Rơi vào kiểm soát đặc biệt, sếp VDB sẽ bị đình chỉ chức?
Dự thảo về điều lệ hoạt động của VDB vừa được Bộ Tài chính hoàn tất để lấy ý kiến góp ý của các bên liên quan
Dự thảo về điều lệ hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) vừa được Bộ Tài chính hoàn tất để lấy ý kiến góp ý của các bên liên quan.
Một trong những nội dung đáng chú ý là việc quy định quyền hạn và trách nhiệm của đội ngũ quản lý, đặc biệt là hai chức danh chủ tịch hội đồng thành viên và tổng giám đốc.
Theo đó, dự thảo nêu rõ, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc VDB không được đồng thời là người điều hành hoặc chủ tịch hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp đó là công ty con của VDB; không được đồng thời tham gia điều hành tại doanh nghiệp khác.
Đặc biệt, Chủ tịch Hội đồng Thành viên của VDB không được đồng thời là người điều hành của ngân hàng này; không được đồng thời là thành viên hội đồng thành viên, hội đồng quản trị, người điều hành tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty con của VDB.
Lãnh đạo VDB cũng không được tạo điều kiện để cá nhân mình hoặc người có liên quan vay vốn tại ngân hàng mình với những điều kiện ưu đãi, thuận lợi hơn so với quy định chung của pháp luật và của Ngân hàng.
Về quy định tạm đình chỉ, đình chỉ lãnh đạo, dự thảo nêu rõ, trường hợp VDB bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt do cơ quan có thẩm quyền thành lập có quyền đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch và các thành viên hội đồng thành viên, trưởng ban và các thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc nếu xét thấy cần thiết.
Trường hợp Chủ tịch và các thành viên Hội đồng Thành viên, Trưởng ban và các thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc VDB vi phạm quy định của pháp luật và điều lệ này trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, cơ quan có thẩm quyền có quyền đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của những đối tượng vi phạm này nếu xét thấy cần thiết.
Chủ tịch và các thành viên Hội đồng Thành viên, Trưởng ban và các thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc của VDB có thể bị đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn theo quyết định của cơ quan bảo vệ pháp luật có thẩm quyền.
Thành lập từ tháng 5/2006, Ngân hàng Phát triển Việt Nam là ngân hàng chính sách 100% vốn chủ sở hữu của Nhà nước, phục vụ tín dụng đối với các dự án trọng điểm của quốc gia, các chương trình cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ.
Mới đây Thủ tướng đã ký quyết định tăng vốn điều lệ của VDB lên gấp 2 lần hiện nay, đạt 20 nghìn tỷ đồng vào năm 2015 và sẽ tăng lên 30 nghìn tỷ vào năm 2020.
Một trong những nội dung đáng chú ý là việc quy định quyền hạn và trách nhiệm của đội ngũ quản lý, đặc biệt là hai chức danh chủ tịch hội đồng thành viên và tổng giám đốc.
Theo đó, dự thảo nêu rõ, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc VDB không được đồng thời là người điều hành hoặc chủ tịch hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp đó là công ty con của VDB; không được đồng thời tham gia điều hành tại doanh nghiệp khác.
Đặc biệt, Chủ tịch Hội đồng Thành viên của VDB không được đồng thời là người điều hành của ngân hàng này; không được đồng thời là thành viên hội đồng thành viên, hội đồng quản trị, người điều hành tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty con của VDB.
Lãnh đạo VDB cũng không được tạo điều kiện để cá nhân mình hoặc người có liên quan vay vốn tại ngân hàng mình với những điều kiện ưu đãi, thuận lợi hơn so với quy định chung của pháp luật và của Ngân hàng.
Về quy định tạm đình chỉ, đình chỉ lãnh đạo, dự thảo nêu rõ, trường hợp VDB bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt do cơ quan có thẩm quyền thành lập có quyền đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch và các thành viên hội đồng thành viên, trưởng ban và các thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc nếu xét thấy cần thiết.
Trường hợp Chủ tịch và các thành viên Hội đồng Thành viên, Trưởng ban và các thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc VDB vi phạm quy định của pháp luật và điều lệ này trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, cơ quan có thẩm quyền có quyền đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của những đối tượng vi phạm này nếu xét thấy cần thiết.
Chủ tịch và các thành viên Hội đồng Thành viên, Trưởng ban và các thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc của VDB có thể bị đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn theo quyết định của cơ quan bảo vệ pháp luật có thẩm quyền.
Thành lập từ tháng 5/2006, Ngân hàng Phát triển Việt Nam là ngân hàng chính sách 100% vốn chủ sở hữu của Nhà nước, phục vụ tín dụng đối với các dự án trọng điểm của quốc gia, các chương trình cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ.
Mới đây Thủ tướng đã ký quyết định tăng vốn điều lệ của VDB lên gấp 2 lần hiện nay, đạt 20 nghìn tỷ đồng vào năm 2015 và sẽ tăng lên 30 nghìn tỷ vào năm 2020.