng lao động chưa được đào tạo đầy đủ, và cơ sở hạ tầng hạn chế.
Tuy thăng hạng so với báo cáo năm ngoái, nhưng năng lực cạnh tranh của Việt Nam theo WEF vẫn thấp hơn so với hầu hết các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á như Singapore (5,5 điểm/hạng 3), Malaysia (4,9 điểm/hạng 26), Brunei (4,8 điểm/hạng 28), Thái Lan (4,5 điểm/hạng 38), Indonesia (4,4 điểm/hạng 44).
Ba quốc gia Đông Nam Á có điểm số và xếp hạng kém Việt Nam là Philippines (4 điểm/hạng 85) và Cambodia (3,6 điểm/hạng 109), Timor-Leste (3,2 điểm/hạng 133). Trong khi đó, theo báo cáo của Forbes, cả Philippines và Cambodia đều được đánh giá cao hơn Việt Nam.
Hai nền kinh tế đứng liền trên Việt Nam trong xếp hạng này là Azerbaijan và Brazil, hai nền kinh tế đứng liền dưới là Slovak và Thổ Nhĩ Kỳ.
Quốc gia láng giềng Trung Quốc của Việt Nam đạt 4,8 điểm và đứng ở vị trí thứ 27, thăng 2 hạng so với năm ngoái. Trong khi đó, nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ bị tụt 2 bậc, xuống vị trí thứ 4 từ vị trí thứ 2 năm ngoái.
Cả nhóm dẫn đầu và nhóm “đội sổ” của Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2010-2011 do WEF thực hiện đều không gây bất ngờ. Top 10 từ dưới lên của báo cáo đa phần là các quốc gia châu Phi, gồm Chad, Angola, Burundi, Zimbabwe, Mauritania, Burkina Faso, Timor-Leste, Mali, Mozambique và Nepal.
Chad bị WEF xem là quốc gia có năng lực cạnh tranh kém nhất thế giới năm nay, trong khi báo cáo của Forbes coi quốc gia Nam Mỹ Venezuela mới là nơi có môi trường kinh doanh tệ hại nhất thế giới. Vị trí của Venezuela trong xếp hạng của WEF là số 122.
Top 10 đầu bảng xếp hạng của WEF không khác nhiều so với nhận định của Forbes trong báo cáo “Best countries for business” của tạp chí này.
Dẫn đầu Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2010-2011 là đất nước châu Âu Thụy Sỹ (5,6 điểm), tiếp theo là Thụy Điển (5,6 điểm), Singapore (5,5 điểm), Mỹ (hơn 5,4 điểm), Đức (5,4 điểm), Nhật (5,4 điểm), Phần Lan (5,4 điểm), Hà Lan (5,3 điểm), Đan Mạch (5,3 điểm) và Canada (5,3 điểm).
Năm ngoái, Thụy Sỹ cũng là quốc gia được WEF đánh giá là có năng lực cạnh tranh cao nhất thế giới.
Đáng chú ý là gần như trong cùng thời điểm, Forbes lại đánh tụt 5 bậc đối với môi trường kinh doanh của Việt Nam, trong báo cáo xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu của tạp chí chuyên về xếp hạng này.
Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2010-2011 của WEF cho thấy, Việt Nam đạt điểm số năng lực cạnh tranh (GCI) 4,3 điểm, tăng so với mức 4,0 điểm trong báo cáo 2009-2010 và mức 4,1 điểm trong báo cáo 2008-2009.
Cùng với sự cải thiện điểm số này, thứ hạng của Việt Nam trong xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu đã tăng lên vị trí thứ 59 trong tổng số 139 nền kinh tế được xếp hạng trong báo cáo năm nay, từ vị trí 75/133 trong báo cáo năm ngoái, và vị trí 70/134 của báo cáo năm 2008.
Như vậy, sau khi bị giảm điểm và xuống hạng trong năm 2009, năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã được cải thiện dưới góc nhìn của WEF.
Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu được WEF công bố ngày 10/9 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, trước thềm hội nghị thường niên của tổ chức này diễn ra tại Thiên Tân.
WEF đánh giá năng lực cạnh tranh của các quốc gia dựa 3 hạng mục cho điểm chính, bao gồm 12 trụ cột khác nhau. Hạng mục thứ nhất (các Yêu cầu cơ bản) gồm 4 trụ cột là thể chế, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế vĩ mô, giáo dục cơ bản và chăm sóc y tế. Hạng mục thứ hai (Các nhân tố cải thiện hiệu quả) gồm 6 trụ cột là giáo dục bậc cao và đào tạo, tính hiệu quả của thị trường hàng hóa, tính hiệu quả của thị trường lao động, mức độ phát triển của thị trường tài chính, mức độ sẵn sàng về công nghệ, quy mô thị trường. Hạng mục thứ ba (Các nhân tố về sáng tạo và phát triển) gồm 2 trụ cột là trình độ phát triển của doanh nghiệp, và năng lực sáng tạo.
Trong mỗi trụ cột này lại bao gồm nhiều yếu tố khác nhau để xếp hạng, chẳng hạn, trụ cột thể chế bao gồm 21 yếu tố, từ quyền sở hữu trí tuệ tới mức độ bảo vệ nhà đầu tư.
