Ngân hàng tăng vốn, vốn ở đâu?
Một chuyên gia của Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, sẽ có khoảng 5 ngân hàng không thể tăng vốn lên mức 3.000 tỷ đồng trong năm nay
Một chuyên gia của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng, sẽ có khoảng 5 ngân hàng không thể tăng vốn điều lệ lên mức 3.000 tỷ đồng trong năm nay…
Mấy tháng gần đây, trên cổng thông tin của các ngân hàng trong diện phải tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng theo Nghị định 141/CP, rộ lên các bản tin phát hành cổ phiếu tăng vốn, như thể nếu không tăng vốn kịp, các ngân hàng sẽ không được quản trị rủi ro tốt và sẽ mất an toàn hoạt động đến nơi!
Thóc nhỏ thì hạt sẽ lép?
Có ngân hàng phát hành cho cổ đông hiện hữu, ngân hàng khác thì phát hành ra công chúng bên ngoài, còn ngân hàng khôn ngoan hơn thì phát hành trái phiếu chuyển đổi trước đó một năm, đợi đến khi trái phiếu thành cổ phiếu thì khớp với hạn mà nhà nước yêu cầu.
Là người trong cuộc, ông Trương Hoàng Lương, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long (KienlongBank) cho rằng, quy mô lớn thì hoạt động an toàn hơn là không chính xác. Vấn đề là phải nhìn ở các tiêu chí khác nhau của mỗi ngân hàng. Chất lượng, khả năng an toàn hoạt động của các đơn vị đều phụ thuộc vào thước đo từ các chỉ số, mà chỉ số thì không cứ phải là ngân hàng to hay nhỏ, lớn hay bé.
Không nằm trong diện phải tăng vốn nhưng ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) cũng đồng tình: “Trong một thị trường thì phải có ngân hàng lớn, ngân hàng bé, mỗi ngân hàng có một phân khúc thị trường khác nhau. Không có ngân hàng bé thì làm sao có ngân hàng lớn? Ngày xưa vốn điều lệ của ACB cũng chỉ mấy trăm triệu đồng để bây giờ mới có cơ ngơi thế này!”.
Ông Trương Đình Song, Phó trưởng ban Pháp luật của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, cho biết, tính đến thời điểm này, trong số 23 ngân hàng trong diện phải tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng thì có 10 ngân hàng đã hoàn thành phương án gửi lên Ngân hàng Nhà nước.
Đặc biệt, trong số hơn 10 ngân hàng thương mại chưa trình phương án thì có thể có 5 ngân hàng không thể thực hiện tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng như quy định tại Nghị định 141/CP.
Ông Song nói: “Đây là một sai lầm trong Nghị định 141, bởi một đất nước mà tất cả ngân hàng có mức vốn điều lệ tối thiểu như nhau là không hợp lý, không phù hợp với khả năng quản trị điều hành của họ”.
Theo ông Song, nếu nâng lên 3.000 tỷ đồng, có nghĩa đã buộc một số ngân hàng gánh gấp đôi khả năng của mình và sẽ lâm vào khủng hoảng. Đáng lẽ, những ngân hàng nông thôn thì cứ để họ ở nông thôn, sức khỏe họ đến đâu thì cứ đặt họ ở đó. Đằng này lại bắt họ lên đô thị.
Ở các nước, có ngân hàng khu vực, ngân hàng bang, ngân hàng toàn quốc, còn Việt Nam thì bắt tất phải lên đô thị, ngân hàng nào cũng “đa năng, hiện đại” na ná như nhau, bây giờ họ vươn khắp nơi trong lúc sức thì chưa đủ.
Vốn ở đâu?
Khỏi phải nói, trong số những ngân hàng nói trên, SHB, ABBank và thậm chí cả LienVietBank là điển hình của sự khôn ngoan. Bắt đầu từ khi Nghị định 141 ra đời, SHB đã có kế hoạch tăng vốn pháp định. Đầu tháng 6/2010, SHB chào bán 150 triệu cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn điều lệ từ 2.000 lên 3.500 tỷ đồng theo Quyết định 1547/UBCK-QLPH ngày 28/5 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Trước đó, tháng 3/2010, SHB chào bán thành công 15 triệu trái phiếu chuyển đổi với giá trị 1.500 tỷ đồng. Cùng với giá trị 1.500 tỷ đồng chào bán cổ phiếu lần này, cuối 2010, vốn điều lệ của SHB là 3.500 tỷ đồng và đến cuối quý 1/2011, ngân hàng này “bỏ túi” thêm 1.500 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng!
Cùng với SHB thì ABBank cũng nhanh chân tăng vốn lên mức 3.482 tỷ đồng và dự kiến cuối năm sẽ tăng lên 3.800 tỷ đồng. Một ngân hàng khác mới sinh sau đẻ muộn là LienVietBank nhưng cũng rất rành rẽ bài toán “trái phiếu chuyển đổi” và cú “sáp nhập hệ thống tiết kiệm bưu điện” để vượt qua mức vốn 3.000 tỷ đồng theo quy định.
