Ngân hàng thứ 37 của Mỹ đổ vỡ trong năm 2009
Các nhà chức trách Mỹ vừa làm thủ tục giải thể một ngân hàng ở bang Illinois
Các nhà chức trách Mỹ vừa làm thủ tục giải thể một ngân hàng ở bang Illinois, nâng số ngân hàng bị đóng cửa ở nước này trong năm nay lên con số 37.
Trong bối cảnh kinh tế Mỹ còn yếu như hiện nay, cộng với số vụ vỡ nợ tiếp tục tăng, giới quan sát dự báo sẽ còn nhiều ngân hàng ở nước này “đội nón ra đi” trong năm 2009.
Ngân hàng vừa đổ vỡ là Bank of Lincolnwood ở bang Illinois. Đây là một ngân hàng nhỏ, với tài sản 214 triệu USD và quản lý 202 triệu USD tiền gửi của khách hàng.
Theo sự sắp xếp của Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), ngân hàng Republic Bank of Chicago có trụ sở ở cùng bang sẽ tiếp quản toàn bộ số tài khoản tiền gửi của khách hàng tại Bank of Lincolnwood. Republic Bank of Chicago cũng nhất trí mua lại 162 triệu USD tài sản của ngân hàng đổ vỡ, số tài sản còn lại được FDIC giữ lại để bán sau.
Bank of Lincolnwood là một trong ba ngân hàng Mỹ bị các nhà chức trách đóng cửa trong vài tuần trở lại đây. Hai chi nhánh của ngân hàng này sẽ được mở cửa trở lại ngay trong cuối tuần này với tư cách là chi nhánh của ngân hàng mua lại. FDIC ước tính, vụ đổ vỡ này sẽ khiến quỹ bảo hiểm tiền gửi vơi đi 83 triệu USD.
Theo FDIC, tới cuối quý 1 vừa qua, số ngân hàng Mỹ bị cơ quan này liệt vào danh sách “đen” những nhà băng có nguy cơ đổ vỡ đã lên tới 305 ngân hàng, cao nhất trong 15 năm qua, so với mức 252 ngân hàng ở cuối năm ngoái. Tổng tài sản của các ngân hàng trong danh sách cũng đã lên tới 220 tỷ USD từ mức 159 tỷ USD.
Từ đầu năm tới nay, đã có 37 ngân hàng Mỹ bị đóng cửa, so với con số 25 ngân hàng bị giải thể trong cả năm 2008. FDIC ước tính, trong thời kỳ 2009-2013, cơ quan này sẽ phải chi 70 tỷ USD để giải quyết các vụ ngân hàng đổ vỡ. Tính tới hết quý 1, quỹ bảo hiểm của FDIC còn có 13 tỷ USD.
(Theo AP)
Trong bối cảnh kinh tế Mỹ còn yếu như hiện nay, cộng với số vụ vỡ nợ tiếp tục tăng, giới quan sát dự báo sẽ còn nhiều ngân hàng ở nước này “đội nón ra đi” trong năm 2009.
Ngân hàng vừa đổ vỡ là Bank of Lincolnwood ở bang Illinois. Đây là một ngân hàng nhỏ, với tài sản 214 triệu USD và quản lý 202 triệu USD tiền gửi của khách hàng.
Theo sự sắp xếp của Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), ngân hàng Republic Bank of Chicago có trụ sở ở cùng bang sẽ tiếp quản toàn bộ số tài khoản tiền gửi của khách hàng tại Bank of Lincolnwood. Republic Bank of Chicago cũng nhất trí mua lại 162 triệu USD tài sản của ngân hàng đổ vỡ, số tài sản còn lại được FDIC giữ lại để bán sau.
Bank of Lincolnwood là một trong ba ngân hàng Mỹ bị các nhà chức trách đóng cửa trong vài tuần trở lại đây. Hai chi nhánh của ngân hàng này sẽ được mở cửa trở lại ngay trong cuối tuần này với tư cách là chi nhánh của ngân hàng mua lại. FDIC ước tính, vụ đổ vỡ này sẽ khiến quỹ bảo hiểm tiền gửi vơi đi 83 triệu USD.
Theo FDIC, tới cuối quý 1 vừa qua, số ngân hàng Mỹ bị cơ quan này liệt vào danh sách “đen” những nhà băng có nguy cơ đổ vỡ đã lên tới 305 ngân hàng, cao nhất trong 15 năm qua, so với mức 252 ngân hàng ở cuối năm ngoái. Tổng tài sản của các ngân hàng trong danh sách cũng đã lên tới 220 tỷ USD từ mức 159 tỷ USD.
Từ đầu năm tới nay, đã có 37 ngân hàng Mỹ bị đóng cửa, so với con số 25 ngân hàng bị giải thể trong cả năm 2008. FDIC ước tính, trong thời kỳ 2009-2013, cơ quan này sẽ phải chi 70 tỷ USD để giải quyết các vụ ngân hàng đổ vỡ. Tính tới hết quý 1, quỹ bảo hiểm của FDIC còn có 13 tỷ USD.
(Theo AP)