Ở hạng mục Yêu cầu cơ bản, Việt Nam đạt điểm số 4,4 và xếp hạng thứ 74; ở hạng mục Các nhân tố cải thiện hiệu quả, điểm số dành cho Việt Nam là 4,2, tương đương vị trí thứ 57; còn ở hạng mục Các nhân tố về sáng tạo và phát triển, Việt Nam đạt 3,7 điểm, xếp thứ 53.
Khi đánh giá các yếu tố trong từng trụ cột, WEF xếp Việt Nam ở các vị trí khá cao ở các yếu tố như: tiền lương và năng suất (hạng 4/139), mức độ tin tưởng của dân chúng vào các chính trị gia (32), mức độ đáng tin cậy của lực lượng cảnh sát (41), hệ thống điện thoại cố định (35), sự phủ sóng Internet tại trường học (49), tỷ lệ tiết kiệm quốc gia (17), trình độ của người tiêu dùng (45), mức độ tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động (20), khả năng huy động vốn qua thị trường chứng khoán (35), FDI và chuyển giao công nghệ (31), quy mô thị trường nội địa (39), quy mô thị trường nước ngoài (29)…
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có rất nhiều những yếu tố mà Việt Nam gần ở cuối bảng như: mức độ bảo vệ các nhà đầu tư (133), gánh nặng thủ tục hành chính (120), năng lực kiểm toán và tiêu chuẩn báo cáo (119), chất lượng cơ sở hạ tầng nói chung (123), cân bằng ngân sách chính phủ (126), thời gian thành lập doanh nghiệp (118), quyền sở hữu của nước ngoài (114), mức độ sẵn có của công nghệ tân tiến nhất (102)…
Chính mức độ bảo vệ nhà đầu tư cũng là một yếu tố khiến Việt Nam bị giảm điểm trong xếp hạng môi trường kinh doanh (Best countries for business) do tạp chí Forbes công bố mới đây. Ở yếu tố đánh giá này trong xếp hạng của Forbes, Việt Nam xếp 125/128 nền kinh tế được đưa vào báo cáo. Vị trí của Việt Nam trong đánh giá môi trường kinh doanh của Forbes là 118.
WEF cũng liệt kê những yếu tố gây cản trở nhiều nhất đối với hoạt động kinh doanh tại các quốc gia được xếp hạng trong báo cáo. Đối với Việt Nam, 5 rào cản hàng đầu bao gồm khả năng tiếp cận vốn, lạm phát, mức độ ổn định thấp của chính sách, lực lượng lao động chưa được đào tạo đầy đủ, và cơ sở hạ tầng hạn chế.
Tuy thăng hạng so với báo cáo năm ngoái, nhưng năng lực cạnh tranh của Việt Nam theo WEF vẫn thấp hơn so với hầu hết các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á như Singapore (5,5 điểm/hạng 3), Malaysia (4,9 điểm/hạng 26), Brunei (4,8 điểm/hạng 28), Thái Lan (4,5 điểm/hạng 38), Indonesia (4,4 điểm/hạng 44).
Ba quốc gia Đông Nam Á có điểm số và xếp hạng kém Việt Nam là Philippines (4 điểm/hạng 85) và Cambodia (3,6 điểm/hạng 109), Timor-Leste (3,2 điểm/hạng 133). Trong khi đó, theo báo cáo của Forbes, cả Philippines và Cambodia đều được đánh giá cao hơn Việt Nam.
Hai nền kinh tế đứng liền trên Việt Nam trong xếp hạng này là Azerbaijan và Brazil, hai nền kinh tế đứng liền dưới là Slovak và Thổ Nhĩ Kỳ.
Quốc gia láng giềng Trung Quốc của Việt Nam đạt 4,8 điểm và đứng ở vị trí thứ 27, thăng 2 hạng so với năm ngoái. Trong khi đó, nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ bị tụt 2 bậc, xuống vị trí thứ 4 từ vị trí thứ 2 năm ngoái.
Cả nhóm dẫn đầu và nhóm “đội sổ” của Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2010-2011 do WEF thực hiện đều không gây bất ngờ. Top 10 từ dưới lên của báo cáo đa phần là các quốc gia châu Phi, gồm Chad, Angola, Burundi, Zimbabwe, Mauritania, Burkina Faso, Timor-Leste, Mali, Mozambique và Nepal.
Chad bị WEF xem là quốc gia có năng lực cạnh tranh kém nhất thế giới năm nay, trong khi báo cáo của Forbes coi quốc gia Nam Mỹ Venezuela mới là nơi có môi trường kinh doanh tệ hại nhất thế giới. Vị trí của Venezuela trong xếp hạng của WEF là số 122.
Top 10 đầu bảng xếp hạng của WEF không khác nhiều so với nhận định của Forbes trong báo cáo “Best countries for business” của tạp chí này.
Dẫn đầu Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2010-2011 là đất nước châu Âu Thụy Sỹ (5,6 điểm), tiếp theo là Thụy Điển (5,6 điểm), Singapore (5,5 điểm), Mỹ (hơn 5,4 điểm), Đức (5,4 điểm), Nhật (5,4 điểm), Phần Lan (5,4 điểm), Hà Lan (5,3 điểm), Đan Mạch (5,3 điểm) và Canada (5,3 điểm).
Năm ngoái, Thụy Sỹ cũng là quốc gia được WEF đánh giá là có năng lực cạnh tranh cao nhất thế giới.