Nền kinh tế thực bị sụt giảm
Có một cảnh báo rất quan trọng từ tháng khởi đầu của năm 2009 là giá trị sản xuất công nghiệp bị sụt giảm
Có một cảnh báo rất quan trọng từ tháng khởi đầu của năm 2009 là giá trị sản xuất công nghiệp bị sụt giảm.
Sự sụt giảm giá trị sản xuất của công nghiệp diễn ra trên cả hai mặt. Về thời gian, đã giảm cả so với tháng trước (tháng 12/2008), giảm cả so với cùng kỳ năm trước (tháng 1/2008), trong đó giảm so với trước nhiều hơn so với tháng cùng kỳ năm trước. Điều đó phản ánh xu hướng giảm xuống của công nghiệp là rõ ràng và khá sâu.
Về không gian, đã giảm ở cả 3 khu vực, ở một số địa bàn, ở một số sản phẩm chủ yếu.
Khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm mạnh nhất, trong đó doanh nghiệp địa phương còn giảm mạnh hơn doanh nghiệp trung ương (so với cùng kỳ năm trước, doanh nghiệp địa phương giảm 11,4%, doanh nghiệp trung ương giảm 7,7%).
Khu vực ngoài nhà nước sụt giảm ít hơn cả, một phần do khu vực này vốn hướng vào thị trường trong nước, một phần do số lượng cơ sở tăng thêm trong thời gian qua làm tăng năng lực sản xuất.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng bị sụt giảm, nếu không tính dầu mỏ và khí đốt tăng lên (so với tháng trước tăng 8,2%, so với cùng kỳ năm trước tăng 14,6%), thì các ngành khác của khu vực này còn giảm mạnh hơn so với mức giảm chung của toàn ngành (các ngành khác của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài so với tháng trước giảm 11%, so với cùng kỳ năm trước giảm 4,8%), thậm chí còn giảm mạnh hơn cả khu vực kinh tế trong nước.
Theo địa bàn, bên cạnh một số địa bàn tăng khá như Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Hải Phòng, Thanh Hóa, một số địa phương tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước như Đồng Nai, Tp.HCM, Cần Thơ, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương.
Bên cạnh một số sản phẩm chủ yếu tiếp tục tăng như dầu thô, biến thế điện, điện, nước máy, xi măng, máy điều hòa, có một số sản phẩm chủ yếu khác tăng thấp thậm chí giảm như dầu thực vật, xe máy, xe chở khách, xe tải, than...
Nguyên nhân?
Có nhiều nguyên nhân làm cho sản xuất công nghiệp bị sụt giảm. Có nguyên nhân do các đơn vị sản xuất kinh doanh nghỉ Tết Nguyên đán, nên số ngày sản xuất ít hơn cùng kỳ năm trước. Có nguyên nhân quan trọng là do khâu tiêu thụ gặp khó khăn.
Xuất khẩu hàng hóa giảm mạnh về tổng kim ngạch (giảm 24,2%), trong đó một số mặt hàng chủ yếu giảm mạnh như than đá, dệt may, giày dép, điện tử máy tính, dây điện và cáp điện, sản phẩm nhựa, xe đạp và phụ tùng.
Xuất khẩu gặp khó khăn, thông thường các doanh nghiệp sẽ quay lại thị trường nội địa, nhưng ngay trong tháng Tết mà tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng sau khi loại trừ tác động của yếu tố giá cũng chỉ tăng 8,2%, thấp hơn tốc độ tăng 11,7% của cùng kỳ năm trước. Điều đó chứng tỏ người tiêu dùng tiếp tục “buộc bụng”.
Những cảnh báo
Sự sụt giảm của công nghiệp trong tháng khởi đầu năm 2009 trở thành cảnh báo rất quan trọng xét trên nhiều mặt.
Thứ nhất, giá trị sản xuất công nghiệp đã tăng trưởng cao hai chữ số, tăng trưởng liên tục, tăng trong thời gian dài (18 năm). Sự sụt giảm ngay trong tháng khởi đầu có thể là tín hiệu tăng thấp, thậm chí là sự sụt giảm của công nghiệp.
Thứ hai, công nghiệp tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, trở thành động lực, đầu tàu của toàn bộ nền kinh tế, nếu bị sụt giảm sẽ kéo tốc độ tăng chung xuống theo.
Thứ ba, công nghiệp là nền kinh tế thực, nay đã trực tiếp bị tác động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tiếp theo sẽ tác động đến lao động việc làm, đến an sinh xã hội và vẫn tiếp tục tác động đến chứng khoán, bất động sản, thu chi ngân sách, tỷ giá, cán cân thanh toán.
Thứ tư, vấn đề lớn nhất của công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung hiện nay là tiêu thụ, nên tác động vào tiêu thụ sẽ là mấu chốt để ngăn chặn suy giảm kinh tế. Kích cầu đầu tư và tiêu dùng cũng nhằm trước hết là tiêu thụ sản phẩm để giảm tồn kho, mới thúc đẩy sản xuất trở lại và mở rộng.
Sự sụt giảm giá trị sản xuất của công nghiệp diễn ra trên cả hai mặt. Về thời gian, đã giảm cả so với tháng trước (tháng 12/2008), giảm cả so với cùng kỳ năm trước (tháng 1/2008), trong đó giảm so với trước nhiều hơn so với tháng cùng kỳ năm trước. Điều đó phản ánh xu hướng giảm xuống của công nghiệp là rõ ràng và khá sâu.
Về không gian, đã giảm ở cả 3 khu vực, ở một số địa bàn, ở một số sản phẩm chủ yếu.
Khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm mạnh nhất, trong đó doanh nghiệp địa phương còn giảm mạnh hơn doanh nghiệp trung ương (so với cùng kỳ năm trước, doanh nghiệp địa phương giảm 11,4%, doanh nghiệp trung ương giảm 7,7%).
Khu vực ngoài nhà nước sụt giảm ít hơn cả, một phần do khu vực này vốn hướng vào thị trường trong nước, một phần do số lượng cơ sở tăng thêm trong thời gian qua làm tăng năng lực sản xuất.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng bị sụt giảm, nếu không tính dầu mỏ và khí đốt tăng lên (so với tháng trước tăng 8,2%, so với cùng kỳ năm trước tăng 14,6%), thì các ngành khác của khu vực này còn giảm mạnh hơn so với mức giảm chung của toàn ngành (các ngành khác của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài so với tháng trước giảm 11%, so với cùng kỳ năm trước giảm 4,8%), thậm chí còn giảm mạnh hơn cả khu vực kinh tế trong nước.
Theo địa bàn, bên cạnh một số địa bàn tăng khá như Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Hải Phòng, Thanh Hóa, một số địa phương tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước như Đồng Nai, Tp.HCM, Cần Thơ, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương.
Bên cạnh một số sản phẩm chủ yếu tiếp tục tăng như dầu thô, biến thế điện, điện, nước máy, xi măng, máy điều hòa, có một số sản phẩm chủ yếu khác tăng thấp thậm chí giảm như dầu thực vật, xe máy, xe chở khách, xe tải, than...
Nguyên nhân?
Có nhiều nguyên nhân làm cho sản xuất công nghiệp bị sụt giảm. Có nguyên nhân do các đơn vị sản xuất kinh doanh nghỉ Tết Nguyên đán, nên số ngày sản xuất ít hơn cùng kỳ năm trước. Có nguyên nhân quan trọng là do khâu tiêu thụ gặp khó khăn.
Xuất khẩu hàng hóa giảm mạnh về tổng kim ngạch (giảm 24,2%), trong đó một số mặt hàng chủ yếu giảm mạnh như than đá, dệt may, giày dép, điện tử máy tính, dây điện và cáp điện, sản phẩm nhựa, xe đạp và phụ tùng.
Xuất khẩu gặp khó khăn, thông thường các doanh nghiệp sẽ quay lại thị trường nội địa, nhưng ngay trong tháng Tết mà tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng sau khi loại trừ tác động của yếu tố giá cũng chỉ tăng 8,2%, thấp hơn tốc độ tăng 11,7% của cùng kỳ năm trước. Điều đó chứng tỏ người tiêu dùng tiếp tục “buộc bụng”.
Sự sụt giảm của công nghiệp trong tháng khởi đầu năm 2009 trở thành cảnh báo rất quan trọng xét trên nhiều mặt.
Thứ nhất, giá trị sản xuất công nghiệp đã tăng trưởng cao hai chữ số, tăng trưởng liên tục, tăng trong thời gian dài (18 năm). Sự sụt giảm ngay trong tháng khởi đầu có thể là tín hiệu tăng thấp, thậm chí là sự sụt giảm của công nghiệp.
Thứ hai, công nghiệp tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, trở thành động lực, đầu tàu của toàn bộ nền kinh tế, nếu bị sụt giảm sẽ kéo tốc độ tăng chung xuống theo.
Thứ ba, công nghiệp là nền kinh tế thực, nay đã trực tiếp bị tác động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tiếp theo sẽ tác động đến lao động việc làm, đến an sinh xã hội và vẫn tiếp tục tác động đến chứng khoán, bất động sản, thu chi ngân sách, tỷ giá, cán cân thanh toán.
Thứ tư, vấn đề lớn nhất của công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung hiện nay là tiêu thụ, nên tác động vào tiêu thụ sẽ là mấu chốt để ngăn chặn suy giảm kinh tế. Kích cầu đầu tư và tiêu dùng cũng nhằm trước hết là tiêu thụ sản phẩm để giảm tồn kho, mới thúc đẩy sản xuất trở lại và mở rộng.