Ngân hàng Nhà nước và bài toán quota nhập vàng
Giá vàng trong nước những ngày này lồng lên như chú ngựa bất kham. Thị trường đang dồn mối quan tâm về Ngân hàng Nhà nước
Giá vàng trong nước những ngày này lồng lên như chú ngựa bất kham. Thị trường đang dồn mối quan tâm về Ngân hàng Nhà nước, xem cơ quan này sẽ làm gì để ổn định tình hình.
Đầu giờ sáng nay, được tiếp sức bởi những kỷ lục mới của giá vàng quốc tế, giá vàng trong nước vọt lên gần 45 triệu đồng/lượng. Chỉ trong hai ngày, giá vàng đã tăng hơn 3 triệu đồng/lượng.
Phân tích nguyên nhân, ông Trần Trọng Quốc Khanh, Giám đốc Trung tâm Vàng Á Châu cho rằng, lý do đầu tiên là tác động từ việc Mỹ nâng trần nợ công.
Cụ thể, ngày 2/8, Mỹ thống nhất nâng trần nợ công lên 16,4 nghìn tỷ USD và kèm theo, Tổng thống Barack Obama phải cam kết cắt giảm khoảng 4 nghìn tỷ USD để chỉnh đốn tài khóa. Việc nâng trần nợ công có thể tránh một cuộc đổ vỡ cho Mỹ nhưng lại làm trầm trọng thêm thâm hụt ngân sách và nợ nần.
Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ tiếp tục xả thêm USD ra thị trường, khiến cho đồng tiền này mất giá so với các tài sản khác… Đồng thời, trái phiếu dài hạn của Mỹ đã bị hãng định mức tín nhiệm Standard&Poor’s đánh tụt từ AAA xuống còn AA+.
Cùng đó, vấn đề nợ công châu Âu đang lan sang Italia và Tây Ban Nha, khiến những nhà đầu tư phải bán đổ bán tháo trái phiếu chính phủ những nước này.
Những tác động trên khiến nhà đầu tư phải tìm hướng trú ẩn tài sản vào vàng, khiến giá vàng thế giới phục hồi rất nhanh.
“Khi trần nợ công của Mỹ được nới lên, giá vàng từ 1.680 USD/oz tụt xuống dưới 1.650 USD/oz, nhiều người cứ nghĩ là vàng sẽ xuống 1.600 USD/oz, nhưng thực sự là nó đã lại lên 1.700 USD/oz. Đó là cội nguồn của mọi cội nguồn, nguyên nhân của mọi nguyên nhân”, ông Khanh nói.
Đối với diễn biến giá vàng ở Việt Nam, một nhà đầu tư vàng cho rằng, giá vàng trong nước chịu tác động ít nhất từ 3 yếu tố mà đầu tiên là giá thế giới như nói trên.
Thứ hai, người bán vàng ở mức 40 triệu đồng/lượng cho rằng đây là ngưỡng cuối cùng, khó có thể phá nhưng khi thị trường đảo chiều lên 41 triệu - 42 triệu đồng/lượng, họ buộc phải mua để cắt lỗ.
Bên cạnh đó, nhóm đối tượng vừa chốt lời ở đợt kinh doanh trước đó nay giá lên thì họ lại mua vào với hy vọng giá mua của mình sẽ là điểm đầu tiên của đợt sóng mới. Như vậy, hành vi mua vào của hai nhóm đối tượng này khiến cho cầu vàng tăng vọt và dẫn tới hành vi găm giữ. Theo đó, người có vàng thì găm lại chờ giá cao hơn; người có tiền thì cố mua, tạo nên hiệu ứng tâm lý bầy đàn.
Hai yếu tố trên được cộng hưởng bởi yếu tố thứ ba là nguồn cung trong nước ngày càng khan hiếm hơn đã đẩy giá vàng lên. Trên thực tế, từ đầu năm đến nay, doanh số ngoại tệ do xuất khẩu vàng và kim loại quý lên tới gần 2 tỷ USD, riêng xuất khẩu vàng khoảng 1,3 tỷ USD do giá thế giới cao hơn trong nước.
