Ngân hàng Nhà nước lo ngại về chất lượng tín dụng
Ngân hàng Nhà nước lo ngại khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn tín dụng
Ngân hàng Nhà nước lo ngại cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn tín dụng.
Trước vấn đề này, sáng nay (9/12), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (SBV) có chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng cường công tác kiểm soát rủi ro tín dụng và đánh giá lại công tác và tài sản dự phòng.
Cụ thể, để kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, đảm bảo khả năng bù đắp các tổn thất thực tế, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng báo cáo tình hình phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Theo văn bản này, Thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng cường thực hiện phân loại nợ, đánh giá chất lượng tín dụng, tích cực thu thập thông tin, chủ động đánh giá và thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc phân loại các khoản nợ vào nhóm nợ cao hơn quy định tại Điều 6 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh, khách hàng chịu nhiều tác động bất lợi của môi trường kinh doanh.
Các tổ chức tín dụng phải rà soát, đánh giá lại khả năng phát mại và tỷ lệ khấu trừ của tất cả tài sản bảo đảm để trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại Điều 8 Quyết định 493 được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định 18 cho phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay.
Trên cơ sở phân loại nợ và đánh giá các tài sản bảo đảm nêu trên, báo cáo Ngân hàng Nhà nước kịp thời, chính xác về tình hình phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng theo Công văn 13684/NHNN-CSTD ngày 26/12/2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo Ngân hàng Nhà nước, chỉ đạo trên của Thống đốc được đưa ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, suy thoái kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam và có thể tác động bất lợi đến khả năng trả nợ của khách hàng, tính thanh khoản và giá trị thu hồi của các tài sản đảm bảo của các tổ chức tín dụng.
Trên thực tế, sau những khuyến cáo của một số chuyên gia trong ngành, có ngân hàng thương mại đã công bố thông tin cụ thể về tình hình nợ xấu trong năm 2008 với mức tăng đột biến so với năm 2007; trường hợp này có nợ xấu trong năm 2007 chỉ khoảng 2% nhưng hiện đã tăng lên trên 6%.
Trong lần trao đổi với VnEconomy gần đây, lãnh đạo một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay cho rằng nợ xấu là một vấn đề mà các tổ chức tín dụng phải đối mặt, và vấn đề này sẽ thể hiện rõ trong khoảng 3 – 4 tháng tới.
Trước vấn đề này, sáng nay (9/12), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (SBV) có chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng cường công tác kiểm soát rủi ro tín dụng và đánh giá lại công tác và tài sản dự phòng.
Cụ thể, để kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, đảm bảo khả năng bù đắp các tổn thất thực tế, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng báo cáo tình hình phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Theo văn bản này, Thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng cường thực hiện phân loại nợ, đánh giá chất lượng tín dụng, tích cực thu thập thông tin, chủ động đánh giá và thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc phân loại các khoản nợ vào nhóm nợ cao hơn quy định tại Điều 6 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh, khách hàng chịu nhiều tác động bất lợi của môi trường kinh doanh.
Các tổ chức tín dụng phải rà soát, đánh giá lại khả năng phát mại và tỷ lệ khấu trừ của tất cả tài sản bảo đảm để trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại Điều 8 Quyết định 493 được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định 18 cho phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay.
Trên cơ sở phân loại nợ và đánh giá các tài sản bảo đảm nêu trên, báo cáo Ngân hàng Nhà nước kịp thời, chính xác về tình hình phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng theo Công văn 13684/NHNN-CSTD ngày 26/12/2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo Ngân hàng Nhà nước, chỉ đạo trên của Thống đốc được đưa ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, suy thoái kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam và có thể tác động bất lợi đến khả năng trả nợ của khách hàng, tính thanh khoản và giá trị thu hồi của các tài sản đảm bảo của các tổ chức tín dụng.
Trên thực tế, sau những khuyến cáo của một số chuyên gia trong ngành, có ngân hàng thương mại đã công bố thông tin cụ thể về tình hình nợ xấu trong năm 2008 với mức tăng đột biến so với năm 2007; trường hợp này có nợ xấu trong năm 2007 chỉ khoảng 2% nhưng hiện đã tăng lên trên 6%.
Trong lần trao đổi với VnEconomy gần đây, lãnh đạo một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay cho rằng nợ xấu là một vấn đề mà các tổ chức tín dụng phải đối mặt, và vấn đề này sẽ thể hiện rõ trong khoảng 3 – 4 tháng tới.