Hệ lụy từ việc S&P tước xếp hạng tín nhiệm AAA của Mỹ
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, nền kinh tế lớn nhất thế giới không giữ được hạng mức tín nhiệm cao nhất
Nước Mỹ vừa bị tuột mất xếp hạng tín nhiệm AAA từ hãng định mức tín nhiệm Standard&Poor’s. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, nền kinh tế lớn nhất thế giới không giữ được hạng mức tín nhiệm cao nhất.
Theo hãng tin Reuters, ngày 5/8, S&P hạ điểm tín nhiệm trái phiếu dài hạn của chính phủ Mỹ một bậc xuống còn AA+. Những lý do mà S&Pdẫn giải cho việc hạ điểm này là thâm hụt ngân sách khổng lồ và gánh nặng nợ nần gia tăng của Washington.
“Việc hạ điểm tín nhiệm của Chính phủ Mỹ phản ánh quan điểm của chúng tôi cho rằng, kế hoạch củng cố tài khóa mà Quốc hội và Chính phủ Mỹ đạt được mới đây chưa có đủ những yếu tố mà chúng tôi cho là cần thiết để ổn định tình trạng nợ công trong trung hạn”, tuyên bố của S&P có đoạn viết.
Quyết định của S&P đưa ra sau khi Washington kết thúc một cuộc tranh cãi chính trị gay cắt về cắt giảm chi tiêu công và tăng thuế nhằm giảm bớt gánh nặng nợ nần của Chính phủ và tăng trần nợ quốc gia. Hôm 2/8, Tổng thống Barack Obama đã ký phê chuẩn dự luật giảm thâm hụt ngân sách một khoản 2,1 nghìn tỷ USD trong 10 năm, nâng trần nợ lên 16,4 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, theo S&P, Chính phủ Mỹ cần cắt giảm 4 nghìn tỷ USD thâm hụt ngân sách mới đủ để chỉnh đốn nền tài khóa của nước này.
Thế bế tắc chính trị gần đây ở Washington quanh vấn đề trần nợ cũng như việc các nhà chức trách Mỹ chưa thể giải quyết được những vấn đề tài khóa dài hạn diễn ra trong bối cảnh kinh tế Mỹ giảm tốc, đồng thời đẩy thị trường chứng khoán Phố Wall vào tuần giảm điểm tệ hại nhất trong 2 năm qua.
Trong 10 phiên giao dịch qua, chỉ số S&P 500 đã sụt giảm 10,8% do những lo ngại nền kinh tế Mỹ sẽ suy thoái lần nữa và khủng hoảng nợ châu Âu có thể tấn công vào Italy. Từng một thời được xem là loại tài sản an toàn nhất thế giới, trái phiếu kho bạc Mỹ giờ bị S&P đánh giá thấp hơn trái phiếu của những quốc gia như Anh, Đức, Pháp hay Canada.
Hai hãng định mức tín nhiệm lớn khác bên cạnh S&P là Fitch và Moody’s mới đây tuyên bố vẫn duy trì điểm tín nhiệm AAA của Mỹ, nhưng cũng cảnh báo về khả năng cắt giảm trong tương lai gần.
Theo giới phân tích, động thái của S&P có thể đẩy lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần tới. Tuy nhiên sau đó, loại tài sản này rất có khả năng lại được gom mua mạnh do tiếp tục được coi là kênh đầu tư an toàn cao.
Tuần qua, dù đã có những đồn đoán về nguy cơ Mỹ bị hạ điểm tín nhiệm, trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 30 năm vẫn có tuần giao dịch thành công nhất kể từ tháng 12/2008, thời điểm đỉnh cao của khủng hoảng tài chính. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu có lúc giảm còn 2,34%, thấp nhất từ tháng 10/2010, và là mức rất thấp so với chuẩn lịch sử.
Cùng với việc hạ điểm tín nhiệm của Mỹ, S&P gán cho hạng mức tín nhiệm mới của nước này triển vọng tiêu cực. Như vậy, nước Mỹ còn đối mặt nguy cơ bị giảm điểm tín nhiệm thêm lần nữa trong 12 - 18 tháng tới. Theo giới phân tích, trong dài hạn, lãi suất vay vốn có thể tăng cao đối với cả Chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
“Ảnh hưởng dài hạn mới đáng ngại, còn trong ngắn hạn, trái phiếu kho bạc Mỹ vẫn là một ‘hầm trú ấn’ hàng đầu”, ông Jack Ablin, Giám đốc đầu tư ngân hàng Harris Private Bank ở Chicago, nói trên Reuters.
