Ngân hàng Nhà nước đã mua vào 4 tỷ USD
Lượng ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước mua vào từ đầu năm đến nay tiếp tục được cập nhật. Con số mới nhất là 4 tỷ USD
Lượng ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước mua vào từ đầu năm đến nay tiếp tục được cập nhật. Con số mới nhất là 4 tỷ USD, thay cho mức 3 tỷ USD trước đó.
Con số 4 tỷ USD được đưa ra trong tài liệu mới nhất của Chính phủ gửi tới các đại biểu Quốc hội, chuẩn bị cho kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa 13 khai mạc vào ngày 21/7.
Theo đó, lượng ngoại tệ mà Ngân hàng Nhà nước mua vào thời gian qua đã nhiều hơn con số 3 tỷ USD trong báo cáo mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cũng như trong báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2011.
Bên cạnh con số trên cùng nhận định về sự cải thiện của dự trữ ngoại hối, báo cáo mới nhất của Chính phủ không nêu cụ thể các thời điểm và quá trình mua vào.
Tuy nhiên, theo diễn biến tín hiệu trên thị trường ngoại hối, có thể xác định hoạt động mua vào của Ngân hàng Nhà nước có từ ngày 29/4/2011, khi Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước đột ngột tăng mạnh giá USD mua vào, một quyết định được cho là chốt chặn quan trọng đối với đà lao dốc liên tiếp của tỷ giá USD/VND trước đó.
Lượng mua vào từ thời điểm đó đến nay lần lượt được cập nhật ở các con số 1 tỷ USD, 2 tỷ USD, 3 tỷ USD từ các kênh công bố khác nhau; và nay là 4 tỷ USD. Trung tuần tháng 6/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cũng cho biết rằng: “chưa bao giờ có tốc độ tăng dự trữ ngoại tệ nhanh, nhiều và lớn như hai tháng qua”.
Với 4 tỷ USD mua vào nói trên, dự trữ ngoại hối đã được cải thiện đáng kể sau khi giảm rất nhanh từ năm 2008. Hiện không có con số chính thức và mới nhất về lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam, nhưng mới đây Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra một con số tham khảo là 13,5 tỷ USD trong tháng 5/2011.
Đi cùng với lượng mua vào 4 tỷ USD, một nguồn vốn VND đưa ra đối ứng được dư luận quan tâm trong thời gian qua, nhất là đặt trong vấn đề cung tiền và áp lực đối với lạm phát.
Nhưng phát biểu mới đây, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu khẳng định rằng không có hiệu ứng cung tiền mua ngoại tệ tạo thêm áp lực đối với lạm phát, bởi nhà điều hành thông qua các kênh và công cụ khác nhau để hút tiền về, trung hòa tác động của nó.
Riêng ở nghiệp vụ thị trường mở (OMO), số liệu tổng hợp của một số tổ chức đầu tư cho thấy, từ đầu năm đến nay Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng về hơn 90.000 tỷ đồng qua kênh này.
Con số 4 tỷ USD được đưa ra trong tài liệu mới nhất của Chính phủ gửi tới các đại biểu Quốc hội, chuẩn bị cho kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa 13 khai mạc vào ngày 21/7.
Theo đó, lượng ngoại tệ mà Ngân hàng Nhà nước mua vào thời gian qua đã nhiều hơn con số 3 tỷ USD trong báo cáo mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cũng như trong báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2011.
Bên cạnh con số trên cùng nhận định về sự cải thiện của dự trữ ngoại hối, báo cáo mới nhất của Chính phủ không nêu cụ thể các thời điểm và quá trình mua vào.
Tuy nhiên, theo diễn biến tín hiệu trên thị trường ngoại hối, có thể xác định hoạt động mua vào của Ngân hàng Nhà nước có từ ngày 29/4/2011, khi Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước đột ngột tăng mạnh giá USD mua vào, một quyết định được cho là chốt chặn quan trọng đối với đà lao dốc liên tiếp của tỷ giá USD/VND trước đó.
Lượng mua vào từ thời điểm đó đến nay lần lượt được cập nhật ở các con số 1 tỷ USD, 2 tỷ USD, 3 tỷ USD từ các kênh công bố khác nhau; và nay là 4 tỷ USD. Trung tuần tháng 6/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cũng cho biết rằng: “chưa bao giờ có tốc độ tăng dự trữ ngoại tệ nhanh, nhiều và lớn như hai tháng qua”.
Với 4 tỷ USD mua vào nói trên, dự trữ ngoại hối đã được cải thiện đáng kể sau khi giảm rất nhanh từ năm 2008. Hiện không có con số chính thức và mới nhất về lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam, nhưng mới đây Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra một con số tham khảo là 13,5 tỷ USD trong tháng 5/2011.
Đi cùng với lượng mua vào 4 tỷ USD, một nguồn vốn VND đưa ra đối ứng được dư luận quan tâm trong thời gian qua, nhất là đặt trong vấn đề cung tiền và áp lực đối với lạm phát.
Nhưng phát biểu mới đây, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu khẳng định rằng không có hiệu ứng cung tiền mua ngoại tệ tạo thêm áp lực đối với lạm phát, bởi nhà điều hành thông qua các kênh và công cụ khác nhau để hút tiền về, trung hòa tác động của nó.
Riêng ở nghiệp vụ thị trường mở (OMO), số liệu tổng hợp của một số tổ chức đầu tư cho thấy, từ đầu năm đến nay Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng về hơn 90.000 tỷ đồng qua kênh này.