Còn đối với KienlongBank thì ngày 11/6 vừa qua, ngân hàng đã phát hành cổ phiếu với giá trị tăng thêm 1.000 tỷ đồng cho cổ đông hiện hữu, nâng vốn lên mức 2.000 tỷ đồng và cuối năm nay sẽ phát hành cổ phiếu với giá trị tăng thêm 1.000 tỷ đồng nhằm đảm bảo 3.000 tỷ đồng vốn điều lệ như quy định.
Trái lại, những trường hợp chậm chân hơn thì tại thời điểm này, chuyện tăng vốn đối với họ thực sự muôn vàn khó khăn. Mặc dù đến nay, Nghị định ra đời được 3 năm nhưng trong suốt 2008 và 2009, nền kinh tế lâm vào suy giảm và hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng khá nặng nề.
Hơn nữa, thời hoàng kim của cổ phiếu ngân hàng dường như đã qua trong bối cảnh cả thị trường đang “xầm xì” suốt cả năm nay. Ngoài ra, trước đây, hạn mức góp vốn vào ngân hàng đối với pháp nhân và thể nhân lần lượt là 15% và 10%, còn theo luật mới vừa ban hành, tỷ lệ này là 10% và 5%, chưa kể khá nhiều rào cản các tổ chức tín dụng tham gia góp vốn đan chéo lẫn nhau. Vậy thì ai sẽ góp vốn vào các ngân hàng thương mại này?
Ông Song lo ngại: “Trong trường hợp 23 ngân hàng cùng xối cổ phần ra thị trường để tăng vốn thì lúc đó, cổ phiếu ngân hàng sẽ xuống dưới giá sàn, khó khăn càng gấp bội!”.
Rất có thể rằng, những trường hợp không tăng được vốn, sẽ phải tính đến bài toán mua bán sáp nhập (M&A) - điều mà nhiều người chờ đợi lâu nay. Tuy nhiên, ông Lý Xuân Hải cho rằng: “Tôi phải tính được gì thì tôi mới mua chứ? Những ngân hàng cùng na ná như nhau thì rất khó. Ví dụ, bảo là Sacombank mua ACB hoặc ngược lại thì chắc gì đã mua nhau vì ACB ở đâu thì Sacombank cũng ở đó!”.
Vậy, trong trường hợp không ai mua nữa và “hàng ế” phải… gộp với nhau thì sao? Theo ông Song, M&A không phải là dấu cộng đơn thuần, nếu ngân hàng “yếu” cộng với nhau trong khi sự đề kháng, khả năng quản trị không thay đổi thì rất đáng ngại.
Mấy tháng gần đây, trên cổng thông tin của các ngân hàng trong diện phải tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng theo Nghị định 141/CP, rộ lên các bản tin phát hành cổ phiếu tăng vốn, như thể nếu không tăng vốn kịp, các ngân hàng sẽ không được quản trị rủi ro tốt và sẽ mất an toàn hoạt động đến nơi!
Thóc nhỏ thì hạt sẽ lép?
Có ngân hàng phát hành cho cổ đông hiện hữu, ngân hàng khác thì phát hành ra công chúng bên ngoài, còn ngân hàng khôn ngoan hơn thì phát hành trái phiếu chuyển đổi trước đó một năm, đợi đến khi trái phiếu thành cổ phiếu thì khớp với hạn mà nhà nước yêu cầu.
Là người trong cuộc, ông Trương Hoàng Lương, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long (KienlongBank) cho rằng, quy mô lớn thì hoạt động an toàn hơn là không chính xác. Vấn đề là phải nhìn ở các tiêu chí khác nhau của mỗi ngân hàng. Chất lượng, khả năng an toàn hoạt động của các đơn vị đều phụ thuộc vào thước đo từ các chỉ số, mà chỉ số thì không cứ phải là ngân hàng to hay nhỏ, lớn hay bé.
Không nằm trong diện phải tăng vốn nhưng ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) cũng đồng tình: “Trong một thị trường thì phải có ngân hàng lớn, ngân hàng bé, mỗi ngân hàng có một phân khúc thị trường khác nhau. Không có ngân hàng bé thì làm sao có ngân hàng lớn? Ngày xưa vốn điều lệ của ACB cũng chỉ mấy trăm triệu đồng để bây giờ mới có cơ ngơi thế này!”.
Ông Trương Đình Song, Phó trưởng ban Pháp luật của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, cho biết, tính đến thời điểm này, trong số 23 ngân hàng trong diện phải tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng thì có 10 ngân hàng đã hoàn thành phương án gửi lên Ngân hàng Nhà nước.
Đặc biệt, trong số hơn 10 ngân hàng thương mại chưa trình phương án thì có thể có 5 ngân hàng không thể thực hiện tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng như quy định tại Nghị định 141/CP.
