Ngân hàng ngoại thấy “cửa sáng” ở Việt Nam
Những ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam từng phải đối mặt với một rào cản văn hóa không dễ vượt qua
Mới đây, hãng tin AP có đăng bài viết của tác giả Ben Stocking về rào cản và các cơ hội đối với các ngân hàng nước ngoài tới Việt Nam làm ăn. VnEconomy xin giới thiệu tới độc giả bản lược dịch bài viết này.
Những ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam từng phải đối mặt với một rào cản văn hóa không dễ vượt qua.
Phần lớn người dân ở đây không sử dụng các dịch vụ ngân hàng và cũng không tin tưởng lắm vào các dịch vụ này. Thay vào đó, họ giữ tiền ở nhà và khi cần vay tiền, họ thường tìm đến người thân hoặc bạn bè.
Tuy nhiên, thị trường đang tăng trưởng rất nhanh chóng này đang đem đến cho các ngân hàng ngoại những cơ hội tuyệt vời.
Thích vay tiền của người thân hơn
“Các ngân hàng yêu cầu quá nhiều thủ tục giấy tờ và lãi suất quá cao. Nếu tôi vay tiền từ người quen, tôi chỉ phải trả mức lãi suất thấp hơn nhiều”, một bà nội trợ 40 tuổi có tên là Cao Thị Đông cho biết.
Các ngân hàng nước ngoài tới Việt Nam nhanh chóng nhận ra rằng, ở quốc gia đang phát triển nhanh chóng này, cái cũ và cái mới, truyền thống và xu hướng đang đan xen khá phức tạp và tồn tại song song. Trong khi những cửa hiệu sang trọng đang mọc lên khắp nơi, phần lớn người Việt Nam vẫn còn nghèo và chỉ có chưa đầy 10% dân số ở đây có tài khoản ngân hàng.
Thách thức đối với Ngân hàng Hồng Kông – Thượng Hải (HSBC) và các ngân hàng khác làm ăn ở Việt Nam là thu hút tầng lớp người Việt Nam trung lưu sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Trong bối cảnh cuộc chạy đua giữa các ngân hàng nóng lên, các ngân hàng sẽ phải tìm ra các biện pháp tốt nhất để hấp dẫn những khách hàng như cô Nguyễn Thị Tuyết Mai, một kế toán 31 tuổi, người vừa vay 28.000 USD của bạn bè và người thân để xây nhà ở Hà Nội.
Mặc dù đã có tài khoản ngân hàng và ATM, cô Mai thậm chí còn không nghĩ tới việc đến ngân hàng xin vay vốn. Thay vào đó, cô và chông cô mượn tiền của 5 người thân trong gia đình và 5 người bạn nữa, trong đó không ai lấy lãi của cô.
“Tôi tin ngân hàng, nhưng lựa chọn đầu tiên của tôi luôn là vay tiền của bạn bè và gia đình. Như thế thoải mái và riêng tư hơn”, cô Mai nói. Và theo cô Mai, không giống như một nhân viên tín dụng của ngân hàng, những người trong gia đình cô không bao giờ từ chối đơn xin vay vốn của cô. “Trách nhiệm của họ là giúp đỡ tôi. Tôi cũng có trách nhiệm như vậy với họ”, cô nói.
Nhiều người Việt Nam, đặc biệt là những ai sống ở khu vực nông thôn, đã phát triển các hệ thống cho vay của riêng họ. Đây là những “ngân hàng” không chính thức với các thành viên là gia đình và bạn bè.
Thành viên trong các nhóm này góp mỗi người vài trăm USD rồi lần lượt vay số tiền của cả nhóm. Thường thì số tiền này đủ để mua một chiếc xe máy hoặc một số vật dụng nhà cửa. Mỗi năm, những người trong nhóm thường tụ tập vài lần, uống trà và trò chuyện để quyết định xem ai sẽ là người đến lượt vay tiền và mức lãi suất là bao nhiêu.
Hệ thống này được xây dựng dựa trên các mối quan hệ lâu năm và tin tưởng lẫn nhau. Người vay tiền không bao giờ quỵt nợ vì nếu làm vậy, họ sẽ bị làng xã tẩy chay.
Triển vọng lớn cho dịch vụ tài chính hiện đại
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của McKinsey & Co. cho thấy những triển vọng sáng sủa cho các ngân hàng nước ngoài tại thị trường Việt Nam. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, lần đầu tiên, các ngân hàng nước ngoài đã được phép mở nhiều chi nhánh ở đây, giống như những ngân hàng trong nước.
