Nga “phản pháo” sau khi bị Nhật siết trừng phạt
Nhật đang muốn tiến gần hơn tới EU và Mỹ trong cấp độ trừng phạt Nga
Nhật Bản hôm qua (24/9) công bố một đợt trừng phạt mới nhằm vào Nga liên quan tới việc Moscow sáp nhập Crimea và cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine. Moscow ngay lập tức nói rằng, động thái này sẽ gây tổn hại tới quan hệ song phương.
Theo tờ Wall Street Journal, các biện pháp trừng phạt mới bao gồm cấm bán vũ khí của Nhật cho Nga, đồng thời không cho phép các ngân hàng Nga huy động vốn tại thị trường Nhật Bản. “Chúng tôi đã cân nhắc các biện pháp trừng phạt này vì chúng tôi nhấn mạnh quan hệ với nhóm G-7”, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga phát biểu trước báo giới.
Trong đợt trừng phạt đầu tiên nhằm vào Nga, Nhật Bản mới chỉ trừng phạt các cá nhân có liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine, và các biện pháp này được đánh giá là “nhẹ tay” hơn các đòn trừng phạt của Liên minh Châu Âu (EU) và Mỹ vì Tokyo vẫn muốn để ngỏ cánh cửa ngoại giao với Moscow.
Tuy nhiên, đợt trừng phạt mới cho thấy, Nhật đang muốn tiến gần hơn tới EU và Mỹ trong cấp độ trừng phạt Nga.
“Lệnh trừng phạt mới sẽ không có nhiều ảnh hưởng tới Nga, nhưng cho thấy Nhật Bản muốn tăng cường đoàn kết với đồng minh”, nhà nghiên cứu cấp cao Masafumi Kaneko thuộc viện nghiên cứu PHP Institute ở Tokyo nhận định.
“Chúng tôi xem động thái kém thân thiện này của Tokyo là một bằng chứng cho thấy những khó khăn của Nhật trong việc theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập”, Bộ Ngoại giao Nga nói trong một tuyên bố. “Bằng cách trừng phạt dưới sức ép từ bên ngoài, Tokyo đang gây tổn hại đối với lập trường địa chính trị của họ và đang gửi đi một thông điệp sai lầm tới cộng đồng doanh nghiệp Nhật”.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga cũng nói rằng, quan hệ song phương sẽ không thể tiến triển chừng nào các lệnh trừng phạt chưa được dỡ bỏ.
Theo dự kiến, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có chuyến thăm Nhật vào mùa thu này. Tuy nhiên, chuyến thăm đã bị hoãn do căng thẳng xung quanh cuộc khủng hoảng Ukraine. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vẫn hy vọng sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Bắc Kinh vào tháng 11 tới.
Kể từ khi nhậm chức vào cuối năm 2012, Thủ tướng Abe đã có 5 lần gặp Tổng thống Putin. Ông Abe nói với đài truyền hình quốc gia Nhật NHK rằng, đầu tuần này, ông Putin đã gọi điện cho ông để chúc mừng sinh nhật lần thứ 60 của ông.
Lệnh trừng phạt mới của Nhật được đưa ra sau khi một quan chức cấp cao của Nga ngày 24/9 tới thăm một trong những hòn đảo do Nga kiểm soát nhưng Nhật tuyên bố chủ quyền. Ông Sergei Ivanov, Chánh Văn phòng Tổng thống Nga, đồng thời là một trợ lý thân cận của ông Putin, đã tới thị sát một sân bay mới mở cửa hồi đầu tuần trên đảo Iturup mà phía Nhật gọi là đảo Etorofu. Chuyến thăm đảo này ngay lập tức đã vấp phải sự phản đối của Nhật.
“Đây là một việc vô cùng đáng tiếng”, Chánh văn phòng Nội các Nhật Suga nói.
Bất chấp tranh chấp lãnh thổ còn tồn tại, Nhật vẫn muốn tăng cường quan hệ với Nga. Trong mấy năm gần đây, Nga nổi lên thành một nhà cung cấp năng lượng lớn cho Nhật. Hiện Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn thứ tư và là nguồn cung cấp dầu thô lớn thứ năm cho Nhật. Tokyo lo ngại rằng, lệnh trừng phạt kéo dài có thể ảnh hưởng xấu tới khả năng xuất khẩu năng lượng của Nga vì các công ty Nga sẽ gặp khó khăn trong việc vay vốn ở nước ngoài để đầu tư cho các dự án dầu khí.