Tuy nhiên, khi xuất khẩu thì dễ nhưng nhập về thì không dễ như xuất bởi cơ chế quản lý Xnhập khẩu vàng vẫn là chờ giấy phép từ Ngân hàng Nhà nước. Chính cơ chế này và độ trễ của chúng đã làm cho cung cầu và giá cả vàng trong nước gần như đoạn tuyệt với thế giới trong những thời điểm thị trường khó khăn nhất.
Và hệ quả là giá vàng trong nước không chỉ sốt theo giá thế giới mà còn sốt cao hơn giá thế giới từ 2 - 2,5 triệu đồng/lượng chỉ cách nhau từ phiên trước đến phiên sau như nói trên.
Lại cấp quota?
Theo giới phân tích tài chính, từ đầu năm đến nay, trước tình trạng chảy máu vàng, rất nhiều ý kiến cho rằng, đáng lẽ Ngân hàng Nhà nước nên tích cực mua vàng để bình ổn thị trường khi cần thiết. Tuy nhiên, mặc cho vàng cứ xuất đi, còn ứng xử của nhà điều hành là chờ doanh nghiệp xuất khẩu vàng bán lại ngoại tệ cho mình. Vì thế, đến khi nguồn cung bị hạn chế, Ngân hàng Nhà nước gần như trở tay không kịp.
“Giá như Ngân hàng Nhà nước đã mua vào một lượng vàng tương ứng và cùng đó là cơ chế cấp quota thông thoáng hơn, hẳn sẽ không có những cơn sốt vàng như ngày 8/8”, một nhà đầu tư nói.
Theo ông, để thị trường liên thông đạt mục tiêu thì Ngân hàng Nhà nước phải để các dòng chảy của vàng ra vào tự do và theo nguyên tắc bình thông nhau. Khi đó, tự nó cào bằng tất cả lệch lạc về cung cầu và giá cả. Vấn đề là quota mở đến đâu, hay lại mở nhỏ giọt hoặc chơi đòn tâm lý!
Trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước “mặc kệ”, thị trường vàng trong nước tiếp tục nhảy múa và phải chấp nhận một nghịch lý: biên độ giá vàng phiên trước - phiên sau của thế giới chỉ 50 USD/oz (tương đương 1 triệu đồng), trong khi giá ở Việt Nam chỉ cách một phiên giao dịch đã lệch nhau tới 2,5 triệu đồng/lượng.
Trên thực tế, chiều ngày 8/8, đã xuất hiện tin đồn Ngân hàng Nhà nước sắp cấp giấy phép nhập khẩu nên giá vàng đang ở đỉnh 44,4 triệu đồng/lượng đã giảm xuống còn 44,2 triệu đồng/lượng để… nghe ngóng thêm.
Tuy nhiên, điều khó khăn đối với Ngân hàng Nhà nước lúc này, là nếu cấp giấy phép nhập khẩu vàng, sẽ dội áp lực lên tỷ giá!
Theo dõi mấy ngày gần đây, USD và vàng cùng “nắm tay nhau” tăng giá: ngày 2/8, giá USD là 20.610 VND/USD, còn lần lượt các ngày 3, 4, 5, 6 là 20.615 - 20.620 - 20.650 VND và ngày 8/8 là 20.800 VND một USD!
Điều đáng nói, trong cuộc chơi này, phần thua thiệt còn giáng xuống những người đầu cơ theo tâm lý bầy đàn. Nếu chứng kiến hàng đoàn người đội mưa xếp hàng mua vàng ở Trần Nhân Tông (Hà Nội) sáng 8/8 và giá thay đổi chóng mặt trong mấy ngày qua, hẳn sẽ thấy những người lỡ bán giá thấp và lỡ mua giá cao đã bị thiệt đơn thiệt kép như thế nào.
Từ năm 2008 trở lại đây, khi Ngân hàng Nhà nước siết mạnh việc cấp quota nhập khẩu vàng thì biến động giá vàng trong nước luôn diễn biến khó lường và không theo kịp với giá vàng thế giới. Và khi thị trường căng thẳng quá mức, nhà điều hành lại cấp quota để làm dịu tình hình.