Theo McKinsey, thị trường ngân hàng bán lẻ của Việt Nam được dự báo là sẽ tăng trưởng từ 15 đến 20%/năm. Và những người Việt Nam trẻ tuổi hiện chiếm 60% dân số Việt Nam, có quan điểm tích cực hơn nhiều đối với các ngân hàng so với thế hệ cha mẹ, ông bà của họ. Chủ tịch kiêm CEO của HSBC tại Việt Nam, ông Thomas Tobin, cũng cho rằng có những dấu hiệu cho thấy sức chi tiêu ngày càng lớn ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam.
Do đó, trong khi những mạng lưới cho vay kiểu “phường hội” vẫn tiếp tục phát triển, các ngân hàng nước ngoài rất tin tưởng rằng người tiêu dùng Việt Nam sẽ sử dụng nhiều hơn các dịch vụ tài chính hiện đại, khi thu nhập của họ tăng lên.
Các ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ở Việt Nam từ đầu những năm 1990, nhưng vẫn có những hạn chế đối với họat động của họ. HSBC và một vài ngân hàng khác chỉ có một chi nhánh ở Hà Nội và Tp.HCM.
Hiện tại, HSBC dự định mở thêm các chi nhánh ở hai thành phố này cũng như mở chi nhánh mới ở Hải Phòng, Cần Thơ và Đà Nẵng. Ngân hàng này hy vọng sẽ mở được 10 đến 15 chi nhánh mới trong vòng 3-4 năm tới. Giống như Standard Chartered PLC và ANZ, HSBC vẫn đang đợi sự cho phép của Chính phủ Việt Nam. Ba ngân hàng khác là Commonwealth Bank của Australia, Industrial Bank của Hàn Quốc và Fubon Bank của Đài Loan mới đây đã nhận được sự cho phép sơ bộ của Chính phủ Việt Nam.
Trong quá trình chuẩn bị mở rộng, các ngân hàng ngoại trong thời gian gần đây đã bắt đầu cung cấp các dịch vụ ngân hàng tiêu dùng như thẻ tín dụng, cho vay thế chấp và mua xe. Các ngân hàng này đã tung ra những tờ rơi bóng bẩy để quảng cáo dịch vụ của mình và mở các điểm ATM tại nhiều nơi ở Hà Nội và Tp.HCM để quảng bá hình ảnh. Và các khách hàng Việt Nam đã bắt đầu hưởng ứng tích cực.
Mức cho vay và tiền gửi ngân hàng ở Việt Nam đã tăng mạnh và McKinsey dự báo những con số này sẽ còn tiếp tục tăng 25% - 35% hàng năm trong thời gian tới. “Việt Nam là một thị trường ngân hàng tiêu dùng đang chuyển động”, các chuyên gia của McKinsey nhận định.
Những ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam từng phải đối mặt với một rào cản văn hóa không dễ vượt qua.
Phần lớn người dân ở đây không sử dụng các dịch vụ ngân hàng và cũng không tin tưởng lắm vào các dịch vụ này. Thay vào đó, họ giữ tiền ở nhà và khi cần vay tiền, họ thường tìm đến người thân hoặc bạn bè.
Tuy nhiên, thị trường đang tăng trưởng rất nhanh chóng này đang đem đến cho các ngân hàng ngoại những cơ hội tuyệt vời.
Thích vay tiền của người thân hơn
“Các ngân hàng yêu cầu quá nhiều thủ tục giấy tờ và lãi suất quá cao. Nếu tôi vay tiền từ người quen, tôi chỉ phải trả mức lãi suất thấp hơn nhiều”, một bà nội trợ 40 tuổi có tên là Cao Thị Đông cho biết.
Các ngân hàng nước ngoài tới Việt Nam nhanh chóng nhận ra rằng, ở quốc gia đang phát triển nhanh chóng này, cái cũ và cái mới, truyền thống và xu hướng đang đan xen khá phức tạp và tồn tại song song. Trong khi những cửa hiệu sang trọng đang mọc lên khắp nơi, phần lớn người Việt Nam vẫn còn nghèo và chỉ có chưa đầy 10% dân số ở đây có tài khoản ngân hàng.
Thách thức đối với Ngân hàng Hồng Kông – Thượng Hải (HSBC) và các ngân hàng khác làm ăn ở Việt Nam là thu hút tầng lớp người Việt Nam trung lưu sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Trong bối cảnh cuộc chạy đua giữa các ngân hàng nóng lên, các ngân hàng sẽ phải tìm ra các biện pháp tốt nhất để hấp dẫn những khách hàng như cô Nguyễn Thị Tuyết Mai, một kế toán 31 tuổi, người vừa vay 28.000 USD của bạn bè và người thân để xây nhà ở Hà Nội.
Mặc dù đã có tài khoản ngân hàng và ATM, cô Mai thậm chí còn không nghĩ tới việc đến ngân hàng xin vay vốn. Thay vào đó, cô và chông cô mượn tiền của 5 người thân trong gia đình và 5 người bạn nữa, trong đó không ai lấy lãi của cô.
