Khủng hoảng Ukraine “đốt nóng” thượng đỉnh G20
Cuộc họp thượng đỉnh G20 lần này diễn ra trong bối cảnh Kiev và phương Tây cáo buộc Nga đưa quân vào miền Đông Ukraine
Theo hãng tin Reuters, khi các nhà lãnh đạo nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) nhóm họp ở Brisbane, Australia vào cuối tuần này, vấn đề Ukraine sẽ là chủ đề quan trọng nhất được bàn thảo.
Cuộc họp thượng đỉnh G20 lần này diễn ra trong bối cảnh Kiev và phương Tây cáo buộc Nga đưa quân vào miền Đông Ukraine nhằm tiếp viện cho lực lượng nổi dậy ở đây. Cuộc họp sẽ bắt đầu vào ngày mai (15/11) và kết thúc vào ngày 16/11.
Đến nay, Nga phủ nhận tất cả các cáo buộc cho rằng nước này đứng đằng sau quân ly khai ở miền Đông Ukraine. Tuy vậy, Mỹ đã cảnh báo phương Tây có thể gia tăng các đòn trừng phạt lên Nga nếu Moscow đẩy cuộc khủng hoảng leo thang.
Kinh tế là một trong những trọng tâm của cuộc gặp G20 lần này, trong đó các nhà lãnh đạo muốn bàn các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu, cải thiện hệ thống ngân hàng, và tấn công mạnh hơn vào hoạt động trốn thuế của các tập đoàn đa quốc gia.
Tuy nhiên, do các nhà lãnh đạo đã đạt được nhiều sự đồng thuận trong các vấn đề kinh tế tại hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) hồi tuần trước ở Bắc Kinh, nên ở thượng đỉnh G20, các mối lo an ninh được dự báo sẽ là chủ đề quan trọng nhất.
Theo cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes, cuộc khủng hoảng ở Ukraine không phải là trọng tâm ở thượng đỉnh APEC vừa qua, cho dù Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đề cập vấn đề này với người đồng cấp Nga Vladimir Putin.
Theo dự kiến, khi đến Brisbane, ông Obama sẽ thảo luận vấn đề Ukraine với lãnh đạo các quốc gia đồng minh chủ chốt gồm Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Francois Hollande, và Thủ tướng Anh David Cameron.
“Tất cả các nhà lãnh đạo đều muốn gửi một thông điệp chung tới Nga và Ukraine. Đây sẽ là một cơ hội để họ làm điều đó”, ông Rhodes nói với các nhà báo.
Bạo lực gia tăng, lệnh ngừng bắn bị vi phạm và thông tin về các đoàn xe chở binh lính không mang phù hiệu đi từ phía biên giới Nga về miền Đông Ukraine đã làm dấy lên những lo ngại về nguy cơ đổ vỡ của thỏa thuận ký kết ngày 5/9 ở Minsk, Belarus.
Ở Australia đã có một số lời kêu gọi không mời Tổng thống Putin tham dự thượng đỉnh G20 lần này. Tuy nhiên, sự đồng thuận chung là vẫn mời người đứng đầu điện Kremlin tham dự cuộc gặp.
Trong tuần này, Australia cho biết đã phát hiện thấy tàu chiến Nga đi vào lãnh hải của nước này. “Thật đáng tiếc là chúng ta đang chứng kiến sự hung hăng của Nga ở Ukraine. Nên điều này [việc chiến hạm Nga bị cho là xâm nhập lãnh hải Australia] không đáng ngạc nhiên cho lắm”, Thủ tướng Australia Tony Abbott phát biểu.
Ngoài vấn đề Ukraine, các nhà lãnh đạo G20 được dự báo cũng sẽ tập trung thảo luận về cuộc chiến chống lại lực lượng phiến quân tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS).
Trong số các vấn đề kinh tế, cuộc chiến chống lại hoạt động trốn thuế của các tập đoàn khổng lồ như Google, Apple hay Amazon dự kiến sẽ “nóng” tại thượng đỉnh G20 lần này. Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đến nay đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm ngăn các công ty chuyển lợi nhuận sang các “thiên đường thuế” nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Australia Joe Hockey cho biết nước này đã thuyết phục được Mỹ hợp tác để tiến hành một cuộc tấn công mạnh vào hoạt động trốn thuế của các công ty. “Tôi tin là Mỹ đã nhất trí tham gia cùng chúng tôi. Ban đầu họ tỏ ra thận trọng, nhưng rõ ràng bản thân Mỹ đang mất tiền thuế từ một số công ty lớn”, ông Hockey nói.
