Navigos: Bằng cao, lương cao
Giáo dục đang ảnh hưởng theo cấp số nhân đến cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp của người lao động
Tốc độ tăng lương của Việt Nam trong năm 2006 ở mức kỷ lục trong vòng 3 năm qua, đạt 12,3%. Bên cạnh đó, khoảng cách về thu nhập - bằng cấp là khá rõ nét.
Điều này cho thấy giáo dục đang ảnh hưởng theo cấp số nhân đến cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp của người lao động.
Đây là kết quả khảo sát đã được Tập đoàn Navigos công bố kết quả. Khảo sát tiến hành từ tháng 10/2006, với trên 28.000 nhân viên của 156 doanh nghiệp trên cả nước tham gia. Trong đó, doanh nghiệp liên doanh chiếm 16%, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm 47,4%; văn phòng đại diện chiếm 17,9% và doanh nghiệp trong nước chiếm 28,6%.
Tài chính có mức tăng lương cao nhất
Thống kê về mức tăng lương của các loại doanh nghiệp, các văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài có mức tăng lương cao nhất là 26,8%, khu vực liên doanh tăng 1,6%, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là 0,5%, trong khi khu vực doanh nghiệp trong nước tăng 13,1%.
Nếu đối chiếu với kết quả khảo sát vào năm 2005, thì mức lương trên thị trường lao động tăng bình quân 12,3%. Trong đó, Tp.HCM có mức tăng lương bình quân cao nhất 12,9%; kế đến là Hà Nội và các vùng lân cận đạt 12,1%; thấp nhất là khu vực các tỉnh thành phía Nam và ngoại thành Tp.HCM.
Cũng theo kết quả khảo sát cho thấy, trong khi nhóm những người hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính có mức tăng lương cao nhất là 16,1% thì nhóm người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh địa ốc có mức tăng thấp nhất là 6,9%.
Kết quả khảo sát cũng thể hiện rất rõ mối tương quan giữa bằng cấp và tiền lương. Những người có trình độ dưới trung học, thu nhập bình quân mỗi năm khoảng 1.887 USD thì những người có bằng trung học hưởng mức lương bình quân hàng năm là 2.513 USD. Người có bằng cao đẳng đạt 3.642 USD. Nếu nhóm lao động có trình độ cử nhân lương hàng năm 8.198 USD/năm thì nhóm những người có học vị thạc sĩ là 23.084 USD và tiến sĩ là 25.805 USD.
Một điều đáng lưu ý là có sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa những lao động được đào tạo trong nước với những lao động được đào tạo nước ngoài. Cụ thể, lao động được đào tạo trong nước có thu nhập là 10.262 USD/năm, trong khi những lao động được đào tạo ở nước ngoài lên tới 22.100 USD/năm.
Xu hướng tăng lương cao trong thời gian tới
Theo nhận định của ông Mikkel Schonherr Thogersen, Trưởng phòng Khảo sát tiền lương của Navigos, sự phát triển của nền kinh tế cùng với tốc độ đổi mới công nghệ, trình độ quản lý của doanh nghiệp nâng lên, thì nhu cầu sử dụng lao động có hàm lượng chất xám tăng cao, giảm dần lao động trình độ thấp.
Sự chuyển dịch này tác động tích cực đến nền kinh tế và tất nhiên nó thúc đẩy việc tăng lương trên thị trường lao động. Việc những lao động làm việc trong lĩnh vực marketing và tài chính có thu nhập cao nhất là do những ngành nghề này đều khan hiếm lao động có kỹ năng và có tốc độ phát triển nhanh nhất.
Theo bà Vinnie Lam, Giám đốc bộ phận tư vấn nhân sự của Navigos Group, tiền lương đóng vai trò then chốt và doanh nghiệp phải cân nhắc, quyết định chi trả bao nhiêu mới có thể giữ chân người lao động, đặc biệt lao động giỏi. Ngày nay, cuộc cạnh tranh giành giật nhân lực có trình độ cao đang diễn ra gay gắt và rất nhiều doanh nghiệp có nguy cơ mất đi nhân viên tốt nhất chỉ vì đối thủ của họ đưa ra mức lương hậu hĩ.
Nhìn một cách tổng thể, xu hướng tăng lương nhanh, là một hệ quả của tình trạng khan hiếm lao động, nhất là lao động kỹ thuật và nhân sự cao cấp. Mặt khác, cũng do mặt bằng mức lương trung bình trên thị trường lao động ở Việt Nam vẫn còn ở mức thấp so với mặt bằng chung của khu vực và thế giới, nên tốc độ tăng lương nhanh cũng là điều có thể lý giải đựợc.
Dự báo, xu thế của thị trường lao động Việt Nam trong những năm tới sẽ phát triển mạnh theo hướng giảm lao động phổ thông, tăng nhanh số lao động làm việc trong các ngành nghề sử dụng công nghệ cao và đội ngũ nhân sự cao cấp. Điều này đòi hỏi hệ thống đào tạo nhân lực phải phát triển nhanh, tương xứng với nhu cầu của thị trường.
Theo các chuyên gia của Tập đoàn Navigos Group nhận định, xu hướng tăng lương với tốc độ cao sẽ tiếp tục diễn ra trong những năm tới và sẽ chỉ có thể giảm tốc một khi lỗ hổng về lực lượng lao động kỹ thuật cơ bản được lấp đầy thị trường trong nước.
Điều này cho thấy giáo dục đang ảnh hưởng theo cấp số nhân đến cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp của người lao động.
Đây là kết quả khảo sát đã được Tập đoàn Navigos công bố kết quả. Khảo sát tiến hành từ tháng 10/2006, với trên 28.000 nhân viên của 156 doanh nghiệp trên cả nước tham gia. Trong đó, doanh nghiệp liên doanh chiếm 16%, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm 47,4%; văn phòng đại diện chiếm 17,9% và doanh nghiệp trong nước chiếm 28,6%.
Tài chính có mức tăng lương cao nhất
Thống kê về mức tăng lương của các loại doanh nghiệp, các văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài có mức tăng lương cao nhất là 26,8%, khu vực liên doanh tăng 1,6%, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là 0,5%, trong khi khu vực doanh nghiệp trong nước tăng 13,1%.
Nếu đối chiếu với kết quả khảo sát vào năm 2005, thì mức lương trên thị trường lao động tăng bình quân 12,3%. Trong đó, Tp.HCM có mức tăng lương bình quân cao nhất 12,9%; kế đến là Hà Nội và các vùng lân cận đạt 12,1%; thấp nhất là khu vực các tỉnh thành phía Nam và ngoại thành Tp.HCM.
Cũng theo kết quả khảo sát cho thấy, trong khi nhóm những người hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính có mức tăng lương cao nhất là 16,1% thì nhóm người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh địa ốc có mức tăng thấp nhất là 6,9%.
Kết quả khảo sát cũng thể hiện rất rõ mối tương quan giữa bằng cấp và tiền lương. Những người có trình độ dưới trung học, thu nhập bình quân mỗi năm khoảng 1.887 USD thì những người có bằng trung học hưởng mức lương bình quân hàng năm là 2.513 USD. Người có bằng cao đẳng đạt 3.642 USD. Nếu nhóm lao động có trình độ cử nhân lương hàng năm 8.198 USD/năm thì nhóm những người có học vị thạc sĩ là 23.084 USD và tiến sĩ là 25.805 USD.
Một điều đáng lưu ý là có sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa những lao động được đào tạo trong nước với những lao động được đào tạo nước ngoài. Cụ thể, lao động được đào tạo trong nước có thu nhập là 10.262 USD/năm, trong khi những lao động được đào tạo ở nước ngoài lên tới 22.100 USD/năm.
Xu hướng tăng lương cao trong thời gian tới
Theo nhận định của ông Mikkel Schonherr Thogersen, Trưởng phòng Khảo sát tiền lương của Navigos, sự phát triển của nền kinh tế cùng với tốc độ đổi mới công nghệ, trình độ quản lý của doanh nghiệp nâng lên, thì nhu cầu sử dụng lao động có hàm lượng chất xám tăng cao, giảm dần lao động trình độ thấp.
Sự chuyển dịch này tác động tích cực đến nền kinh tế và tất nhiên nó thúc đẩy việc tăng lương trên thị trường lao động. Việc những lao động làm việc trong lĩnh vực marketing và tài chính có thu nhập cao nhất là do những ngành nghề này đều khan hiếm lao động có kỹ năng và có tốc độ phát triển nhanh nhất.
Theo bà Vinnie Lam, Giám đốc bộ phận tư vấn nhân sự của Navigos Group, tiền lương đóng vai trò then chốt và doanh nghiệp phải cân nhắc, quyết định chi trả bao nhiêu mới có thể giữ chân người lao động, đặc biệt lao động giỏi. Ngày nay, cuộc cạnh tranh giành giật nhân lực có trình độ cao đang diễn ra gay gắt và rất nhiều doanh nghiệp có nguy cơ mất đi nhân viên tốt nhất chỉ vì đối thủ của họ đưa ra mức lương hậu hĩ.
Nhìn một cách tổng thể, xu hướng tăng lương nhanh, là một hệ quả của tình trạng khan hiếm lao động, nhất là lao động kỹ thuật và nhân sự cao cấp. Mặt khác, cũng do mặt bằng mức lương trung bình trên thị trường lao động ở Việt Nam vẫn còn ở mức thấp so với mặt bằng chung của khu vực và thế giới, nên tốc độ tăng lương nhanh cũng là điều có thể lý giải đựợc.
Dự báo, xu thế của thị trường lao động Việt Nam trong những năm tới sẽ phát triển mạnh theo hướng giảm lao động phổ thông, tăng nhanh số lao động làm việc trong các ngành nghề sử dụng công nghệ cao và đội ngũ nhân sự cao cấp. Điều này đòi hỏi hệ thống đào tạo nhân lực phải phát triển nhanh, tương xứng với nhu cầu của thị trường.
Theo các chuyên gia của Tập đoàn Navigos Group nhận định, xu hướng tăng lương với tốc độ cao sẽ tiếp tục diễn ra trong những năm tới và sẽ chỉ có thể giảm tốc một khi lỗ hổng về lực lượng lao động kỹ thuật cơ bản được lấp đầy thị trường trong nước.