Ngăn chặn thảm họa "thủy triều đen" tại Mỹ
BP đã gắn thành công một chiếc ống dài khoảng 1,6 km nối liền giếng dầu bị rò rỉ ở vịnh Mexico với một chiếc tàu chở dầu
Tập đoàn năng lượng BP của Anh cho biết đã gắn thành công một chiếc ống dài khoảng 1,6 km nối liền giếng dầu bị rò rỉ ở vịnh Mexico với một chiếc tàu chở dầu neo phía trên, chuyển dầu thất thoát từ giếng lên tàu.
Theo hãng tin AP, Phó giám đốc điều hành BP, ông Kent Wells, cho biết đây là một công việc rất khó thực hiện vì miệng giếng dầu ở độ sâu 1.500 m. Thêm vào đó, đường kính ống dẫn dầu chỉ khoảng 15cm, trong lúc miệng giếng rộng tới 50cm.
Để thực hiện công việc này, các kỹ sư của BP đã phải dùng đến loại tàu ngầm điều khiển từ xa. Theo ông Wells, việc hút dầu đang diễn ra suôn sẻ và ước tính có khoảng 15 - 20% lượng dầu tràn trên biển sẽ được hút lên tàu.
Hiện kế hoạch đổ bùn vào giếng để ngăn chặn hoàn toàn việc rò rỉ đã được chuẩn bị và dự kiến sẽ hoàn thành trong vòng từ 7 - 10 ngày. Đây là thành công đầu tiên của BP trong nỗ lực khắc phục sự cố tràn dầu suốt nhiều tuần qua.
Trước đó, hôm 21/4, giàn khoan dầu Deepwater Horizon ngoài khơi bang Louisiana (Mỹ) đã phát nổ và chìm, làm ít nhất 11 công nhân thiệt mạng, gây ra sự cố tràn dầu nghiêm trọng, đe dọa hệ sinh thái ở khu vực vốn đã chịu nhiều tác động của tình trạng bão lũ.
Ngay sau đó, các nỗ lực ngăn chặn dầu loang đã được tích cực xúc tiến nhằm bảo vệ hệ sinh thái bờ biển các bang Louisiana, Alabama và Missisippi. BP đã triển khai nhiều tàu thuyền xử lý sự cố tràn dầu để nỗ lực ngăn chặn những ảnh hưởng đối với môi trường biển.
Hôm 29/4, Thống đốc bang Louisiana, ông Bobby Jindal, đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp liên quan tới sự cố tràn dầu. Cùng ngày, Chính phủ Mỹ tuyên bố vụ tràn dầu này là một thảm họa "mang tầm quốc gia" và Tổng thống Barack Obama ra lệnh sử dụng tất cả các nguồn lực hiện có, bao gồm cả phương tiện của quân đội, để làm sạch khu vực.
Ngày 2/5, Tổng thống Barack Obama tuyên bố Washington đang phải đối phó với một thảm họa môi trường nghiêm trọng chưa từng có. Ông cho rằng tình trạng dầu loang có thể hủy hoại kế sinh nhai của hàng nghìn người dân Mỹ.
Vụ nổ giàn khoan đã khiến một trong những khu vực đánh bắt sôi động nhất nước Mỹ phải ngừng hoạt động. Cuộc sống của hàng nghìn người gốc Việt làm nghề đánh bắt cá tại đây cũng bị đe dọa. Nhiều người đã chuyển sang làm nghề dọn dầu cho BP, trong lúc chờ đợi việc đánh bắt cá trở lại bình thường.
Tiếp đó, tới ngày 12/5, ba tuần sau vụ chìm giàn khoan Deepwater Horizon, chính quyền Mỹ đã kêu gọi huy động mọi phương tiện kỹ thuật tiên tiến nhất để giúp BP giải quyết sự cố này. Các hình ảnh qua video do BP công bố cho thấy, dầu vẫn trào ra từ một đường ống bị vỡ dưới độ sâu 1.500 m so với mặt biển.