“Tôi tin ngân hàng, nhưng lựa chọn đầu tiên của tôi luôn là vay tiền của bạn bè và gia đình. Như thế thoải mái và riêng tư hơn”, cô Mai nói. Và theo cô Mai, không giống như một nhân viên tín dụng của ngân hàng, những người trong gia đình cô không bao giờ từ chối đơn xin vay vốn của cô. “Trách nhiệm của họ là giúp đỡ tôi. Tôi cũng có trách nhiệm như vậy với họ”, cô nói.
Nhiều người Việt Nam, đặc biệt là những ai sống ở khu vực nông thôn, đã phát triển các hệ thống cho vay của riêng họ. Đây là những “ngân hàng” không chính thức với các thành viên là gia đình và bạn bè.
Thành viên trong các nhóm này góp mỗi người vài trăm USD rồi lần lượt vay số tiền của cả nhóm. Thường thì số tiền này đủ để mua một chiếc xe máy hoặc một số vật dụng nhà cửa. Mỗi năm, những người trong nhóm thường tụ tập vài lần, uống trà và trò chuyện để quyết định xem ai sẽ là người đến lượt vay tiền và mức lãi suất là bao nhiêu.
Hệ thống này được xây dựng dựa trên các mối quan hệ lâu năm và tin tưởng lẫn nhau. Người vay tiền không bao giờ quỵt nợ vì nếu làm vậy, họ sẽ bị làng xã tẩy chay.
Triển vọng lớn cho dịch vụ tài chính hiện đại
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của McKinsey & Co. cho thấy những triển vọng sáng sủa cho các ngân hàng nước ngoài tại thị trường Việt Nam. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, lần đầu tiên, các ngân hàng nước ngoài đã được phép mở nhiều chi nhánh ở đây, giống như những ngân hàng trong nước.
Theo McKinsey, thị trường ngân hàng bán lẻ của Việt Nam được dự báo là sẽ tăng trưởng từ 15 đến 20%/năm. Và những người Việt Nam trẻ tuổi hiện chiếm 60% dân số Việt Nam, có quan điểm tích cực hơn nhiều đối với các ngân hàng so với thế hệ cha mẹ, ông bà của họ. Chủ tịch kiêm CEO của HSBC tại Việt Nam, ông Thomas Tobin, cũng cho rằng có những dấu hiệu cho thấy sức chi tiêu ngày càng lớn ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam.
Do đó, trong khi những mạng lưới cho vay kiểu “phường hội” vẫn tiếp tục phát triển, các ngân hàng nước ngoài rất tin tưởng rằng người tiêu dùng Việt Nam sẽ sử dụng nhiều hơn các dịch vụ tài chính hiện đại, khi thu nhập của họ tăng lên.
Các ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ở Việt Nam từ đầu những năm 1990, nhưng vẫn có những hạn chế đối với họat động của họ. HSBC và một vài ngân hàng khác chỉ có một chi nhánh ở Hà Nội và Tp.HCM.
Hiện tại, HSBC dự định mở thêm các chi nhánh ở hai thành phố này cũng như mở chi nhánh mới ở Hải Phòng, Cần Thơ và Đà Nẵng. Ngân hàng này hy vọng sẽ mở được 10 đến 15 chi nhánh mới trong vòng 3-4 năm tới. Giống như Standard Chartered PLC và ANZ, HSBC vẫn đang đợi sự cho phép của Chính phủ Việt Nam. Ba ngân hàng khác là Commonwealth Bank của Australia, Industrial Bank của Hàn Quốc và Fubon Bank của Đài Loan mới đây đã nhận được sự cho phép sơ bộ của Chính phủ Việt Nam.
Trong quá trình chuẩn bị mở rộng, các ngân hàng ngoại trong thời gian gần đây đã bắt đầu cung cấp các dịch vụ ngân hàng tiêu dùng như thẻ tín dụng, cho vay thế chấp và mua xe. Các ngân hàng này đã tung ra những tờ rơi bóng bẩy để quảng cáo dịch vụ của mình và mở các điểm ATM tại nhiều nơi ở Hà Nội và Tp.HCM để quảng bá hình ảnh. Và các khách hàng Việt Nam đã bắt đầu hưởng ứng tích cực.
Mức cho vay và tiền gửi ngân hàng ở Việt Nam đã tăng mạnh và McKinsey dự báo những con số này sẽ còn tiếp tục tăng 25% - 35% hàng năm trong thời gian tới. “Việt Nam là một thị trường ngân hàng tiêu dùng đang chuyển động”, các chuyên gia của McKinsey nhận định.