Ông Song nói: “Đây là một sai lầm trong Nghị định 141, bởi một đất nước mà tất cả ngân hàng có mức vốn điều lệ tối thiểu như nhau là không hợp lý, không phù hợp với khả năng quản trị điều hành của họ”.
Theo ông Song, nếu nâng lên 3.000 tỷ đồng, có nghĩa đã buộc một số ngân hàng gánh gấp đôi khả năng của mình và sẽ lâm vào khủng hoảng. Đáng lẽ, những ngân hàng nông thôn thì cứ để họ ở nông thôn, sức khỏe họ đến đâu thì cứ đặt họ ở đó. Đằng này lại bắt họ lên đô thị.
Ở các nước, có ngân hàng khu vực, ngân hàng bang, ngân hàng toàn quốc, còn Việt Nam thì bắt tất phải lên đô thị, ngân hàng nào cũng “đa năng, hiện đại” na ná như nhau, bây giờ họ vươn khắp nơi trong lúc sức thì chưa đủ.
Vốn ở đâu?
Khỏi phải nói, trong số những ngân hàng nói trên, SHB, ABBank và thậm chí cả LienVietBank là điển hình của sự khôn ngoan. Bắt đầu từ khi Nghị định 141 ra đời, SHB đã có kế hoạch tăng vốn pháp định. Đầu tháng 6/2010, SHB chào bán 150 triệu cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn điều lệ từ 2.000 lên 3.500 tỷ đồng theo Quyết định 1547/UBCK-QLPH ngày 28/5 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Trước đó, tháng 3/2010, SHB chào bán thành công 15 triệu trái phiếu chuyển đổi với giá trị 1.500 tỷ đồng. Cùng với giá trị 1.500 tỷ đồng chào bán cổ phiếu lần này, cuối 2010, vốn điều lệ của SHB là 3.500 tỷ đồng và đến cuối quý 1/2011, ngân hàng này “bỏ túi” thêm 1.500 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng!
Cùng với SHB thì ABBank cũng nhanh chân tăng vốn lên mức 3.482 tỷ đồng và dự kiến cuối năm sẽ tăng lên 3.800 tỷ đồng. Một ngân hàng khác mới sinh sau đẻ muộn là LienVietBank nhưng cũng rất rành rẽ bài toán “trái phiếu chuyển đổi” và cú “sáp nhập hệ thống tiết kiệm bưu điện” để vượt qua mức vốn 3.000 tỷ đồng theo quy định.
Còn đối với KienlongBank thì ngày 11/6 vừa qua, ngân hàng đã phát hành cổ phiếu với giá trị tăng thêm 1.000 tỷ đồng cho cổ đông hiện hữu, nâng vốn lên mức 2.000 tỷ đồng và cuối năm nay sẽ phát hành cổ phiếu với giá trị tăng thêm 1.000 tỷ đồng nhằm đảm bảo 3.000 tỷ đồng vốn điều lệ như quy định.
Trái lại, những trường hợp chậm chân hơn thì tại thời điểm này, chuyện tăng vốn đối với họ thực sự muôn vàn khó khăn. Mặc dù đến nay, Nghị định ra đời được 3 năm nhưng trong suốt 2008 và 2009, nền kinh tế lâm vào suy giảm và hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng khá nặng nề.
Hơn nữa, thời hoàng kim của cổ phiếu ngân hàng dường như đã qua trong bối cảnh cả thị trường đang “xầm xì” suốt cả năm nay. Ngoài ra, trước đây, hạn mức góp vốn vào ngân hàng đối với pháp nhân và thể nhân lần lượt là 15% và 10%, còn theo luật mới vừa ban hành, tỷ lệ này là 10% và 5%, chưa kể khá nhiều rào cản các tổ chức tín dụng tham gia góp vốn đan chéo lẫn nhau. Vậy thì ai sẽ góp vốn vào các ngân hàng thương mại này?
Ông Song lo ngại: “Trong trường hợp 23 ngân hàng cùng xối cổ phần ra thị trường để tăng vốn thì lúc đó, cổ phiếu ngân hàng sẽ xuống dưới giá sàn, khó khăn càng gấp bội!”.
Rất có thể rằng, những trường hợp không tăng được vốn, sẽ phải tính đến bài toán mua bán sáp nhập (M&A) - điều mà nhiều người chờ đợi lâu nay. Tuy nhiên, ông Lý Xuân Hải cho rằng: “Tôi phải tính được gì thì tôi mới mua chứ? Những ngân hàng cùng na ná như nhau thì rất khó. Ví dụ, bảo là Sacombank mua ACB hoặc ngược lại thì chắc gì đã mua nhau vì ACB ở đâu thì Sacombank cũng ở đó!”.
Vậy, trong trường hợp không ai mua nữa và “hàng ế” phải… gộp với nhau thì sao? Theo ông Song, M&A không phải là dấu cộng đơn thuần, nếu ngân hàng “yếu” cộng với nhau trong khi sự đề kháng, khả năng quản trị không thay đổi thì rất đáng ngại.