BP khẳng định, sự cố tràn dầu tại vịnh Mexico không có nghĩa là hãng này sẽ chấm dứt các hoạt động khai thác dầu ngoài khơi. Tuy nhiên, sẽ có những thay đổi đáng kể trong ngành dầu khí để hạn chế rủi ro cho các hoạt động khai thác dầu khí từ lòng biển sâu.
Theo hãng tin AP, Phó giám đốc điều hành BP, ông Kent Wells, cho biết đây là một công việc rất khó thực hiện vì miệng giếng dầu ở độ sâu 1.500 m. Thêm vào đó, đường kính ống dẫn dầu chỉ khoảng 15cm, trong lúc miệng giếng rộng tới 50cm.
Để thực hiện công việc này, các kỹ sư của BP đã phải dùng đến loại tàu ngầm điều khiển từ xa. Theo ông Wells, việc hút dầu đang diễn ra suôn sẻ và ước tính có khoảng 15 - 20% lượng dầu tràn trên biển sẽ được hút lên tàu.
Hiện kế hoạch đổ bùn vào giếng để ngăn chặn hoàn toàn việc rò rỉ đã được chuẩn bị và dự kiến sẽ hoàn thành trong vòng từ 7 - 10 ngày. Đây là thành công đầu tiên của BP trong nỗ lực khắc phục sự cố tràn dầu suốt nhiều tuần qua.
Trước đó, hôm 21/4, giàn khoan dầu Deepwater Horizon ngoài khơi bang Louisiana (Mỹ) đã phát nổ và chìm, làm ít nhất 11 công nhân thiệt mạng, gây ra sự cố tràn dầu nghiêm trọng, đe dọa hệ sinh thái ở khu vực vốn đã chịu nhiều tác động của tình trạng bão lũ.
Ngay sau đó, các nỗ lực ngăn chặn dầu loang đã được tích cực xúc tiến nhằm bảo vệ hệ sinh thái bờ biển các bang Louisiana, Alabama và Missisippi. BP đã triển khai nhiều tàu thuyền xử lý sự cố tràn dầu để nỗ lực ngăn chặn những ảnh hưởng đối với môi trường biển.
Hôm 29/4, Thống đốc bang Louisiana, ông Bobby Jindal, đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp liên quan tới sự cố tràn dầu. Cùng ngày, Chính phủ Mỹ tuyên bố vụ tràn dầu này là một thảm họa "mang tầm quốc gia" và Tổng thống Barack Obama ra lệnh sử dụng tất cả các nguồn lực hiện có, bao gồm cả phương tiện của quân đội, để làm sạch khu vực.
Ngày 2/5, Tổng thống Barack Obama tuyên bố Washington đang phải đối phó với một thảm họa môi trường nghiêm trọng chưa từng có. Ông cho rằng tình trạng dầu loang có thể hủy hoại kế sinh nhai của hàng nghìn người dân Mỹ.
Vụ nổ giàn khoan đã khiến một trong những khu vực đánh bắt sôi động nhất nước Mỹ phải ngừng hoạt động. Cuộc sống của hàng nghìn người gốc Việt làm nghề đánh bắt cá tại đây cũng bị đe dọa. Nhiều người đã chuyển sang làm nghề dọn dầu cho BP, trong lúc chờ đợi việc đánh bắt cá trở lại bình thường.
Tiếp đó, tới ngày 12/5, ba tuần sau vụ chìm giàn khoan Deepwater Horizon, chính quyền Mỹ đã kêu gọi huy động mọi phương tiện kỹ thuật tiên tiến nhất để giúp BP giải quyết sự cố này. Các hình ảnh qua video do BP công bố cho thấy, dầu vẫn trào ra từ một đường ống bị vỡ dưới độ sâu 1.500 m so với mặt biển.
BP khẳng định, sự cố tràn dầu tại vịnh Mexico không có nghĩa là hãng này sẽ chấm dứt các hoạt động khai thác dầu ngoài khơi. Tuy nhiên, sẽ có những thay đổi đáng kể trong ngành dầu khí để hạn chế rủi ro cho các hoạt động khai thác dầu khí từ lòng biển sâu.