Cuộc họp thượng đỉnh G20 lần này diễn ra trong bối cảnh Kiev và phương Tây cáo buộc Nga đưa quân vào miền Đông Ukraine nhằm tiếp viện cho lực lượng nổi dậy ở đây. Cuộc họp sẽ bắt đầu vào ngày mai (15/11) và kết thúc vào ngày 16/11.
Đến nay, Nga phủ nhận tất cả các cáo buộc cho rằng nước này đứng đằng sau quân ly khai ở miền Đông Ukraine. Tuy vậy, Mỹ đã cảnh báo phương Tây có thể gia tăng các đòn trừng phạt lên Nga nếu Moscow đẩy cuộc khủng hoảng leo thang.
Kinh tế là một trong những trọng tâm của cuộc gặp G20 lần này, trong đó các nhà lãnh đạo muốn bàn các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu, cải thiện hệ thống ngân hàng, và tấn công mạnh hơn vào hoạt động trốn thuế của các tập đoàn đa quốc gia.
Tuy nhiên, do các nhà lãnh đạo đã đạt được nhiều sự đồng thuận trong các vấn đề kinh tế tại hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) hồi tuần trước ở Bắc Kinh, nên ở thượng đỉnh G20, các mối lo an ninh được dự báo sẽ là chủ đề quan trọng nhất.
Theo cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes, cuộc khủng hoảng ở Ukraine không phải là trọng tâm ở thượng đỉnh APEC vừa qua, cho dù Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đề cập vấn đề này với người đồng cấp Nga Vladimir Putin.
Theo dự kiến, khi đến Brisbane, ông Obama sẽ thảo luận vấn đề Ukraine với lãnh đạo các quốc gia đồng minh chủ chốt gồm Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Francois Hollande, và Thủ tướng Anh David Cameron.
“Tất cả các nhà lãnh đạo đều muốn gửi một thông điệp chung tới Nga và Ukraine. Đây sẽ là một cơ hội để họ làm điều đó”, ông Rhodes nói với các nhà báo.
Bạo lực gia tăng, lệnh ngừng bắn bị vi phạm và thông tin về các đoàn xe chở binh lính không mang phù hiệu đi từ phía biên giới Nga về miền Đông Ukraine đã làm dấy lên những lo ngại về nguy cơ đổ vỡ của thỏa thuận ký kết ngày 5/9 ở Minsk, Belarus.
Ở Australia đã có một số lời kêu gọi không mời Tổng thống Putin tham dự thượng đỉnh G20 lần này. Tuy nhiên, sự đồng thuận chung là vẫn mời người đứng đầu điện Kremlin tham dự cuộc gặp.
Trong tuần này, Australia cho biết đã phát hiện thấy tàu chiến Nga đi vào lãnh hải của nước này. “Thật đáng tiếc là chúng ta đang chứng kiến sự hung hăng của Nga ở Ukraine. Nên điều này [việc chiến hạm Nga bị cho là xâm nhập lãnh hải Australia] không đáng ngạc nhiên cho lắm”, Thủ tướng Australia Tony Abbott phát biểu.
Ngoài vấn đề Ukraine, các nhà lãnh đạo G20 được dự báo cũng sẽ tập trung thảo luận về cuộc chiến chống lại lực lượng phiến quân tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS).
Trong số các vấn đề kinh tế, cuộc chiến chống lại hoạt động trốn thuế của các tập đoàn khổng lồ như Google, Apple hay Amazon dự kiến sẽ “nóng” tại thượng đỉnh G20 lần này. Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đến nay đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm ngăn các công ty chuyển lợi nhuận sang các “thiên đường thuế” nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Australia Joe Hockey cho biết nước này đã thuyết phục được Mỹ hợp tác để tiến hành một cuộc tấn công mạnh vào hoạt động trốn thuế của các công ty. “Tôi tin là Mỹ đã nhất trí tham gia cùng chúng tôi. Ban đầu họ tỏ ra thận trọng, nhưng rõ ràng bản thân Mỹ đang mất tiền thuế từ một số công ty lớn”, ông Hockey nói.