Nga chính thức lên tiếng về biển Đông
Moscow đang theo sát tình hình biển Đông và "hy vọng tất cả các bên sẽ thể hiện sự kiềm chế"
Hôm 15/5, lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng về vụ việc Trung Quốc hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexandr Lukashevich nói rằng, Nga hy vọng hai nước Trung Quốc và Việt Nam sẽ khắc phục được những tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông thông qua đàm phán.
Ông Alexandr Lukashevich cho biết, Moscow đang theo sát tình hình biển Đông và "hy vọng tất cả các bên sẽ thể hiện sự kiềm chế" trước tình hình căng thẳng hiện nay.
Trước đó, hôm 14/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp cũng bày tỏ sự quan ngại khi bình luận về những diễn biến căng thẳng ở biển Đông sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
"Pháp quan ngại về những vụ đụng độ gần đây và những căng thẳng đang diễn ra tại biển Đông. Pháp kêu gọi các bên kiềm chế và giải quyết bất đồng bằng các biện pháp hòa bình và đối thoại", người phát ngôn này nói.
Trong khi đó, tại cuộc họp báo chiều 15/5 ở Hà Nội, ông Nguyễn Văn Trung, Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, số tàu của Trung Quốc bao quanh giàn khoan đã tăng lên 99 tàu.
99 tàu của Trung Quốc bao gồm: 38 tàu hải cảnh, 19 tàu phục vụ, 8 tàu kéo, 4 tàu chiến, 30 tàu cá vỏ sắt và các loại máy bay tuần thám vây quanh khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981.
Theo Phó cục trưởng Nguyễn Văn Trung, hiện Trung Quốc vẫn ở thế bị động do tập trung bảo vệ khu vực giàn khoan. Tính đến thời điểm hiện nay, bán kính bảo vệ của các tàu của Trung Quốc đã thu hẹp và chỉ kiểm soát được trong phạm vi 6,5 hải lý.
“Thế nhưng tàu Trung Quốc vẫn chia thành các tuyến bảo vệ khu vực giàn khoan đồng thời có những hành động ngăn cản và sẵn sàng va chạm khi tàu cá của ngư dân và tàu chấp pháp của Việt Nam tiếp cận giàn khoan Hải Dương-981” ông Nguyễn Văn Trung cho hay.
Phó cục trưởng Nguyễn Văn Trung nêu rõ, phía lực lượng của Trung Quốc vẫn tăng cường kèm sát, đâm va, cản phá và dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam khi tiếp cận giàn khoan và sử dụng máy bay quân sự để trinh sát, bay quanh khu vực tàu Việt Nam.
Mặt khác, các tàu Trung Quốc thường xuyên rú còi có công suất lớn nhằm lấn át khi lực lượng Việt Nam phát loa tuyên truyền quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981.
Mặc dù thế, tàu cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam vẫn tổ chức tiếp cận giàn khoan Hải Dương-981 để tuyên truyền khẳng định chủ quyền, đồng thời yêu cầu các tàu bảo vệ của Trung Quốc và giàn khoan rời khỏi vùng biển của Việt Nam.
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexandr Lukashevich nói rằng, Nga hy vọng hai nước Trung Quốc và Việt Nam sẽ khắc phục được những tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông thông qua đàm phán.
Ông Alexandr Lukashevich cho biết, Moscow đang theo sát tình hình biển Đông và "hy vọng tất cả các bên sẽ thể hiện sự kiềm chế" trước tình hình căng thẳng hiện nay.
Trước đó, hôm 14/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp cũng bày tỏ sự quan ngại khi bình luận về những diễn biến căng thẳng ở biển Đông sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
"Pháp quan ngại về những vụ đụng độ gần đây và những căng thẳng đang diễn ra tại biển Đông. Pháp kêu gọi các bên kiềm chế và giải quyết bất đồng bằng các biện pháp hòa bình và đối thoại", người phát ngôn này nói.
Trong khi đó, tại cuộc họp báo chiều 15/5 ở Hà Nội, ông Nguyễn Văn Trung, Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, số tàu của Trung Quốc bao quanh giàn khoan đã tăng lên 99 tàu.
99 tàu của Trung Quốc bao gồm: 38 tàu hải cảnh, 19 tàu phục vụ, 8 tàu kéo, 4 tàu chiến, 30 tàu cá vỏ sắt và các loại máy bay tuần thám vây quanh khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981.
Theo Phó cục trưởng Nguyễn Văn Trung, hiện Trung Quốc vẫn ở thế bị động do tập trung bảo vệ khu vực giàn khoan. Tính đến thời điểm hiện nay, bán kính bảo vệ của các tàu của Trung Quốc đã thu hẹp và chỉ kiểm soát được trong phạm vi 6,5 hải lý.
“Thế nhưng tàu Trung Quốc vẫn chia thành các tuyến bảo vệ khu vực giàn khoan đồng thời có những hành động ngăn cản và sẵn sàng va chạm khi tàu cá của ngư dân và tàu chấp pháp của Việt Nam tiếp cận giàn khoan Hải Dương-981” ông Nguyễn Văn Trung cho hay.
Phó cục trưởng Nguyễn Văn Trung nêu rõ, phía lực lượng của Trung Quốc vẫn tăng cường kèm sát, đâm va, cản phá và dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam khi tiếp cận giàn khoan và sử dụng máy bay quân sự để trinh sát, bay quanh khu vực tàu Việt Nam.
Mặt khác, các tàu Trung Quốc thường xuyên rú còi có công suất lớn nhằm lấn át khi lực lượng Việt Nam phát loa tuyên truyền quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981.
Mặc dù thế, tàu cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam vẫn tổ chức tiếp cận giàn khoan Hải Dương-981 để tuyên truyền khẳng định chủ quyền, đồng thời yêu cầu các tàu bảo vệ của Trung Quốc và giàn khoan rời khỏi vùng biển của Việt Nam.