Ngân hàng bớt dựa dẫm nhau
Trái ngược với thông tin lãi suất tăng lên và tín dụng tăng mạnh, hệ thống ngân hàng đang cho tín hiệu ổn định hơn
Trong 6 tháng đầu năm 2015, quy mô tổng tài sản của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng luôn trong trạng thái giảm so với cuối 2014. Diễn biến này được đánh giá là tích cực.
Cụ thể, trong báo cáo vừa công bố về tình hình kinh tế nửa đầu năm nay, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia nhấn mạnh, hệ thống tài chính đang duy trì sự ổn định; thanh khoản đảm bảo dù huy động giảm nhẹ, cơ cấu tài sản lành mạnh hơn.
Theo báo cáo này, tình hình thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng ổn định, dù tiền gửi khách hàng tăng khá thấp với 1,62%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng tiền gửi cùng kỳ 2014 (4%).
Trong khi đó tín dụng tăng khá mạnh, tính đến 15/6 tăng 5,78% so với cuối 2014. Tỷ lệ cho vay so với huy động (LDR) theo đó tăng nhẹ từ 83,3% lên 84,9%.
Cũng theo đánh giá của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, diễn biến tổng tài sản của hệ thống giảm từ đầu năm đến nay là tích cực, xét về chất lượng và tính ổn định của hệ thống.
Trong diễn biến đó, các tổ chức tín dụng đã giảm mạnh tài sản liên ngân hàng so với cùng cùng kỳ, giảm 21,8%. Điều này “làm tăng tính lành mạnh trong cơ cấu tài sản và là dấu hiệu tăng tính ổn định của hệ thống ngân hàng”.
Như VnEconomy từng đề cập, hai năm trở lại đây, Thông tư 21 về lập lại trật tự thị trường liên ngân hàng có hiệu lực đã có ảnh hưởng sâu sắc đến diễn biến tổng tài sản của các ngân hàng thương mại. Quy mô và mức độ “bật tường” vốn trên thị trường liên ngân hàng đã giảm bớt, tốc độ tăng nóng và “ảo” của tổng tài sản hệ thống theo đó bị hạn chế.
Đến thời điểm này, tài sản liên ngân hàng giảm mạnh còn là tín hiệu tích cực, cho thấy các ngân hàng thương mại đã bớt vay mượn, dựa dẫm nhau trong cân đối thanh khoản.
Trên liên ngân hàng, nguồn vốn giao dịch là ngắn hạn và thiếu bền vững nếu các thành viên quá dựa dẫm vào đây. Việc giảm bớt lệ thuộc nguồn vốn này cho thấy nguồn vốn huy động từ thị trường 1 - bền vững hơn - tiếp tục cải thiện, hệ thống tự đứng vững được, chủ động được tốt hơn trong vấn đề thanh khoản so với trước đây.
Theo đó, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đánh giá, việc giảm bớt lệ thuộc nguồn vốn liên ngân hàng như trên làm tăng tính lành mạnh trong cơ cấu tài sản và là dấu hiệu tăng tính ổn định của hệ thống.
Cụ thể, trong báo cáo vừa công bố về tình hình kinh tế nửa đầu năm nay, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia nhấn mạnh, hệ thống tài chính đang duy trì sự ổn định; thanh khoản đảm bảo dù huy động giảm nhẹ, cơ cấu tài sản lành mạnh hơn.
Theo báo cáo này, tình hình thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng ổn định, dù tiền gửi khách hàng tăng khá thấp với 1,62%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng tiền gửi cùng kỳ 2014 (4%).
Trong khi đó tín dụng tăng khá mạnh, tính đến 15/6 tăng 5,78% so với cuối 2014. Tỷ lệ cho vay so với huy động (LDR) theo đó tăng nhẹ từ 83,3% lên 84,9%.
Cũng theo đánh giá của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, diễn biến tổng tài sản của hệ thống giảm từ đầu năm đến nay là tích cực, xét về chất lượng và tính ổn định của hệ thống.
Trong diễn biến đó, các tổ chức tín dụng đã giảm mạnh tài sản liên ngân hàng so với cùng cùng kỳ, giảm 21,8%. Điều này “làm tăng tính lành mạnh trong cơ cấu tài sản và là dấu hiệu tăng tính ổn định của hệ thống ngân hàng”.
Như VnEconomy từng đề cập, hai năm trở lại đây, Thông tư 21 về lập lại trật tự thị trường liên ngân hàng có hiệu lực đã có ảnh hưởng sâu sắc đến diễn biến tổng tài sản của các ngân hàng thương mại. Quy mô và mức độ “bật tường” vốn trên thị trường liên ngân hàng đã giảm bớt, tốc độ tăng nóng và “ảo” của tổng tài sản hệ thống theo đó bị hạn chế.
Đến thời điểm này, tài sản liên ngân hàng giảm mạnh còn là tín hiệu tích cực, cho thấy các ngân hàng thương mại đã bớt vay mượn, dựa dẫm nhau trong cân đối thanh khoản.
Trên liên ngân hàng, nguồn vốn giao dịch là ngắn hạn và thiếu bền vững nếu các thành viên quá dựa dẫm vào đây. Việc giảm bớt lệ thuộc nguồn vốn này cho thấy nguồn vốn huy động từ thị trường 1 - bền vững hơn - tiếp tục cải thiện, hệ thống tự đứng vững được, chủ động được tốt hơn trong vấn đề thanh khoản so với trước đây.
Theo đó, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đánh giá, việc giảm bớt lệ thuộc nguồn vốn liên ngân hàng như trên làm tăng tính lành mạnh trong cơ cấu tài sản và là dấu hiệu tăng tính ổn định của hệ thống.