Theo tờ Wall Street Journal, các biện pháp trừng phạt mới bao gồm cấm bán vũ khí của Nhật cho Nga, đồng thời không cho phép các ngân hàng Nga huy động vốn tại thị trường Nhật Bản. “Chúng tôi đã cân nhắc các biện pháp trừng phạt này vì chúng tôi nhấn mạnh quan hệ với nhóm G-7”, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga phát biểu trước báo giới.
Trong đợt trừng phạt đầu tiên nhằm vào Nga, Nhật Bản mới chỉ trừng phạt các cá nhân có liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine, và các biện pháp này được đánh giá là “nhẹ tay” hơn các đòn trừng phạt của Liên minh Châu Âu (EU) và Mỹ vì Tokyo vẫn muốn để ngỏ cánh cửa ngoại giao với Moscow.
Tuy nhiên, đợt trừng phạt mới cho thấy, Nhật đang muốn tiến gần hơn tới EU và Mỹ trong cấp độ trừng phạt Nga.
“Lệnh trừng phạt mới sẽ không có nhiều ảnh hưởng tới Nga, nhưng cho thấy Nhật Bản muốn tăng cường đoàn kết với đồng minh”, nhà nghiên cứu cấp cao Masafumi Kaneko thuộc viện nghiên cứu PHP Institute ở Tokyo nhận định.
“Chúng tôi xem động thái kém thân thiện này của Tokyo là một bằng chứng cho thấy những khó khăn của Nhật trong việc theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập”, Bộ Ngoại giao Nga nói trong một tuyên bố. “Bằng cách trừng phạt dưới sức ép từ bên ngoài, Tokyo đang gây tổn hại đối với lập trường địa chính trị của họ và đang gửi đi một thông điệp sai lầm tới cộng đồng doanh nghiệp Nhật”.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga cũng nói rằng, quan hệ song phương sẽ không thể tiến triển chừng nào các lệnh trừng phạt chưa được dỡ bỏ.
Theo dự kiến, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có chuyến thăm Nhật vào mùa thu này. Tuy nhiên, chuyến thăm đã bị hoãn do căng thẳng xung quanh cuộc khủng hoảng Ukraine. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vẫn hy vọng sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Bắc Kinh vào tháng 11 tới.
Kể từ khi nhậm chức vào cuối năm 2012, Thủ tướng Abe đã có 5 lần gặp Tổng thống Putin. Ông Abe nói với đài truyền hình quốc gia Nhật NHK rằng, đầu tuần này, ông Putin đã gọi điện cho ông để chúc mừng sinh nhật lần thứ 60 của ông.
Lệnh trừng phạt mới của Nhật được đưa ra sau khi một quan chức cấp cao của Nga ngày 24/9 tới thăm một trong những hòn đảo do Nga kiểm soát nhưng Nhật tuyên bố chủ quyền. Ông Sergei Ivanov, Chánh Văn phòng Tổng thống Nga, đồng thời là một trợ lý thân cận của ông Putin, đã tới thị sát một sân bay mới mở cửa hồi đầu tuần trên đảo Iturup mà phía Nhật gọi là đảo Etorofu. Chuyến thăm đảo này ngay lập tức đã vấp phải sự phản đối của Nhật.
“Đây là một việc vô cùng đáng tiếng”, Chánh văn phòng Nội các Nhật Suga nói.
Bất chấp tranh chấp lãnh thổ còn tồn tại, Nhật vẫn muốn tăng cường quan hệ với Nga. Trong mấy năm gần đây, Nga nổi lên thành một nhà cung cấp năng lượng lớn cho Nhật. Hiện Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn thứ tư và là nguồn cung cấp dầu thô lớn thứ năm cho Nhật. Tokyo lo ngại rằng, lệnh trừng phạt kéo dài có thể ảnh hưởng xấu tới khả năng xuất khẩu năng lượng của Nga vì các công ty Nga sẽ gặp khó khăn trong việc vay vốn ở nước ngoài để đầu tư cho các dự án dầu khí.