Ngân hàng Nhà nước muốn làm “thương hiệu”
Lần đầu tiên “thương hiệu” này được Ngân hàng Nhà nước đặt ra một cách xứng đáng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng vừa ban hành Quyết định số 1355/QĐ-NHNN về kế hoạch hành động của ngành ngân hàng, nhằm góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020.
Trong đó, điểm nhấn nổi bật nhất là mục tiêu và kế hoạch làm “thương hiệu” cho quốc gia. Đây cũng là lần đầu tiên sau rất nhiều năm, nội dung này mới được đặt ra, chi tiết và xứng đáng như vậy ở một cơ quan liên quan cũng như chuyên trách.
Đó là tập trung xây dựng và nâng cao xếp hạng tín dụng quốc gia, hạng mức tín nhiệm của Việt Nam qua đánh giá hàng năm của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế.
Tiền tươi, thóc thật
Tháng 10/2005, lần đầu tiên Việt Nam đi ra thị trường vốn quốc tế để phát hành trái phiếu. 750 triệu USD huy động thành công. Trong sự kiện này, hạng mức tín nhiệm quốc gia được đặc biệt quan tâm, gắn với mức độ thành công của đợt phát hành, cụ thể nữa là một yếu tố tham khảo để đánh giá về chi phí đi vay (lãi suất).
Ngay sau đó, cùng với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán, một loạt doanh nghiệp trong nước nhắm đến kế hoạch phát hành, niêm yết trên thị trường quốc tế. Và hạng mức tín nhiệm quốc gia cũng là một điểm chống lưng cho các kế hoạch, thậm chí ngay cả huy động vốn quốc tế từ trong nước.
Hạng mức tín nhiệm quốc gia cao-thấp đều có ảnh hưởng nhất định đến chi phí huy động vốn, chi phí đi vay. Đó là tiền.
Tuy nhiên, sau cả thập kỷ kể từ thời điểm nóng sốt nói trên, đến nay Ngân hàng Nhà nước mới chính thức đặt ra mục tiêu và kế hoạch liên quan, có trong chỉ thị thứ hai của tân Thống đốc Lê Minh Hưng.
Thời điểm đặt ra cũng rất đáng chú ý.
Như trên, giá trị của hạng mức tín nhiệm quốc gia cũng có thể xem là tiền. Cải thiện và nâng cao được, doanh nghiệp đi ra nước ngoài vay vốn sẽ có thêm thuận lợi nhất định, lãi vay có thể dễ chịu hơn.
Với Chính phủ, kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế đã được bàn tính, được nêu rõ trong định hướng từ cuối 2016 và đầu năm nay. 3 tỷ USD là con số từng được đề cập đến trên diễn đàn Quốc hội.
Để huy động thành công, có được lãi suất dễ chịu, “thương hiệu” và uy tín của Chính phủ càng phải được nâng cao, mà hạng mức tín nhiệm quốc gia là một trong những thước đo giới đầu tư quốc tế dùng đến.
Chưa hết, thời điểm mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra vấn đề này cũng có thể hiểu là để chuẩn bị cho một thực tế đang đến rất gần.
Đó là, dự kiến từ năm 2017, sau khi Việt Nam “tốt nghiệp” về xóa đói giảm nghèo, nhiều khoản vay sẽ bớt dần ưu đãi và chuyển dần, mở rộng dần sang các khoản vay thương mại. Lãi suất vay sẽ bớt ưu đãi và thị trường hơn, có thể đắt đỏ hơn.
Theo đó, khi có được hạng mức tín nhiệm quốc gia tốt hơn, chi phí vay vốn của Chính phủ có thể sẽ dễ chịu hơn, dĩ nhiên là bên cạnh các yếu tố khác.
Kế hoạch hành động
Như trên, lần đầu tiên mục tiêu và kế hoạch nâng cao đó được Ngân hàng Nhà nước đặt ra một cách cụ thể, gắn với kế hoạch hành động trong chỉ thị Thống đốc Lê Minh Hưng vừa ban hành.
Cụ thể, định hướng bao trùm là điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra trong từng thời kỳ, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng, nâng cao dự trữ ngoại hối nhà nước, góp phần tạo môi trường ổn định, thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.
Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường ngoại hối và vàng để có những giải pháp quản lý kịp thời, hiệu quả khi thị trường có biến động. Chủ động triển khai, hoàn thiện công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo kế hoạch, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động ngoại hối trong và ngoài nước theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo quyền tiếp cận các lợi ích kinh tế từ các hoạt động này của các tổ chức, cá nhân góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Nâng cao hiệu quả trong việc phối hợp với các cơ quan quản lý, giám sát chuyên ngành trong công tác theo dõi, giám sát ổn định tài chính. Tập trung theo dõi giám sát rủi ro tiềm ẩn có thể gây gián đoạn hoạt động của hệ thống tài chính, xuất phát từ hoạt động của khu vực tài chính và/hoặc từ mối quan hệ giữa khu vực tài chính và khu vực kinh tế thực.
Cụ thể hơn nữa, Ngân hàng Nhà nước sẽ tham gia xây dựng và đóng góp ý kiến kịp thời đối với bản báo cáo tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội trước mỗi đợt làm việc với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm. Bố trí nguồn lực, công nghệ cho công việc liên quan đến đánh giá xếp hạng tín nhiệm, trong đó cử cán bộ có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực phụ trách, đủ thẩm quyền trao đổi các vấn đề mà các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc gia đề xuất trên tinh thần chủ động, minh bạch trong các đợt đánh giá xếp hạng tín nhiệm thường niên.
Quá trình triển khai được Ngân hàng Nhà nước khẳng định sẽ công khai, minh bạch. Cơ quan này sẽ chủ động công bố các báo cáo đánh giá định kỳ về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng ra công chúng, đặc biệt quan tâm đến việc công bố các chỉ số mà các công ty xếp hạng tín nhiệm quốc gia quan tâm.
Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác thực hiện đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc gia, qua đó tổ chức quảng bá, cung cấp thông tin, tổ chức các buổi làm việc, gặp gỡ với chuyên gia tư vấn và các tổ chức xếp hạng...
Kế hoạch và mục tiêu còn ở phía trước. Còn hiện nay, có hai điểm liên quan cụ thể đến hạng mức tín nhiệm quốc gia, thường được các tổ chức xếp hạng quốc tế chú ý, là tình hình nợ xấu và năng lực dự trữ ngoại hối.
Sau ba năm qua, nợ xấu cũng đã được xử lý đáng kể. Quy mô dự trữ ngoại hối hiện đã tăng lên mức cao nhất từ trước tới nay, với trên 38 tỷ USD.
Đáng chú ý là từ đầu tháng 6 vừa qua, sau khi có gián đoạn, Ngân hàng Nhà nước đã trở lại tiếp tục mua vào ngoại tệ trong khi cùng kỳ năm ngoái là mở đầu đợt bán ra can thiệp mạnh và kéo dài.
Trong đó, điểm nhấn nổi bật nhất là mục tiêu và kế hoạch làm “thương hiệu” cho quốc gia. Đây cũng là lần đầu tiên sau rất nhiều năm, nội dung này mới được đặt ra, chi tiết và xứng đáng như vậy ở một cơ quan liên quan cũng như chuyên trách.
Đó là tập trung xây dựng và nâng cao xếp hạng tín dụng quốc gia, hạng mức tín nhiệm của Việt Nam qua đánh giá hàng năm của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế.
Tiền tươi, thóc thật
Tháng 10/2005, lần đầu tiên Việt Nam đi ra thị trường vốn quốc tế để phát hành trái phiếu. 750 triệu USD huy động thành công. Trong sự kiện này, hạng mức tín nhiệm quốc gia được đặc biệt quan tâm, gắn với mức độ thành công của đợt phát hành, cụ thể nữa là một yếu tố tham khảo để đánh giá về chi phí đi vay (lãi suất).
Ngay sau đó, cùng với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán, một loạt doanh nghiệp trong nước nhắm đến kế hoạch phát hành, niêm yết trên thị trường quốc tế. Và hạng mức tín nhiệm quốc gia cũng là một điểm chống lưng cho các kế hoạch, thậm chí ngay cả huy động vốn quốc tế từ trong nước.
Hạng mức tín nhiệm quốc gia cao-thấp đều có ảnh hưởng nhất định đến chi phí huy động vốn, chi phí đi vay. Đó là tiền.
Tuy nhiên, sau cả thập kỷ kể từ thời điểm nóng sốt nói trên, đến nay Ngân hàng Nhà nước mới chính thức đặt ra mục tiêu và kế hoạch liên quan, có trong chỉ thị thứ hai của tân Thống đốc Lê Minh Hưng.
Thời điểm đặt ra cũng rất đáng chú ý.
Như trên, giá trị của hạng mức tín nhiệm quốc gia cũng có thể xem là tiền. Cải thiện và nâng cao được, doanh nghiệp đi ra nước ngoài vay vốn sẽ có thêm thuận lợi nhất định, lãi vay có thể dễ chịu hơn.
