VDB: “Chúng tôi cho vay theo chỉ đạo”
Việc VDB tập trung vào các dự án lớn khiến có nhiều ý kiến thắc mắc về quan hệ tín dụng của đơn vị này
Việc Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) tập trung vào các dự án lớn khiến có nhiều ý kiến thắc mắc về quan hệ tín dụng của đơn vị này.
Đặc biệt, sau những hợp đồng "cỡ bự", tập trung vào các dự án chủ yếu là lĩnh vực điện và dầu khí - những dự án mang tính dài hơi, thời gian thu hồi vốn thường là vài chục năm - càng khiến cho nhiều người khó hiểu về khả năng cân đối cung cầu của VDB.
Tuy nhiên, trả lời VnEconomy, Tổng giám đốc VDB Nguyễn Quang Dũng khẳng định, đó là chuyện bình thường, bởi VDB là ngân hàng của Chính phủ.
Ông Dũng nói:
- Với vai trò là một tổ chức thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Chính phủ, hiện VDB đang là đầu mối cấp vốn cho một số dự án quan trọng của quốc gia như Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Thủy điện Sơn La, dự án vệ tinh Vinasat, Nhà máy Phân bón DAP Hải Phòng và nhiều nhà máy xi măng, luyện thép, đóng tàu trên cả nước.
Riêng trong năm 2009, dư nợ cho vay của VDB đã đạt trên 31.000 tỷ đồng, tập trung vào các dự án trọng điểm quốc gia, các dự án vùng sâu, vùng xa để khai thác các vùng miền trong nền kinh tế, chứ không phải là vì lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu.
Nhưng tại sao lại có sự thay đổi đối tượng cho vay này, bởi trước đây VDB vẫn nhắm đến nhiều dự án, doanh nghiệp vừa và nhỏ?
Sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động, từ quỹ đầu tư phát triển trước đây sang Ngân hàng Phát triển Việt Nam hiện nay thì chiến lược đầu tư của chúng tôi đã hướng tới mục tiêu không đầu tư dàn trải, chỉ tập trung vào các dự án trọng điểm và các dự án thực sự cần thiết cho nền kinh tế.
Do đó, đối với nhiều dự án dù là thuộc đối tượng vay vốn của VDB nhưng vì quy mô nhỏ nên chúng tôi vẫn phải từ chối cho vay. Hiện nay, có thể chưa giải quyết triệt để được sự dàn trải, song chúng tôi đã tập trung vào các dự án trọng điểm và ưu tiên cho những dự án hoàn thành ngay.
Ví dụ các dự án điện của EVN, chúng tôi đang quản lý 5,6 tỷ USD và khoảng 36.000 tỷ đồng, trong đó tập trung vào giải phóng mặt bằng cho nhiều dự án trọng điểm của ngành điện và nhiều ngành khác.
Hiện, đối với ngành dầu khí thì theo chỉ đạo của Chính phủ, chúng tôi đã giải ngân 1 tỷ USD trên tổng mức đầu tư của nhà máy 3 tỷ USD của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Ngoài ra, hiện chúng tôi đang đầu tư vào Nhà máy Đạm Cà Mau và một giàn khoan lớn sâu 90 m cũng đang thẩm định hồ sơ để cho vay.
Nhưng nếu đã là “ngân hàng của Chính phủ” thì tại sao VDB lại liên tiếp ký các hợp đồng hợp tác với các ngân hàng thương mại như để đánh bóng thương hiệu?
VDB không phải là ngân hàng thương mại, không vì mục tiêu kinh doanh nên chúng tôi không đánh bóng thương hiệu để làm gì. Nhưng việc ký kết đều có mục đích của nó. Chẳng hạn, chúng tôi vừa ký thỏa thuận với Eximbank của Mỹ để nhằm mục đích sử dụng hạn mức 500 triệu USD của ngân hàng này. Và nếu giải ngân nhanh chóng khoản này, Chính phủ Mỹ cam kết sẽ bổ sung thêm hạn mức cho chúng ta. Tất nhiên là họ cũng nhằm mục đích bán thiết bị chúng ta.
Còn việc ký với các ngân hàng thương mại khác là nhằm mục đích hợp tác với nhau, rồi VDB bảo lãnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để các ngân hàng cho những doanh nghiệp này vay.
Có nhiều doanh nghiệp thắc mắc là tại sao các hợp đồng tín dụng của VDB chủ yếu tập trung vào lĩnh vực điện và dầu khí....