Tuy nhiên, không lẽ nhà điều hành chưa tìm thấy phương thức hữu hiệu nào khác ngoài điệp khúc “sốt - cấp quota” đã cũ kỹ và đầy bất an với thị trường tài chính?
Đầu giờ sáng nay, được tiếp sức bởi những kỷ lục mới của giá vàng quốc tế, giá vàng trong nước vọt lên gần 45 triệu đồng/lượng. Chỉ trong hai ngày, giá vàng đã tăng hơn 3 triệu đồng/lượng.
Phân tích nguyên nhân, ông Trần Trọng Quốc Khanh, Giám đốc Trung tâm Vàng Á Châu cho rằng, lý do đầu tiên là tác động từ việc Mỹ nâng trần nợ công.
Cụ thể, ngày 2/8, Mỹ thống nhất nâng trần nợ công lên 16,4 nghìn tỷ USD và kèm theo, Tổng thống Barack Obama phải cam kết cắt giảm khoảng 4 nghìn tỷ USD để chỉnh đốn tài khóa. Việc nâng trần nợ công có thể tránh một cuộc đổ vỡ cho Mỹ nhưng lại làm trầm trọng thêm thâm hụt ngân sách và nợ nần.
Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ tiếp tục xả thêm USD ra thị trường, khiến cho đồng tiền này mất giá so với các tài sản khác… Đồng thời, trái phiếu dài hạn của Mỹ đã bị hãng định mức tín nhiệm Standard&Poor’s đánh tụt từ AAA xuống còn AA+.
Cùng đó, vấn đề nợ công châu Âu đang lan sang Italia và Tây Ban Nha, khiến những nhà đầu tư phải bán đổ bán tháo trái phiếu chính phủ những nước này.
Những tác động trên khiến nhà đầu tư phải tìm hướng trú ẩn tài sản vào vàng, khiến giá vàng thế giới phục hồi rất nhanh.
“Khi trần nợ công của Mỹ được nới lên, giá vàng từ 1.680 USD/oz tụt xuống dưới 1.650 USD/oz, nhiều người cứ nghĩ là vàng sẽ xuống 1.600 USD/oz, nhưng thực sự là nó đã lại lên 1.700 USD/oz. Đó là cội nguồn của mọi cội nguồn, nguyên nhân của mọi nguyên nhân”, ông Khanh nói.
Đối với diễn biến giá vàng ở Việt Nam, một nhà đầu tư vàng cho rằng, giá vàng trong nước chịu tác động ít nhất từ 3 yếu tố mà đầu tiên là giá thế giới như nói trên.
Thứ hai, người bán vàng ở mức 40 triệu đồng/lượng cho rằng đây là ngưỡng cuối cùng, khó có thể phá nhưng khi thị trường đảo chiều lên 41 triệu - 42 triệu đồng/lượng, họ buộc phải mua để cắt lỗ.
Bên cạnh đó, nhóm đối tượng vừa chốt lời ở đợt kinh doanh trước đó nay giá lên thì họ lại mua vào với hy vọng giá mua của mình sẽ là điểm đầu tiên của đợt sóng mới. Như vậy, hành vi mua vào của hai nhóm đối tượng này khiến cho cầu vàng tăng vọt và dẫn tới hành vi găm giữ. Theo đó, người có vàng thì găm lại chờ giá cao hơn; người có tiền thì cố mua, tạo nên hiệu ứng tâm lý bầy đàn.
Hai yếu tố trên được cộng hưởng bởi yếu tố thứ ba là nguồn cung trong nước ngày càng khan hiếm hơn đã đẩy giá vàng lên. Trên thực tế, từ đầu năm đến nay, doanh số ngoại tệ do xuất khẩu vàng và kim loại quý lên tới gần 2 tỷ USD, riêng xuất khẩu vàng khoảng 1,3 tỷ USD do giá thế giới cao hơn trong nước.
Tuy nhiên, khi xuất khẩu thì dễ nhưng nhập về thì không dễ như xuất bởi cơ chế quản lý Xnhập khẩu vàng vẫn là chờ giấy phép từ Ngân hàng Nhà nước. Chính cơ chế này và độ trễ của chúng đã làm cho cung cầu và giá cả vàng trong nước gần như đoạn tuyệt với thế giới trong những thời điểm thị trường khó khăn nhất.