Với Chính phủ, kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế đã được bàn tính, được nêu rõ trong định hướng từ cuối 2016 và đầu năm nay. 3 tỷ USD là con số từng được đề cập đến trên diễn đàn Quốc hội.
Để huy động thành công, có được lãi suất dễ chịu, “thương hiệu” và uy tín của Chính phủ càng phải được nâng cao, mà hạng mức tín nhiệm quốc gia là một trong những thước đo giới đầu tư quốc tế dùng đến.
Chưa hết, thời điểm mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra vấn đề này cũng có thể hiểu là để chuẩn bị cho một thực tế đang đến rất gần.
Đó là, dự kiến từ năm 2017, sau khi Việt Nam “tốt nghiệp” về xóa đói giảm nghèo, nhiều khoản vay sẽ bớt dần ưu đãi và chuyển dần, mở rộng dần sang các khoản vay thương mại. Lãi suất vay sẽ bớt ưu đãi và thị trường hơn, có thể đắt đỏ hơn.
Theo đó, khi có được hạng mức tín nhiệm quốc gia tốt hơn, chi phí vay vốn của Chính phủ có thể sẽ dễ chịu hơn, dĩ nhiên là bên cạnh các yếu tố khác.
Kế hoạch hành động
Như trên, lần đầu tiên mục tiêu và kế hoạch nâng cao đó được Ngân hàng Nhà nước đặt ra một cách cụ thể, gắn với kế hoạch hành động trong chỉ thị Thống đốc Lê Minh Hưng vừa ban hành.
Cụ thể, định hướng bao trùm là điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra trong từng thời kỳ, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng, nâng cao dự trữ ngoại hối nhà nước, góp phần tạo môi trường ổn định, thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.
Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường ngoại hối và vàng để có những giải pháp quản lý kịp thời, hiệu quả khi thị trường có biến động. Chủ động triển khai, hoàn thiện công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo kế hoạch, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động ngoại hối trong và ngoài nước theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo quyền tiếp cận các lợi ích kinh tế từ các hoạt động này của các tổ chức, cá nhân góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Nâng cao hiệu quả trong việc phối hợp với các cơ quan quản lý, giám sát chuyên ngành trong công tác theo dõi, giám sát ổn định tài chính. Tập trung theo dõi giám sát rủi ro tiềm ẩn có thể gây gián đoạn hoạt động của hệ thống tài chính, xuất phát từ hoạt động của khu vực tài chính và/hoặc từ mối quan hệ giữa khu vực tài chính và khu vực kinh tế thực.
Cụ thể hơn nữa, Ngân hàng Nhà nước sẽ tham gia xây dựng và đóng góp ý kiến kịp thời đối với bản báo cáo tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội trước mỗi đợt làm việc với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm. Bố trí nguồn lực, công nghệ cho công việc liên quan đến đánh giá xếp hạng tín nhiệm, trong đó cử cán bộ có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực phụ trách, đủ thẩm quyền trao đổi các vấn đề mà các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc gia đề xuất trên tinh thần chủ động, minh bạch trong các đợt đánh giá xếp hạng tín nhiệm thường niên.
Quá trình triển khai được Ngân hàng Nhà nước khẳng định sẽ công khai, minh bạch. Cơ quan này sẽ chủ động công bố các báo cáo đánh giá định kỳ về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng ra công chúng, đặc biệt quan tâm đến việc công bố các chỉ số mà các công ty xếp hạng tín nhiệm quốc gia quan tâm.
Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác thực hiện đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc gia, qua đó tổ chức quảng bá, cung cấp thông tin, tổ chức các buổi làm việc, gặp gỡ với chuyên gia tư vấn và các tổ chức xếp hạng...
Kế hoạch và mục tiêu còn ở phía trước. Còn hiện nay, có hai điểm liên quan cụ thể đến hạng mức tín nhiệm quốc gia, thường được các tổ chức xếp hạng quốc tế chú ý, là tình hình nợ xấu và năng lực dự trữ ngoại hối.
Sau ba năm qua, nợ xấu cũng đã được xử lý đáng kể. Quy mô dự trữ ngoại hối hiện đã tăng lên mức cao nhất từ trước tới nay, với trên 38 tỷ USD.
Đáng chú ý là từ đầu tháng 6 vừa qua, sau khi có gián đoạn, Ngân hàng Nhà nước đã trở lại tiếp tục mua vào ngoại tệ trong khi cùng kỳ năm ngoái là mở đầu đợt bán ra can thiệp mạnh và kéo dài.