Những hợp đồng trên có được là do sự chỉ đạo của Chính phủ bởi VDB là ngân hàng của Chính phủ. Chúng tôi phải tập trung vào những cái gì mà Chính phủ và nền kinh tế cần nhất. Hiện lĩnh vực điện đang được chúng tôi “ưu ái” nhất với tổng số vốn đầu tư cho ngành này là lớn nhất trong tất cả các ngành.
Tuy nhiên, việc đầu tư với giá trị lớn như vậy là hoàn toàn hợp lý. Chẳng hạn, với công trình Thủy điện Sơn La, ngoài phần vốn trong nước chúng tôi cho vay hơn 4.000 tỷ đồng, cộng với vốn nước ngoài là 400 triệu USD nữa.
Nhưng những dự án lớn thường là có thời gian thu hồi vốn lâu. Liệu có gây khó khăn trong hoạt động cân đối nguồn vốn của VDB?
Đương nhiên là chúng tôi đang có chuyện về thu hồi vốn. Những dự án đấy thu hồi vốn vài chục năm, trong khi huy động vốn chỉ 10 - 15 năm, ODA thì còn dài hơn 20 năm, trong khi VDB chưa thu hồi được vốn đã phải lo trả nợ rồi.
Hiện vốn ODA chiếm khoảng hơn 40% trong tổng nguồn vốn của VDB và nó cũng chiếm gần ½ trong tổng vốn ODA của cả nền kinh tế, khoảng 9 tỷ USD.
Chính vì thế, chúng tôi phải tiếp tục phát hành trái phiếu để cân đối và trả nợ và đó là chuyện đương nhiên, như Mỹ là nước giàu nhất thế giới nhưng cũng là nước nợ nhiều nhất thế giới.
Năm nay, theo chỉ đạo của Chính phủ, chúng tôi phải giải ngân khoảng 80.000 tỷ đồng cho một số dự án, trong đó hơn 40.000 tỷ đồng là cho xuất khẩu.
Cũng nói thêm rằng, trái phiếu của VDB phát hành từ cuối năm 2009 về trước là trái phiếu Chính phủ, nhưng từ đầu năm nay theo luật quản lý nợ công thì chuyển thành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh.
Từ đầu năm đến nay, chúng tôi đã thu về trên 35.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu. Dự kiến đến cuối năm chúng tôi sẽ phát hành thêm 25.000 tỷ đồng nữa để đảm bảo đủ giải ngân trong năm nay và gối đầu cho năm sau.
Đặc biệt, sau những hợp đồng "cỡ bự", tập trung vào các dự án chủ yếu là lĩnh vực điện và dầu khí - những dự án mang tính dài hơi, thời gian thu hồi vốn thường là vài chục năm - càng khiến cho nhiều người khó hiểu về khả năng cân đối cung cầu của VDB.
Tuy nhiên, trả lời VnEconomy, Tổng giám đốc VDB Nguyễn Quang Dũng khẳng định, đó là chuyện bình thường, bởi VDB là ngân hàng của Chính phủ.
Ông Dũng nói:
- Với vai trò là một tổ chức thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Chính phủ, hiện VDB đang là đầu mối cấp vốn cho một số dự án quan trọng của quốc gia như Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Thủy điện Sơn La, dự án vệ tinh Vinasat, Nhà máy Phân bón DAP Hải Phòng và nhiều nhà máy xi măng, luyện thép, đóng tàu trên cả nước.
Riêng trong năm 2009, dư nợ cho vay của VDB đã đạt trên 31.000 tỷ đồng, tập trung vào các dự án trọng điểm quốc gia, các dự án vùng sâu, vùng xa để khai thác các vùng miền trong nền kinh tế, chứ không phải là vì lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu.
Nhưng tại sao lại có sự thay đổi đối tượng cho vay này, bởi trước đây VDB vẫn nhắm đến nhiều dự án, doanh nghiệp vừa và nhỏ?
Sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động, từ quỹ đầu tư phát triển trước đây sang Ngân hàng Phát triển Việt Nam hiện nay thì chiến lược đầu tư của chúng tôi đã hướng tới mục tiêu không đầu tư dàn trải, chỉ tập trung vào các dự án trọng điểm và các dự án thực sự cần thiết cho nền kinh tế.
Do đó, đối với nhiều dự án dù là thuộc đối tượng vay vốn của VDB nhưng vì quy mô nhỏ nên chúng tôi vẫn phải từ chối cho vay. Hiện nay, có thể chưa giải quyết triệt để được sự dàn trải, song chúng tôi đã tập trung vào các dự án trọng điểm và ưu tiên cho những dự án hoàn thành ngay.
