“NATO sẽ không điều bộ binh đánh IS”
Việc điều bộ binh đánh IS "hiện không nằm trong chương trình nghị sự của liên minh và các đồng minh NATO”
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã loại trừ khả năng điều bộ binh đánh tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria - Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, đồng thời nhấn mạnh sẽ cần thiết phải tăng cường sức mạnh cho các lực lượng địa phương ở quốc gia Trung Đông này.
Việc điều bộ binh đánh IS “hiện không nằm trong chương trình nghị sự của liên minh và các đồng minh NATO” - hãng tin Reuters ngày 7/12 dẫn lời ông Stoltenberg trả lời phỏng vấn tờ báo Tages-Anzeiger của Thụy Sỹ.
“Nước Mỹ đã triển khai một số giới hạn binh sỹ thuộc lực lượng đặc nhiệm trên mặt đất, nhưng để tăng cường năng lực cho các lực lượng địa phương. Việc này không dễ, nhưng là lựa chọn duy nhất”, Tổng thư ký NATO nói thêm.
Ông Stoltenberg nhấn mạnh rằng cuộc chiến chống IS không phải là một cuộc chiến tranh giữa phương Tây và thế giới Hồi giáo, mà là chống lại “chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố”.
“Người Hồi giáo chính là những người ở tiền tuyến trong cuộc chiến này. Phần lớn nạn nhân [của IS] đều là người Hồi giáo, và phần lớn những người chiến đấu chống lại IS cũng là người Hồi giáo. Chúng ta không thể gây thêm khó khăn cho họ”, ông Stoltenberg phát biểu.
Theo ông Stoltenberg, NATO sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường năng lực phòng thủ trên không sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một máy bay chiến đấu của Nga hồi tháng trước. Dự kiến, liên minh sẽ thông qua một gói biện pháp hỗ trợ cho Ankara trước Giáng sinh.
Tổng thư ký NATO nhấn mạnh sự cần thiết phải làm lắng dịu mâu thuẫn Nga-Thổ sau vụ việc trên.
“Việc quan trọng vào lúc này là giảm căng thẳng và phát triển các cơ chế để ngăn ngừa sự việc tương tự xảy ra trong tương lai. Chúng tôi nhận thấy sự hiện diện quân sự của Nga gia tăng mạnh ở khu vực phía Bắc của Địa Trung Hải. Bởi vậy, cần hết sức tránh những sự việc tương tự như đã xảy ra với Thổ Nhĩ Kỳ”, ông Stoltenberg nói.
Ông Stoltenberg kêu gọi Nga “đóng một vai trò tích cực hơn trong cuộc chiến chống IS”. “Đến nay, Nga chỉ tấn công các nhóm khác và tập trung hỗ trợ chính quyền Assad” - người đứng đầu NATO nói về chiến dịch không kích của Nga ở Syria, chiến dịch mà Moscow tuyên bố là chống IS.
Tuần trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói quyết định triển khai lực lượng đặc nhiệm của Mỹ cho cuộc chiến chống IS ở Iraq không phải là một tín hiệu cho thấy Mỹ sẽ tiến hành một cuộc chiến tranh nữa như cuộc chiến tranh Iraq hồi năm 2003.
Ông Obama cũng luôn khẳng định chiến lược chống IS của Mỹ ở Iraq và Syria sẽ không bao gồm việc triển khai bộ binh. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc đã tuyên bố sẽ đưa thêm lực lượng đặc nhiệm tới hai nước này để phục vụ cho cuộc chiến chống IS.
Hôm 23/11, ông Brett McGurk, đặc phái viên điều phối chiến dịch chống IS thuộc liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu tại Iraq và Syria cho biết, binh sỹ lực lượng đặc nhiệm Mỹ sẽ sớm tới Syria để tham gia phối hợp đối phó với IS. Theo ông McGurk, lực lượng này sẽ đảm đương nhiệm vụ tổ chức các lực lượng địa phương tại miền Bắc Syria.
Việc điều bộ binh đánh IS “hiện không nằm trong chương trình nghị sự của liên minh và các đồng minh NATO” - hãng tin Reuters ngày 7/12 dẫn lời ông Stoltenberg trả lời phỏng vấn tờ báo Tages-Anzeiger của Thụy Sỹ.
“Nước Mỹ đã triển khai một số giới hạn binh sỹ thuộc lực lượng đặc nhiệm trên mặt đất, nhưng để tăng cường năng lực cho các lực lượng địa phương. Việc này không dễ, nhưng là lựa chọn duy nhất”, Tổng thư ký NATO nói thêm.
Ông Stoltenberg nhấn mạnh rằng cuộc chiến chống IS không phải là một cuộc chiến tranh giữa phương Tây và thế giới Hồi giáo, mà là chống lại “chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố”.
“Người Hồi giáo chính là những người ở tiền tuyến trong cuộc chiến này. Phần lớn nạn nhân [của IS] đều là người Hồi giáo, và phần lớn những người chiến đấu chống lại IS cũng là người Hồi giáo. Chúng ta không thể gây thêm khó khăn cho họ”, ông Stoltenberg phát biểu.
Theo ông Stoltenberg, NATO sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường năng lực phòng thủ trên không sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một máy bay chiến đấu của Nga hồi tháng trước. Dự kiến, liên minh sẽ thông qua một gói biện pháp hỗ trợ cho Ankara trước Giáng sinh.
Tổng thư ký NATO nhấn mạnh sự cần thiết phải làm lắng dịu mâu thuẫn Nga-Thổ sau vụ việc trên.
“Việc quan trọng vào lúc này là giảm căng thẳng và phát triển các cơ chế để ngăn ngừa sự việc tương tự xảy ra trong tương lai. Chúng tôi nhận thấy sự hiện diện quân sự của Nga gia tăng mạnh ở khu vực phía Bắc của Địa Trung Hải. Bởi vậy, cần hết sức tránh những sự việc tương tự như đã xảy ra với Thổ Nhĩ Kỳ”, ông Stoltenberg nói.
Ông Stoltenberg kêu gọi Nga “đóng một vai trò tích cực hơn trong cuộc chiến chống IS”. “Đến nay, Nga chỉ tấn công các nhóm khác và tập trung hỗ trợ chính quyền Assad” - người đứng đầu NATO nói về chiến dịch không kích của Nga ở Syria, chiến dịch mà Moscow tuyên bố là chống IS.
Tuần trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói quyết định triển khai lực lượng đặc nhiệm của Mỹ cho cuộc chiến chống IS ở Iraq không phải là một tín hiệu cho thấy Mỹ sẽ tiến hành một cuộc chiến tranh nữa như cuộc chiến tranh Iraq hồi năm 2003.
Ông Obama cũng luôn khẳng định chiến lược chống IS của Mỹ ở Iraq và Syria sẽ không bao gồm việc triển khai bộ binh. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc đã tuyên bố sẽ đưa thêm lực lượng đặc nhiệm tới hai nước này để phục vụ cho cuộc chiến chống IS.
Hôm 23/11, ông Brett McGurk, đặc phái viên điều phối chiến dịch chống IS thuộc liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu tại Iraq và Syria cho biết, binh sỹ lực lượng đặc nhiệm Mỹ sẽ sớm tới Syria để tham gia phối hợp đối phó với IS. Theo ông McGurk, lực lượng này sẽ đảm đương nhiệm vụ tổ chức các lực lượng địa phương tại miền Bắc Syria.