Một ảnh hưởng nữa của việc Mỹ bị hạ điểm tín nhiệm là đồng USD sẽ chịu áp lực giảm giá gia tăng. Nhưng các chuyên gia cho rằng, tỷ giá đồng bạc xanh sẽ không giảm nhiều trong tuần tới.
“Động thái của S&P không hoàn toàn bất ngờ. Tôi tin là tỷ giá USD hiện tại đã phần nào phản ánh việc Mỹ bị hạ điểm tín nhiệm. Chúng tôi cho rằng, áp lực giảm giá USD sẽ còn tăng, nhưng việc bán tháo đồng tiền này ít có khả năng xảy ra, vì hầu như không có tài sản nào đọ được với trái phiếu kho bạc Mỹ về mức độ rộng lớn và thanh khoản cao của thị trường”, chiến lược gia tiền tệ Vassili Serebriakov thuộc ngân hàng Wells Fargo ở New York nhận định.
Việc Mỹ mất điểm tín nhiệm AAA có thể khiến các nước chủ nợ lớn của nước này, nhất là Trung Quốc, lo ngại. Trung Quốc hiện nắm hơn 1 nghìn tỷ USD nợ Mỹ. Bắc Kinh thời gian qua đã liên tục thúc giục Washington bảo vệ các khoản đầu tư bằng USD của các quốc gia khác bằng cách giải quyết vấn đề ngân sách.
Chính quyền Tổng thống Obama gần đây đã thể hiện rõ thái độ kém vừa lòng với hãng định mức tín nhiệm S&P. Nguồn tin thân cận cho biết, các quan chức cấp cao của Mỹ thậm chí đã cáo buộc hãng này đã đưa ra những cảnh báo hạ điểm tín nhiệm không phù hợp với Washington.
Theo ước tính của giới chuyên gia, việc S&P hạ điểm tín nhiệm của Mỹ có thể làm lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng thêm 0,7%, theo đó khiến Washington mất thêm 100 tỷ USD tiền trả lãi nợ công.
Việc nước Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử bị một hãng định mức tín nhiệm lớn hạ điểm diễn ra chỉ 15 tháng trước thềm cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo ở nước này. Bên cạnh đó, nợ nần vẫn là một vấn đề nóng ở Washington, khi mà thâm hụt ngân sách của Chính phủ Mỹ năm nay đã lên tới 1,4 nghìn tỷ USD, tương đương 9% GDP, một trong những mức thâm hụt “khủng” nhất của nước này từ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Theo hãng tin Reuters, ngày 5/8, S&P hạ điểm tín nhiệm trái phiếu dài hạn của chính phủ Mỹ một bậc xuống còn AA+. Những lý do mà S&Pdẫn giải cho việc hạ điểm này là thâm hụt ngân sách khổng lồ và gánh nặng nợ nần gia tăng của Washington.
“Việc hạ điểm tín nhiệm của Chính phủ Mỹ phản ánh quan điểm của chúng tôi cho rằng, kế hoạch củng cố tài khóa mà Quốc hội và Chính phủ Mỹ đạt được mới đây chưa có đủ những yếu tố mà chúng tôi cho là cần thiết để ổn định tình trạng nợ công trong trung hạn”, tuyên bố của S&P có đoạn viết.
Quyết định của S&P đưa ra sau khi Washington kết thúc một cuộc tranh cãi chính trị gay cắt về cắt giảm chi tiêu công và tăng thuế nhằm giảm bớt gánh nặng nợ nần của Chính phủ và tăng trần nợ quốc gia. Hôm 2/8, Tổng thống Barack Obama đã ký phê chuẩn dự luật giảm thâm hụt ngân sách một khoản 2,1 nghìn tỷ USD trong 10 năm, nâng trần nợ lên 16,4 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, theo S&P, Chính phủ Mỹ cần cắt giảm 4 nghìn tỷ USD thâm hụt ngân sách mới đủ để chỉnh đốn nền tài khóa của nước này.
Thế bế tắc chính trị gần đây ở Washington quanh vấn đề trần nợ cũng như việc các nhà chức trách Mỹ chưa thể giải quyết được những vấn đề tài khóa dài hạn diễn ra trong bối cảnh kinh tế Mỹ giảm tốc, đồng thời đẩy thị trường chứng khoán Phố Wall vào tuần giảm điểm tệ hại nhất trong 2 năm qua.
