Ngân hàng Phát triển Việt Nam có lãnh đạo mới
Tổng giám đốc VDB sẽ đảm nhiệm chức quyền Chủ tịch Hội đồng Quản lý của ngân hàng
Thủ tướng Chính phủ vừa ký hai quyết định liên quan đến việc bổ nhiệm lãnh đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).
Theo đó, tại quyết định 1359/QĐ-TTg, Thủ tướng đã giao ông Trần Bá Huấn, Phó tổng giám đốc VDB giữ chức quyền Tổng giám đốc Ngân hàng này.
Trước đó, với quyết định 1538/QĐ-TTg, Thủ tướng đã phê chuẩn ông Nguyễn Quang Dũng thôi giữ chức Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam để đảm nhận nhiệm vụ quyền Chủ tịch Hội đồng quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thành lập từ tháng 5/2006, trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Với vốn điều lệ 10.000 tỷ đồng, VDB có nhiệm vụ chính là huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu theo quy định của Chính phủ; thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của nhà nước theo quy định; nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Ngân hàng Phát triển với các tổ chức uỷ thác…
Hiện Hội đồng quản lý của VDB bao gồm 6 thành viên, bao gồm ông Trần Xuân Hà, Thứ trưởng Bộ Tài chính, là Ủy viên phụ trách cùng các ông Cao Viết Sinh, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Đặng Thanh Bình, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước; ông Nguyễn Quang Dũng; ông Đào Ngọc Thắng và ông Đồng Quang Đại, Trưởng ban kiểm soát.
Ban điều hành gồm 7 thành viên, bao gồm quyền Tổng giám đốc Trần Bá Huấn và 6 Phó tổng giám đốc là bà Đào Dung Anh, ông Đào Văn Chiến, ông Nguyễn Chí Trung, ông Phạm Đức Hòa, ông Trần Phú Minh, ông Đào Quang Trường.
Mới đây, Bộ Tài chính đã công bố lấy ý kiến các bộ, ngành dự thảo về điều lệ hoạt động của VDB, trong đó có nội dung đáng chú ý là Chính phủ sẽ đình chỉ chức vụ Chủ tịch và Tổng giám đốc VDB nếu để ngân hàng rời vào diện kiểm soát đặc biệt.
Theo đó, tại quyết định 1359/QĐ-TTg, Thủ tướng đã giao ông Trần Bá Huấn, Phó tổng giám đốc VDB giữ chức quyền Tổng giám đốc Ngân hàng này.
Trước đó, với quyết định 1538/QĐ-TTg, Thủ tướng đã phê chuẩn ông Nguyễn Quang Dũng thôi giữ chức Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam để đảm nhận nhiệm vụ quyền Chủ tịch Hội đồng quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thành lập từ tháng 5/2006, trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Với vốn điều lệ 10.000 tỷ đồng, VDB có nhiệm vụ chính là huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu theo quy định của Chính phủ; thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của nhà nước theo quy định; nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Ngân hàng Phát triển với các tổ chức uỷ thác…
Hiện Hội đồng quản lý của VDB bao gồm 6 thành viên, bao gồm ông Trần Xuân Hà, Thứ trưởng Bộ Tài chính, là Ủy viên phụ trách cùng các ông Cao Viết Sinh, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Đặng Thanh Bình, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước; ông Nguyễn Quang Dũng; ông Đào Ngọc Thắng và ông Đồng Quang Đại, Trưởng ban kiểm soát.
Ban điều hành gồm 7 thành viên, bao gồm quyền Tổng giám đốc Trần Bá Huấn và 6 Phó tổng giám đốc là bà Đào Dung Anh, ông Đào Văn Chiến, ông Nguyễn Chí Trung, ông Phạm Đức Hòa, ông Trần Phú Minh, ông Đào Quang Trường.
Mới đây, Bộ Tài chính đã công bố lấy ý kiến các bộ, ngành dự thảo về điều lệ hoạt động của VDB, trong đó có nội dung đáng chú ý là Chính phủ sẽ đình chỉ chức vụ Chủ tịch và Tổng giám đốc VDB nếu để ngân hàng rời vào diện kiểm soát đặc biệt.