Ngân hàng Bảo Việt được đồng ý thành lập
Thủ tướng đã đồng ý việc thành lập Ngân hàng Bảo Việt, với mức vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng
Văn phòng Chính phủ vừa thông báo, Thủ tướng đã đồng ý việc thành lập Ngân hàng Bảo Việt, với mức vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng.
Thủ tướng cũng đồng ý việc cho phép Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo Việt) được tham gia góp thêm vốn để bảo đảm mức vốn điều lệ nói trên của Ngân hàng Bảo Việt, trong trường hợp không huy động thêm được vốn từ các cổ đông.
Ngân hàng này có sự góp vốn của Bảo Việt, Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) và Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Trụ sở chính của ngân hàng đặt tại số 8 Lê Thái Tổ, Hà Nội.
Hồi đầu năm nay, Ngân hàng Bảo Việt đã tiến hành đại hội lần đầu để khởi động kế hoạch chuẩn bị nhập cuộc (theo dự tính vào thời điểm đó là trong quý 2/2008). Cuối tháng 3/2008, ngân hàng này cũng chính thức triển khai kế hoạch tuyển dụng nhân sự, cũng như xúc tiến thiết lập hệ thống công nghệ ngân hàng (core banking).
Cuối tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh tiêu chí thành lập ngân hàng thương mại cổ phần trong nước cho phù hợp. Trong khi chưa ban hành tiêu chí mới, tạm dừng chưa cho phép thành lập ngân hàng thương mại cổ phần mới.
Theo ý kiến chỉ đạo trên, vào ngày 12/8/2008, thông tin từ Văn phòng Ngân hàng Nhà nước cho biết Ngân hàng Nhà nước đang tiến hành rà soát, nghiên cứu để điều chỉnh và bổ sung một số quy định về việc thành lập ngân hàng thương mại cổ phần, theo hướng quy định chặt chẽ hơn các tiêu chí cấp phép, đảm bảo các ngân hàng thành lập mới thực sự mạnh về tiềm lực tài chính và có khả năng cạnh tranh cao.
Và mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã có tờ trình Chính phủ về các tiêu chí mới cần bổ sung. Thủ tướng đã đồng ý về nguyên tắc hướng sửa đổi một số tiêu chí, điều kiện áp dụng đối với việc thành lập ngân hàng thương mại cổ phần theo nội dung tờ trình này.
Tính đến cuối tháng 7/2008, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận nguyên tắc thành lập cho 10 ngân hàng thương mại cổ phần có sự tham gia góp vốn của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước; trong đó đã cấp giấy phép chính thức đi vào hoạt động cho 2 trường hợp là Ngân hàng Liên Việt và Ngân hàng Tiên Phong.
Riêng với trường hợp Ngân hàng Hồng Việt, cổ đông sáng lập là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) đã có quyết định rút vốn khỏi ngân hàng này, với lý do "góp phần kiềm chế lạm phát và cắt giảm chỉ tiêu đầu tư công".
Theo hướng trên, Petro Vietnam sẽ chỉ tham gia góp vốn tại một ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động, được xác định là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí Toàn cầu (GP Bank). Trước đó, giữa hai đơn vị này đã có một hợp đồng góp vốn mua cổ phần và hợp tác chiến lược được ký kết năm 2006, trong đó quy định rõ lộ trình tham gia tăng tỷ lệ vốn góp của Petro Vietnam tại GP Bank.
Tính đến tháng 5/2008, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam gồm có 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 6 ngân hàng liên doanh, 36 ngân hàng thương mại cổ phần, 44 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 10 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính và 998 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
Thủ tướng cũng đồng ý việc cho phép Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo Việt) được tham gia góp thêm vốn để bảo đảm mức vốn điều lệ nói trên của Ngân hàng Bảo Việt, trong trường hợp không huy động thêm được vốn từ các cổ đông.
Ngân hàng này có sự góp vốn của Bảo Việt, Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) và Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Trụ sở chính của ngân hàng đặt tại số 8 Lê Thái Tổ, Hà Nội.
Hồi đầu năm nay, Ngân hàng Bảo Việt đã tiến hành đại hội lần đầu để khởi động kế hoạch chuẩn bị nhập cuộc (theo dự tính vào thời điểm đó là trong quý 2/2008). Cuối tháng 3/2008, ngân hàng này cũng chính thức triển khai kế hoạch tuyển dụng nhân sự, cũng như xúc tiến thiết lập hệ thống công nghệ ngân hàng (core banking).
Cuối tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh tiêu chí thành lập ngân hàng thương mại cổ phần trong nước cho phù hợp. Trong khi chưa ban hành tiêu chí mới, tạm dừng chưa cho phép thành lập ngân hàng thương mại cổ phần mới.
Theo ý kiến chỉ đạo trên, vào ngày 12/8/2008, thông tin từ Văn phòng Ngân hàng Nhà nước cho biết Ngân hàng Nhà nước đang tiến hành rà soát, nghiên cứu để điều chỉnh và bổ sung một số quy định về việc thành lập ngân hàng thương mại cổ phần, theo hướng quy định chặt chẽ hơn các tiêu chí cấp phép, đảm bảo các ngân hàng thành lập mới thực sự mạnh về tiềm lực tài chính và có khả năng cạnh tranh cao.
Và mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã có tờ trình Chính phủ về các tiêu chí mới cần bổ sung. Thủ tướng đã đồng ý về nguyên tắc hướng sửa đổi một số tiêu chí, điều kiện áp dụng đối với việc thành lập ngân hàng thương mại cổ phần theo nội dung tờ trình này.
Tính đến cuối tháng 7/2008, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận nguyên tắc thành lập cho 10 ngân hàng thương mại cổ phần có sự tham gia góp vốn của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước; trong đó đã cấp giấy phép chính thức đi vào hoạt động cho 2 trường hợp là Ngân hàng Liên Việt và Ngân hàng Tiên Phong.
Riêng với trường hợp Ngân hàng Hồng Việt, cổ đông sáng lập là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) đã có quyết định rút vốn khỏi ngân hàng này, với lý do "góp phần kiềm chế lạm phát và cắt giảm chỉ tiêu đầu tư công".
Theo hướng trên, Petro Vietnam sẽ chỉ tham gia góp vốn tại một ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động, được xác định là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí Toàn cầu (GP Bank). Trước đó, giữa hai đơn vị này đã có một hợp đồng góp vốn mua cổ phần và hợp tác chiến lược được ký kết năm 2006, trong đó quy định rõ lộ trình tham gia tăng tỷ lệ vốn góp của Petro Vietnam tại GP Bank.
Tính đến tháng 5/2008, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam gồm có 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 6 ngân hàng liên doanh, 36 ngân hàng thương mại cổ phần, 44 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 10 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính và 998 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.