Nga bị tố công bố ảnh giả về vụ MH17
Ngay sau khi được phát sóng trên truyền hình nhà nước Nga, những bức ảnh nói trên đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ
Cách đây ít hôm, truyền hình nhà nước Nga công bố một loạt hình ảnh làm bằng chứng cho giả thiết của Moscow rằng chuyến bay MH17 của hãng Malaysia Airlines đã bị chiến đấu cơ của Ukraine bắn hạ. Tuy nhiên, các bức ảnh này đã ngay lập tức bị tố là giả mạo.
Theo hãng tin Reuters, các bức ảnh nói trên - được truyền hình Nga nói là do một vệ tinh phương Tây chụp - có vẻ như cho thấy một máy bay chiến đấu đang bắn tên lửa vào một máy bay chở khách trên bầu trời miền Đông Ukraine. Nơi chụp bức ảnh được cho là nơi chuyến bay MH17 đã rơi khiến toàn bộ 298 người trên máy bay thiệt mạng.
Moscow từ lâu luôn cho rằng, MH17 đã bị một chiến đấu cơ của Ukraine bắn hạ. Trong khi đó, giới chức phương Tây nói có bằng chứng cho thấy chuyến bay xấu số bị bắn rơi bởi quân nổi dậy ở miền Đông Ukraine bằng một tên lửa đất đối không do Nga sản xuất.
Các bức ảnh nói trên được phát trong chương trình tin tức “Odnako” của kênh Channel One vào tối thứ Sáu tuần trước. Truyền hình nhà nước Nga nói, các bức ảnh này được gửi tới một chuyên gia người Nga từ một người đàn ông có tên George Bilt, người tự giới thiệu là từng tốt nghiệp Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ.
“Chúng tôi đang có trong tay những bức ảnh nhạy cảm được cho là được chụp từ vệ tinh do thám của nước ngoài vào những giây phút cuối cùng của chiếc máy bay Boeing của Malaysia trên bầu trời Ukraine”, người dẫn chương trình Dmitry Borisov của Channel One nói trước khi những hình ảnh trên được công bố. “Các bức ảnh là bằng chứng cho những gì mà phương Tây không muốn nhắc đến”.
Ngay sau khi được phát sóng trên truyền hình nhà nước Nga, những bức ảnh nói trên đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ.
Nhà bình luận Andrei Menshenin thuộc đài truyền thanh độc lập Ekho Moskvy của Nga, gọi bản tin của Channel One là “sự nhạy cảm giả tạo”. Ông Menshenin cũng chỉ ra rằng, góc ảnh của vụ tấn công trong các bức ảnh được phát không đúng với vị trí xảy ra vụ rơi chuyến bay MH17.
Bellingcat, một trang web báo chí điều tra của Anh, miêu tả những bức ảnh được Channel One phát đi là “sự giả mạo thô lỗ”. Theo trang này, có nhiều điểm không nhất quán giữa các bức ảnh với thực tế, trong đó có những dấu hiệu cho thấy các bức ảnh này được lấy một phần từ chương trình chụp ảnh Trái đất Google Earth từ năm 2012.
Bên cạnh đó, chiếc máy bay “MH17” trong ảnh không phải là chiếc Boeing 777 mà là một chiếc Boeing 767. Logo của Malaysia Airlines trên máy bay trong ảnh nằm sai vị trí. Thậm chí, nếu dùng từ khóa “Boeng top view” để tra trên mạng tìm kiếm Google, có thể tìm thấy ngay một bức hình giống hệt chiếc Boeing trong bức ảnh do đài Nga công bố.
Tờ báo Guardian của Anh dẫn lời kỹ sư Nga Mark Solonin đánh giá, trong bức ảnh được đài Nga phát đi, máy bay có kích thước lớn bất thường nếu so với cánh đồng trên mặt đất. Ông Solonin kết luận rằng đã hình máy bay đã được ghép vào bức ảnh vệ tinh.
Phản ứng trước những hình ảnh mà truyền hình nhà nước Nga phát đi, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố đây là một động thái tuyên truyền sai sự thật của Nga “nhằm che giấu sự thật và trốn tránh trách nhiệm đối với thảm họa MH17”.
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop mô tả bức ảnh “là hàng giả, được dàn dựng”. “Ảnh máy bay rõ ràng được tải từ Google. Đây lại là một trò mới của Nga nhằm đổ lỗi cho Ukraine về vấn đề mà theo chúng tôi là rõ ràng có liên quan đến Nga”, bà Bishop cáo buộc.
Nhiều ý kiến cho rằng, không loại trừ khả năng đài truyền hình Nga công bố hình giả mạo này nhằm giảm bớt sức ép lên Tổng thống Nga Vladimir Putin tại hội nghị G20 ở Brisbane, Australia. Khi tới thượng đỉnh G20 lần này, ông Putin đã bị các nhà lãnh đạo phương Tây đối xử lạnh nhạt và ông đã quyết định ra về trước khi hội nghị chính thức kết thúc.
