Nền kinh tế phải trả lãi ngân hàng bao nhiêu?
Thứ trưởng Bộ Tài chính công bố con số thực nền kinh tế đã trả lãi ngân hàng các năm gần đây
480 ngàn tỷ trả lãi ngân hàng trong năm 2012 là con số được Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn công bố tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế ngày 26/4.
"Mỗi năm nền kinh tế phải trả lãi bao nhiêu là câu hỏi đại biểu Trần Du Lịch, thành viên của Ủy ban có đề nghị Bộ Tài chính trả lời, sau khi tranh luận trên báo chí", ông Tuấn nêu lý do.
Ông Tuấn không nêu con số cụ thể tại cuộc tranh luận này, song theo thông tin được đăng tải ở một số tờ báo từ giữa tháng ba năm nay, qua tính toán của TS.Trần Du Lịch, mỗi năm nền kinh tế phải trả lãi cho ngân hàng 20 tỷ USD. Tuy nhiên, một số chuyên gia ngân hàng lại đưa ra con số khác thấp hơn.
Và, để trả lời câu hỏi này, người của Bộ Tài chính đã tiếp cận 66 ngân hàng thương mại lấy từng con số ngồi cộng lại.
Theo đó thì số phải trả từ khu vực doanh nghiệp của năm 2010 là 202 ngàn tỷ, đến 2011 phải trả 401 nghìn tỷ, còn năm 2012 vừa cộng xong kết quả thì khoảng 480 ngàn tỷ, ông Tuấn cho biết.
Cứ lấy dư nợ khoảng 3 triệu tỷ đồng lãi suất khoảng 13% là ra số phải trả, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Mai Xuân Hùng bình luận.
"Chúng tôi cứ tiếp cận lấy số từng cái ngồi cộng, rồi trừ số các ngân hàng cho vay lẫn nhau trong hệ thống ra, để được các con số đó, trả lời anh Lịch xem các doanh nghiệp đang trả lãi bao nhiêu", ông Tuấn trả lời.
Vẫn liên quan đến băn khoăn về con số thực của nợ xấu và giảm nợ xấu của Phó chủ nhiệm Mai Xuân Hùng tại phiên họp này, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn nói cũng mừng là “việc giảm nợ xấu tôi xác nhận là đúng, vì có số mà. Hai năm nay mỗi năm xử lý từ 60 - 63 nghìn tỷ tính vào chi phí”.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Tuấn nhấn mạnh, “nhưng cái quan trọng là 60 - 63 ngàn tỷ đó ai phải chịu, chia cho ai, có phải chia cho người gây ra nợ xấu hay chia vào các doanh nghiệp đang kinh doanh bình thường”.
"Giả sử là 300 nghìn tỷ nợ xấu được xử lý xong thì bao nhiêu do bán tài sàn, bao nhiêu tính vào chi phí và chi phí của họ rải đều vào các doanh nghiệp, mỗi năm 60 - 63 nghìn tỷ", ông Tuấn băn khoăn.
"Với góc độ người làm tài chính nhìn vào đó thì vừa mừng vừa lo", Thứ trưởng Tuấn bày tỏ.
"Mỗi năm nền kinh tế phải trả lãi bao nhiêu là câu hỏi đại biểu Trần Du Lịch, thành viên của Ủy ban có đề nghị Bộ Tài chính trả lời, sau khi tranh luận trên báo chí", ông Tuấn nêu lý do.
Ông Tuấn không nêu con số cụ thể tại cuộc tranh luận này, song theo thông tin được đăng tải ở một số tờ báo từ giữa tháng ba năm nay, qua tính toán của TS.Trần Du Lịch, mỗi năm nền kinh tế phải trả lãi cho ngân hàng 20 tỷ USD. Tuy nhiên, một số chuyên gia ngân hàng lại đưa ra con số khác thấp hơn.
Và, để trả lời câu hỏi này, người của Bộ Tài chính đã tiếp cận 66 ngân hàng thương mại lấy từng con số ngồi cộng lại.
Theo đó thì số phải trả từ khu vực doanh nghiệp của năm 2010 là 202 ngàn tỷ, đến 2011 phải trả 401 nghìn tỷ, còn năm 2012 vừa cộng xong kết quả thì khoảng 480 ngàn tỷ, ông Tuấn cho biết.
Cứ lấy dư nợ khoảng 3 triệu tỷ đồng lãi suất khoảng 13% là ra số phải trả, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Mai Xuân Hùng bình luận.
"Chúng tôi cứ tiếp cận lấy số từng cái ngồi cộng, rồi trừ số các ngân hàng cho vay lẫn nhau trong hệ thống ra, để được các con số đó, trả lời anh Lịch xem các doanh nghiệp đang trả lãi bao nhiêu", ông Tuấn trả lời.
Vẫn liên quan đến băn khoăn về con số thực của nợ xấu và giảm nợ xấu của Phó chủ nhiệm Mai Xuân Hùng tại phiên họp này, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn nói cũng mừng là “việc giảm nợ xấu tôi xác nhận là đúng, vì có số mà. Hai năm nay mỗi năm xử lý từ 60 - 63 nghìn tỷ tính vào chi phí”.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Tuấn nhấn mạnh, “nhưng cái quan trọng là 60 - 63 ngàn tỷ đó ai phải chịu, chia cho ai, có phải chia cho người gây ra nợ xấu hay chia vào các doanh nghiệp đang kinh doanh bình thường”.
"Giả sử là 300 nghìn tỷ nợ xấu được xử lý xong thì bao nhiêu do bán tài sàn, bao nhiêu tính vào chi phí và chi phí của họ rải đều vào các doanh nghiệp, mỗi năm 60 - 63 nghìn tỷ", ông Tuấn băn khoăn.
"Với góc độ người làm tài chính nhìn vào đó thì vừa mừng vừa lo", Thứ trưởng Tuấn bày tỏ.