Và hệ quả là giá vàng trong nước không chỉ sốt theo giá thế giới mà còn sốt cao hơn giá thế giới từ 2 - 2,5 triệu đồng/lượng chỉ cách nhau từ phiên trước đến phiên sau như nói trên.
Lại cấp quota?
Theo giới phân tích tài chính, từ đầu năm đến nay, trước tình trạng chảy máu vàng, rất nhiều ý kiến cho rằng, đáng lẽ Ngân hàng Nhà nước nên tích cực mua vàng để bình ổn thị trường khi cần thiết. Tuy nhiên, mặc cho vàng cứ xuất đi, còn ứng xử của nhà điều hành là chờ doanh nghiệp xuất khẩu vàng bán lại ngoại tệ cho mình. Vì thế, đến khi nguồn cung bị hạn chế, Ngân hàng Nhà nước gần như trở tay không kịp.
“Giá như Ngân hàng Nhà nước đã mua vào một lượng vàng tương ứng và cùng đó là cơ chế cấp quota thông thoáng hơn, hẳn sẽ không có những cơn sốt vàng như ngày 8/8”, một nhà đầu tư nói.
Theo ông, để thị trường liên thông đạt mục tiêu thì Ngân hàng Nhà nước phải để các dòng chảy của vàng ra vào tự do và theo nguyên tắc bình thông nhau. Khi đó, tự nó cào bằng tất cả lệch lạc về cung cầu và giá cả. Vấn đề là quota mở đến đâu, hay lại mở nhỏ giọt hoặc chơi đòn tâm lý!
Trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước “mặc kệ”, thị trường vàng trong nước tiếp tục nhảy múa và phải chấp nhận một nghịch lý: biên độ giá vàng phiên trước - phiên sau của thế giới chỉ 50 USD/oz (tương đương 1 triệu đồng), trong khi giá ở Việt Nam chỉ cách một phiên giao dịch đã lệch nhau tới 2,5 triệu đồng/lượng.
Trên thực tế, chiều ngày 8/8, đã xuất hiện tin đồn Ngân hàng Nhà nước sắp cấp giấy phép nhập khẩu nên giá vàng đang ở đỉnh 44,4 triệu đồng/lượng đã giảm xuống còn 44,2 triệu đồng/lượng để… nghe ngóng thêm.
Tuy nhiên, điều khó khăn đối với Ngân hàng Nhà nước lúc này, là nếu cấp giấy phép nhập khẩu vàng, sẽ dội áp lực lên tỷ giá!
Theo dõi mấy ngày gần đây, USD và vàng cùng “nắm tay nhau” tăng giá: ngày 2/8, giá USD là 20.610 VND/USD, còn lần lượt các ngày 3, 4, 5, 6 là 20.615 - 20.620 - 20.650 VND và ngày 8/8 là 20.800 VND một USD!
Điều đáng nói, trong cuộc chơi này, phần thua thiệt còn giáng xuống những người đầu cơ theo tâm lý bầy đàn. Nếu chứng kiến hàng đoàn người đội mưa xếp hàng mua vàng ở Trần Nhân Tông (Hà Nội) sáng 8/8 và giá thay đổi chóng mặt trong mấy ngày qua, hẳn sẽ thấy những người lỡ bán giá thấp và lỡ mua giá cao đã bị thiệt đơn thiệt kép như thế nào.
Từ năm 2008 trở lại đây, khi Ngân hàng Nhà nước siết mạnh việc cấp quota nhập khẩu vàng thì biến động giá vàng trong nước luôn diễn biến khó lường và không theo kịp với giá vàng thế giới. Và khi thị trường căng thẳng quá mức, nhà điều hành lại cấp quota để làm dịu tình hình.
Tuy nhiên, không lẽ nhà điều hành chưa tìm thấy phương thức hữu hiệu nào khác ngoài điệp khúc “sốt - cấp quota” đã cũ kỹ và đầy bất an với thị trường tài chính?