Hồi tháng 7 năm nay, trong một cuộc khảo sát do trung tâm độc lập Levada của Nga nghiên cứu cho thấy, chỉ 1/3 người Nga tin rằng MH17 bị bắn hạ bởi quân ly khia ở miền Đông Ukraine. 82% số người được hỏi cho rằng, chuyến bay đã bị lực lượng vũ trang của Ukraine bắn rơi.
Theo hãng tin Reuters, các bức ảnh nói trên - được truyền hình Nga nói là do một vệ tinh phương Tây chụp - có vẻ như cho thấy một máy bay chiến đấu đang bắn tên lửa vào một máy bay chở khách trên bầu trời miền Đông Ukraine. Nơi chụp bức ảnh được cho là nơi chuyến bay MH17 đã rơi khiến toàn bộ 298 người trên máy bay thiệt mạng.
Moscow từ lâu luôn cho rằng, MH17 đã bị một chiến đấu cơ của Ukraine bắn hạ. Trong khi đó, giới chức phương Tây nói có bằng chứng cho thấy chuyến bay xấu số bị bắn rơi bởi quân nổi dậy ở miền Đông Ukraine bằng một tên lửa đất đối không do Nga sản xuất.
Các bức ảnh nói trên được phát trong chương trình tin tức “Odnako” của kênh Channel One vào tối thứ Sáu tuần trước. Truyền hình nhà nước Nga nói, các bức ảnh này được gửi tới một chuyên gia người Nga từ một người đàn ông có tên George Bilt, người tự giới thiệu là từng tốt nghiệp Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ.
“Chúng tôi đang có trong tay những bức ảnh nhạy cảm được cho là được chụp từ vệ tinh do thám của nước ngoài vào những giây phút cuối cùng của chiếc máy bay Boeing của Malaysia trên bầu trời Ukraine”, người dẫn chương trình Dmitry Borisov của Channel One nói trước khi những hình ảnh trên được công bố. “Các bức ảnh là bằng chứng cho những gì mà phương Tây không muốn nhắc đến”.
Ngay sau khi được phát sóng trên truyền hình nhà nước Nga, những bức ảnh nói trên đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ.
Nhà bình luận Andrei Menshenin thuộc đài truyền thanh độc lập Ekho Moskvy của Nga, gọi bản tin của Channel One là “sự nhạy cảm giả tạo”. Ông Menshenin cũng chỉ ra rằng, góc ảnh của vụ tấn công trong các bức ảnh được phát không đúng với vị trí xảy ra vụ rơi chuyến bay MH17.
Bellingcat, một trang web báo chí điều tra của Anh, miêu tả những bức ảnh được Channel One phát đi là “sự giả mạo thô lỗ”. Theo trang này, có nhiều điểm không nhất quán giữa các bức ảnh với thực tế, trong đó có những dấu hiệu cho thấy các bức ảnh này được lấy một phần từ chương trình chụp ảnh Trái đất Google Earth từ năm 2012.
Bên cạnh đó, chiếc máy bay “MH17” trong ảnh không phải là chiếc Boeing 777 mà là một chiếc Boeing 767. Logo của Malaysia Airlines trên máy bay trong ảnh nằm sai vị trí. Thậm chí, nếu dùng từ khóa “Boeng top view” để tra trên mạng tìm kiếm Google, có thể tìm thấy ngay một bức hình giống hệt chiếc Boeing trong bức ảnh do đài Nga công bố.
Tờ báo Guardian của Anh dẫn lời kỹ sư Nga Mark Solonin đánh giá, trong bức ảnh được đài Nga phát đi, máy bay có kích thước lớn bất thường nếu so với cánh đồng trên mặt đất. Ông Solonin kết luận rằng đã hình máy bay đã được ghép vào bức ảnh vệ tinh.
Phản ứng trước những hình ảnh mà truyền hình nhà nước Nga phát đi, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố đây là một động thái tuyên truyền sai sự thật của Nga “nhằm che giấu sự thật và trốn tránh trách nhiệm đối với thảm họa MH17”.
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop mô tả bức ảnh “là hàng giả, được dàn dựng”. “Ảnh máy bay rõ ràng được tải từ Google. Đây lại là một trò mới của Nga nhằm đổ lỗi cho Ukraine về vấn đề mà theo chúng tôi là rõ ràng có liên quan đến Nga”, bà Bishop cáo buộc.
Nhiều ý kiến cho rằng, không loại trừ khả năng đài truyền hình Nga công bố hình giả mạo này nhằm giảm bớt sức ép lên Tổng thống Nga Vladimir Putin tại hội nghị G20 ở Brisbane, Australia. Khi tới thượng đỉnh G20 lần này, ông Putin đã bị các nhà lãnh đạo phương Tây đối xử lạnh nhạt và ông đã quyết định ra về trước khi hội nghị chính thức kết thúc.
Hồi tháng 7 năm nay, trong một cuộc khảo sát do trung tâm độc lập Levada của Nga nghiên cứu cho thấy, chỉ 1/3 người Nga tin rằng MH17 bị bắn hạ bởi quân ly khia ở miền Đông Ukraine. 82% số người được hỏi cho rằng, chuyến bay đã bị lực lượng vũ trang của Ukraine bắn rơi.