Ví dụ các dự án điện của EVN, chúng tôi đang quản lý 5,6 tỷ USD và khoảng 36.000 tỷ đồng, trong đó tập trung vào giải phóng mặt bằng cho nhiều dự án trọng điểm của ngành điện và nhiều ngành khác.
Hiện, đối với ngành dầu khí thì theo chỉ đạo của Chính phủ, chúng tôi đã giải ngân 1 tỷ USD trên tổng mức đầu tư của nhà máy 3 tỷ USD của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Ngoài ra, hiện chúng tôi đang đầu tư vào Nhà máy Đạm Cà Mau và một giàn khoan lớn sâu 90 m cũng đang thẩm định hồ sơ để cho vay.
Nhưng nếu đã là “ngân hàng của Chính phủ” thì tại sao VDB lại liên tiếp ký các hợp đồng hợp tác với các ngân hàng thương mại như để đánh bóng thương hiệu?
VDB không phải là ngân hàng thương mại, không vì mục tiêu kinh doanh nên chúng tôi không đánh bóng thương hiệu để làm gì. Nhưng việc ký kết đều có mục đích của nó. Chẳng hạn, chúng tôi vừa ký thỏa thuận với Eximbank của Mỹ để nhằm mục đích sử dụng hạn mức 500 triệu USD của ngân hàng này. Và nếu giải ngân nhanh chóng khoản này, Chính phủ Mỹ cam kết sẽ bổ sung thêm hạn mức cho chúng ta. Tất nhiên là họ cũng nhằm mục đích bán thiết bị chúng ta.
Còn việc ký với các ngân hàng thương mại khác là nhằm mục đích hợp tác với nhau, rồi VDB bảo lãnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để các ngân hàng cho những doanh nghiệp này vay.
Có nhiều doanh nghiệp thắc mắc là tại sao các hợp đồng tín dụng của VDB chủ yếu tập trung vào lĩnh vực điện và dầu khí....
Những hợp đồng trên có được là do sự chỉ đạo của Chính phủ bởi VDB là ngân hàng của Chính phủ. Chúng tôi phải tập trung vào những cái gì mà Chính phủ và nền kinh tế cần nhất. Hiện lĩnh vực điện đang được chúng tôi “ưu ái” nhất với tổng số vốn đầu tư cho ngành này là lớn nhất trong tất cả các ngành.
Tuy nhiên, việc đầu tư với giá trị lớn như vậy là hoàn toàn hợp lý. Chẳng hạn, với công trình Thủy điện Sơn La, ngoài phần vốn trong nước chúng tôi cho vay hơn 4.000 tỷ đồng, cộng với vốn nước ngoài là 400 triệu USD nữa.
Nhưng những dự án lớn thường là có thời gian thu hồi vốn lâu. Liệu có gây khó khăn trong hoạt động cân đối nguồn vốn của VDB?
Đương nhiên là chúng tôi đang có chuyện về thu hồi vốn. Những dự án đấy thu hồi vốn vài chục năm, trong khi huy động vốn chỉ 10 - 15 năm, ODA thì còn dài hơn 20 năm, trong khi VDB chưa thu hồi được vốn đã phải lo trả nợ rồi.
Hiện vốn ODA chiếm khoảng hơn 40% trong tổng nguồn vốn của VDB và nó cũng chiếm gần ½ trong tổng vốn ODA của cả nền kinh tế, khoảng 9 tỷ USD.
Chính vì thế, chúng tôi phải tiếp tục phát hành trái phiếu để cân đối và trả nợ và đó là chuyện đương nhiên, như Mỹ là nước giàu nhất thế giới nhưng cũng là nước nợ nhiều nhất thế giới.
Năm nay, theo chỉ đạo của Chính phủ, chúng tôi phải giải ngân khoảng 80.000 tỷ đồng cho một số dự án, trong đó hơn 40.000 tỷ đồng là cho xuất khẩu.
Cũng nói thêm rằng, trái phiếu của VDB phát hành từ cuối năm 2009 về trước là trái phiếu Chính phủ, nhưng từ đầu năm nay theo luật quản lý nợ công thì chuyển thành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh.
Từ đầu năm đến nay, chúng tôi đã thu về trên 35.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu. Dự kiến đến cuối năm chúng tôi sẽ phát hành thêm 25.000 tỷ đồng nữa để đảm bảo đủ giải ngân trong năm nay và gối đầu cho năm sau.