Nên chọn đồ chơi cho trẻ như thế nào?
Ngày Tết thiếu nhi 1/6 đang đến gần, đây là dịp các bé được vui chơi và nhận những món quà ý nghĩa từ người thương yêu. Tuy nhiên, lựa chọn đồ chơi cho trẻ làm sao để an toàn, kích thích được trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo của các bé cũng là nỗi băn khoăn, lo lắng của nhiều bậc phụ huynh.
Đa dạng thị trường đồ chơi trẻ emThị trường đồ chơi trẻ em hiện nay phong phú với mẫu mã đa dạng, nhiều sản phẩm kết hợp công nghệ cao vừa giúp xây dựng trí sáng tạo vừa mang đến niềm vui cho trẻ mỗi khi thư giãn.Gần đến ngày Quốc tế thiếu nhi, tại các cửa hàng bản đồ chơi trên các phố Hàng Cân, Hàng Quạt, Lương Văn Can lúc nào cũng đông khách. Người ta bày bán nào là búp bê, thú bông, siêu nhân, các loại ô tô, đồ chơi xếp hình, Lego…, có giá từ vài chục ngàn đồng đến hàng trăm thậm chí cả triệu đồng. Nhiều bậc phụ huynh không tiếc tiền mua đồ chơi cho con tuy nhiên không tìm hiểu nguồn gốc sản phẩm cũng như tác hại và lợi ích của nhóm trò chơi.Đồ chơi được bày bán khắp nơi trong chợ, nhà sách, nhiều bậc cha mẹ kỳ vọng đến hiệu sách có thể mua cho con những đồ chơi mang tính giáo dục nhưng kết quả hoàn toàn ngược lại. Bởi vì thực trạng đồ chơi hiện nay rất ít sản phẩm mang tính giáo dục, theo phản ánh của các bậc phụ huynh. Nhiều người không thích các đồ chơi có xuất xứ Trung Quốc vì lo ngại sự an toàn.
Với trẻ em đồ chơi là món đồ không thể thiếu giúp các bé phát triển trí tò mò, óc tưởng tượng và nuôi dưỡng năng lực sáng tạo. Một khách hàng hàng trên phố Huế, Hà Nội chia sẻ, sau khi nhận thấy tác hại của của đồ chơi siêu nhân là khiến trẻ trở nên bạo lực vì chúng đã áp dụng ngoài đời thực, thì vì phụ huynh này muốn chuyển sang đồ chơi giáo dục. Nhưng mua được sản phẩm này không dễ vì chúng có giá cả khá cao không phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình. Nhiều bậc phụ huynh khác cho hay, không biết mua gì, vì đồ mình mua trẻ có thể không thích, còn nếu trẻ thích thì có thể là những đồ chơi chứa chất độc hại, không dám mua.Mua đồ chơi phù hợp với trẻTính cách của trẻ như thế nào, thụ động hay chủ động, phụ thuộc nhiều vào các món đồ mà trẻ chơi. Theo chuyên gia tư vấn Lê Thị Thanh Thủy, Đại học Quốc gia Hà Nội, trò chơi và đồ chơi giúp trẻ trên 4 lĩnh vực cơ bản: phát triển về thể chất, nhận thức và trí tuệ, phát triển về giao tiếp và cuối cùng phát triển về nhân cách. Khi chơi các em vận động cơ thể điều đó giúp phát triển về mặt thể chất, sức khỏe hoặc những vận động tinh tế sẽ giúp các em hình thành sự khéo léo. Các em khám phá thế giới trò chơi thường tưởng tượng và lý giải sự vật hiện tượng từ đó giúp phát triển về tư duy nhận thức và phát huy được trí tuệ sáng tạo của mình.
Mỗi lứa tuổi có đặc điểm riêng, cha mẹ cần lựa chọn đồ chơi phù hợp cho trẻ. Từ 0 – 1 tuổi: những đồ chơi giàu màu sắc, hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, hay những đồ chơi có sự chuyển động sẽ rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên giai đoạn này trẻ vẫn thích được giao tiếp với những người thân. Từ 1- 3 tuổi, nhu cầu tìm hiểu sự vật hiện tượng của trẻ rất cao, tranh, bộ ảnh, bộ xếp ghép được trẻ yêu thích, hay các trò xé dán, vẽ, nặn sẽ phù hợp với trẻ. Tuy nhiên có những trẻ thích chơi với những vật dụng như vặn ốc, các hộp giấy, đèn pin...Từ 1- 6 tuổi: giai đoạn này phát triển cao về độ sáng tạo, trí tưởng tưởng, do vậy trò đóng vai, các nhân vật rât được trẻ ưa thích.
Thông thường trẻ sẽ thích những đồ chơi theo ý mình, con gái thì thích thú nhồi bông, bộ nấu ăn, con trai thích bộ xếp hình, ô tô. Tuy nhiên không phải trẻ nào cũng ngoan ngoãn chấp nhận đồ chơi đó, gặp tình huống như vậy các bậc phụ huynh cần: Thứ nhất, chúng ta không nên áp đặt bởi yếu tố giới trong việc lựa chọn đồ chơi cho trẻ em, mà cần để ý đến tính cách của con mình. Mỗi trẻ em là một cá thể riêng biệt và độc lập khác với mong muốn và suy nghĩ của bố mẹ nếu chúng ta cố tình mua đồ chơi mà con không thích chúng sẽ không chơi và nhanh chán thì nó sẽ không có ý nghĩa nhiều. Bạn nên mua những đồ chơi phù hợp với ý thích của con khi mà chúng không gây hại. Thứ hai, để tránh con mè nheo, trước khi đưa con đi chúng ta nên hỏi con mong muốn có đồ chơi như thế nào, làm như vậy, trẻ sẽ thấy được tôn trọng và chọn những món đồ phù hợp.
Nếu trẻ em đòi mua trò chơi siêu nhân, bạo lực thì điều này liên quan đến việc bố mẹ quản lý hành vi của con, vì khi trẻ đòi gì được nấy thì trẻ sẽ không biết được giới hạn. Hàng ngày, chúng ta giải thích cho con những đồ chơi như siêu nhân, súng, nguy hiểm thì chắc chắn con sẽ ít đòi hơn. Trong trường hợp con vẫn muốn mua thì chúng ta mua với điều kiện thỏa thuận, ví dụ: bố mẹ sẽ mua cho con đồ chơi này nhưng chúng ta sẽ cất vào một chỗ và mình sẽ cũng chơi với nhau, trong lúc chơi sẽ định hướng tích cực cho con.