Trong 10 phiên giao dịch qua, chỉ số S&P 500 đã sụt giảm 10,8% do những lo ngại nền kinh tế Mỹ sẽ suy thoái lần nữa và khủng hoảng nợ châu Âu có thể tấn công vào Italy. Từng một thời được xem là loại tài sản an toàn nhất thế giới, trái phiếu kho bạc Mỹ giờ bị S&P đánh giá thấp hơn trái phiếu của những quốc gia như Anh, Đức, Pháp hay Canada.
Hai hãng định mức tín nhiệm lớn khác bên cạnh S&P là Fitch và Moody’s mới đây tuyên bố vẫn duy trì điểm tín nhiệm AAA của Mỹ, nhưng cũng cảnh báo về khả năng cắt giảm trong tương lai gần.
Theo giới phân tích, động thái của S&P có thể đẩy lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần tới. Tuy nhiên sau đó, loại tài sản này rất có khả năng lại được gom mua mạnh do tiếp tục được coi là kênh đầu tư an toàn cao.
Tuần qua, dù đã có những đồn đoán về nguy cơ Mỹ bị hạ điểm tín nhiệm, trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 30 năm vẫn có tuần giao dịch thành công nhất kể từ tháng 12/2008, thời điểm đỉnh cao của khủng hoảng tài chính. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu có lúc giảm còn 2,34%, thấp nhất từ tháng 10/2010, và là mức rất thấp so với chuẩn lịch sử.
Cùng với việc hạ điểm tín nhiệm của Mỹ, S&P gán cho hạng mức tín nhiệm mới của nước này triển vọng tiêu cực. Như vậy, nước Mỹ còn đối mặt nguy cơ bị giảm điểm tín nhiệm thêm lần nữa trong 12 - 18 tháng tới. Theo giới phân tích, trong dài hạn, lãi suất vay vốn có thể tăng cao đối với cả Chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
“Ảnh hưởng dài hạn mới đáng ngại, còn trong ngắn hạn, trái phiếu kho bạc Mỹ vẫn là một ‘hầm trú ấn’ hàng đầu”, ông Jack Ablin, Giám đốc đầu tư ngân hàng Harris Private Bank ở Chicago, nói trên Reuters.
Một ảnh hưởng nữa của việc Mỹ bị hạ điểm tín nhiệm là đồng USD sẽ chịu áp lực giảm giá gia tăng. Nhưng các chuyên gia cho rằng, tỷ giá đồng bạc xanh sẽ không giảm nhiều trong tuần tới.
“Động thái của S&P không hoàn toàn bất ngờ. Tôi tin là tỷ giá USD hiện tại đã phần nào phản ánh việc Mỹ bị hạ điểm tín nhiệm. Chúng tôi cho rằng, áp lực giảm giá USD sẽ còn tăng, nhưng việc bán tháo đồng tiền này ít có khả năng xảy ra, vì hầu như không có tài sản nào đọ được với trái phiếu kho bạc Mỹ về mức độ rộng lớn và thanh khoản cao của thị trường”, chiến lược gia tiền tệ Vassili Serebriakov thuộc ngân hàng Wells Fargo ở New York nhận định.
Việc Mỹ mất điểm tín nhiệm AAA có thể khiến các nước chủ nợ lớn của nước này, nhất là Trung Quốc, lo ngại. Trung Quốc hiện nắm hơn 1 nghìn tỷ USD nợ Mỹ. Bắc Kinh thời gian qua đã liên tục thúc giục Washington bảo vệ các khoản đầu tư bằng USD của các quốc gia khác bằng cách giải quyết vấn đề ngân sách.
Chính quyền Tổng thống Obama gần đây đã thể hiện rõ thái độ kém vừa lòng với hãng định mức tín nhiệm S&P. Nguồn tin thân cận cho biết, các quan chức cấp cao của Mỹ thậm chí đã cáo buộc hãng này đã đưa ra những cảnh báo hạ điểm tín nhiệm không phù hợp với Washington.
Theo ước tính của giới chuyên gia, việc S&P hạ điểm tín nhiệm của Mỹ có thể làm lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng thêm 0,7%, theo đó khiến Washington mất thêm 100 tỷ USD tiền trả lãi nợ công.
Việc nước Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử bị một hãng định mức tín nhiệm lớn hạ điểm diễn ra chỉ 15 tháng trước thềm cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo ở nước này. Bên cạnh đó, nợ nần vẫn là một vấn đề nóng ở Washington, khi mà thâm hụt ngân sách của Chính phủ Mỹ năm nay đã lên tới 1,4 nghìn tỷ USD, tương đương 9% GDP, một trong những mức thâm hụt “khủng” nhất của nước này từ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai.