Ngân sách, nghị trường và bộ trưởng
Không phải Bộ trưởng Bộ Tài chính mà lại là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đăng đàn khi Quốc hội thảo luận ngân sách
Không phải Bộ trưởng Bộ Tài chính mà lại là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nhấn nút đăng ký phát biểu tại phiên thảo luận chiều 28/10 về thu, chi ngân sách của Quốc hội.
Điều này cũng hơi bất ngờ, vì trong số 4 vị bộ trưởng phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế, xã hội buổi sáng, đã có “tư lệnh” ngành giao thông Đinh La Thăng.
Tại trung tâm báo chí, nhiều phóng viên bật máy ghi âm khi ông được mời đăng đàn.
Cho biết là sẽ nói rất ngắn, Bộ trưởng Thăng đề nghị nên xem xét lại tính toán giá dầu thô của năm 2011 và của cả năm 2012. Theo tính toán riêng của ông thì nếu tính đủ 115 đôla/thùng, tổng thu ngân sách của năm 2011 sẽ tăng thêm gần 30.000 tỷ đồng.
Còn với năm sau dự kiến là 85 đôla/thùng nhưng dự báo sẽ khoảng trên 100 đôla và tính theo hệ số an toàn khoảng 90 đôla/thùng thì sẽ tăng thêm được khoảng 11.500 tỷ đồng.
“Tổng số thu của hai năm khoảng 40.000 tỷ đồng dành để giải quyết các công trình trọng yếu cấp thiết của giao thông”, Bộ trưởng đề nghị, hội trường vang lên tiếng cười.
Không khí này có sự cộng hưởng từ diễn biến tại phiên họp buổi sáng, khi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh dẫn ý kiến của đại biểu và dư luận là Chính phủ không cắt một đồng nào với các công trình của Bộ Giao thông Vận tải, vẫn để nguyên kế hoạch năm 2011, trong bối cảnh yêu cầu cắt giảm đầu tư công được đưa ra mạnh mẽ.
Và, ngay sau đó Bộ trưởng Thăng kêu gọi sự chia sẻ của các địa phương, khi ngành giao thông vận tải từ tháng 4 đã hết tiền, vì chủ yếu là sử dụng vốn ứng mà năm 2011 theo Nghị quyết 11 thì không ứng vốn nên không còn tiền để đầu tư.
Dự định sử dụng 40 nghìn tỷ đồng cũng được Bộ trưởng Thăng trình bày ngay với Quốc hội.
Một là dành cho 568 cầu yếu đều nằm trong chương trình và cần giải quyết ngay.
Hai là dự án tách cầu đường sắt và cầu đường bộ hiện nay còn 10 cầu cũng đã có dự án quyết định triển khai nhưng tiền chưa có.
Ba là để các địa phương xử lý dứt điểm các công trình giao thông dở dang mà hiện nay đang gây rất nhiều bức xúc cho nhân dân ở hầu hết các địa phương.
Bốn là dành cho các công trình trọng điểm của giao thông, đặc biệt là dành cho hệ thống đường bộ cao tốc Bắc - Nam.
Điều được bộ trưởng Thăng nhấn mạnh là chỉ có dành ưu tiên vốn thì đến năm 2020 mới hoàn thành được tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam.
Đề xuất của Bộ trưởng Thăng đã khiến phiên thảo luận thêm thú vị, bởi ngay sau khi Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị các đại biểu bình luận thêm, lập tức đã có phản hồi.
Cũng cần nói thêm lý do bà Ngân đưa ra đề nghị này là bởi, nếu khả năng tăng thu so với dự toán thì cũng có một số đại biểu đã đề nghị là phải thực hiện nghị quyết của Quốc hội, tức là dùng 30% số tăng thu để giảm bội chi ngân sách của năm 2011 xuống dưới 4,8% GDP.
Thể hiện quan điểm ủng hộ kiến nghị của Bộ trưởng Thăng, đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM) kể lại câu chuyện ở nước Anh hồi thế kỷ 18 khi công nghiệp hóa như nước ta, ông bộ trưởng nông nghiệp đã ba lần liên tiếp trả lời làm giao thông, khi Quốc hội hỏi nếu đưa tiền thì ưu tiên làm gì.
Giao thông sẽ giải quyết mọi thứ, song đại biểu Lịch nói rằng ông hình dung nền tảng cơ sở hạ tầng của Việt Nam về giao thông so với tăng trưởng kinh tế trong 10 năm qua cũng giống như người béo phì từ bụng trở lên còn 2 cái chân như 2 cái que, thành ra không đứng được.
Nhấn mạnh thêm lần nữa là ủng hộ đề nghị Bộ trưởng Bộ giao thông, song đại biểu Lịch kèm theo 3 điều kiện.
Thứ nhất là ngành giao thông phải chống cho được tiêu cực trong xây dựng, đừng để xảy ra vụ việc như PMU, PCI sẽ mất niềm tin.
Điều kiện thứ hai là phải nâng cao năng lực quản trị dự án nguồn nhân lực, nếu chậm trễ, lôi thôi thì trảm tướng như Bộ trưởng đã làm.
Điều kiện thứ ba, trong xây dựng giao thông, nên đặt mục tiêu thời gian quan trọng hơn tiền, chậm tiến độ, chậm thời gian còn nguy hại hơn là mất tiền, nếu cần thiết thay đổi quy chế tiêu chuẩn đấu thầu.
“Tôi kèm 3 điều kiện kiến nghị và ủng hộ Bộ trưởng”, đại biểu Lịch lần thứ ba nhấn mạnh hai chữ ủng hộ.
Phát biểu cuối cùng trong phiên thảo luận, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc cũng tán thành với ý kiến của Bộ trưởng Thăng và đại biểu Lịch là phải ưu tiên đầu tư cho giao thông.
Tuy nhiên, trước đó, bên cạnh một số phát biểu không bình luận gì về đề xuất của Bộ trưởng Thăng, thì vẫn còn ý kiến đồng tình với nhiều vị đại biểu đã thể hiện quan điểm trước khi đề xuất của Bộ trưởng được đưa ra. Đó là nếu vượt thu thì dành để kéo bội chi xuống.
Bởi vậy, câu trả lời cho một đề xuất rất cụ thể với cách tiếp cận được coi là khá mới mẻ của một vị bộ trưởng mới, vẫn đang còn để mở.
Điều này cũng hơi bất ngờ, vì trong số 4 vị bộ trưởng phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế, xã hội buổi sáng, đã có “tư lệnh” ngành giao thông Đinh La Thăng.
Tại trung tâm báo chí, nhiều phóng viên bật máy ghi âm khi ông được mời đăng đàn.
Cho biết là sẽ nói rất ngắn, Bộ trưởng Thăng đề nghị nên xem xét lại tính toán giá dầu thô của năm 2011 và của cả năm 2012. Theo tính toán riêng của ông thì nếu tính đủ 115 đôla/thùng, tổng thu ngân sách của năm 2011 sẽ tăng thêm gần 30.000 tỷ đồng.
Còn với năm sau dự kiến là 85 đôla/thùng nhưng dự báo sẽ khoảng trên 100 đôla và tính theo hệ số an toàn khoảng 90 đôla/thùng thì sẽ tăng thêm được khoảng 11.500 tỷ đồng.
“Tổng số thu của hai năm khoảng 40.000 tỷ đồng dành để giải quyết các công trình trọng yếu cấp thiết của giao thông”, Bộ trưởng đề nghị, hội trường vang lên tiếng cười.
Không khí này có sự cộng hưởng từ diễn biến tại phiên họp buổi sáng, khi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh dẫn ý kiến của đại biểu và dư luận là Chính phủ không cắt một đồng nào với các công trình của Bộ Giao thông Vận tải, vẫn để nguyên kế hoạch năm 2011, trong bối cảnh yêu cầu cắt giảm đầu tư công được đưa ra mạnh mẽ.
Và, ngay sau đó Bộ trưởng Thăng kêu gọi sự chia sẻ của các địa phương, khi ngành giao thông vận tải từ tháng 4 đã hết tiền, vì chủ yếu là sử dụng vốn ứng mà năm 2011 theo Nghị quyết 11 thì không ứng vốn nên không còn tiền để đầu tư.
Dự định sử dụng 40 nghìn tỷ đồng cũng được Bộ trưởng Thăng trình bày ngay với Quốc hội.
Một là dành cho 568 cầu yếu đều nằm trong chương trình và cần giải quyết ngay.
Hai là dự án tách cầu đường sắt và cầu đường bộ hiện nay còn 10 cầu cũng đã có dự án quyết định triển khai nhưng tiền chưa có.
Ba là để các địa phương xử lý dứt điểm các công trình giao thông dở dang mà hiện nay đang gây rất nhiều bức xúc cho nhân dân ở hầu hết các địa phương.
Bốn là dành cho các công trình trọng điểm của giao thông, đặc biệt là dành cho hệ thống đường bộ cao tốc Bắc - Nam.
Điều được bộ trưởng Thăng nhấn mạnh là chỉ có dành ưu tiên vốn thì đến năm 2020 mới hoàn thành được tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam.
Đề xuất của Bộ trưởng Thăng đã khiến phiên thảo luận thêm thú vị, bởi ngay sau khi Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị các đại biểu bình luận thêm, lập tức đã có phản hồi.
Cũng cần nói thêm lý do bà Ngân đưa ra đề nghị này là bởi, nếu khả năng tăng thu so với dự toán thì cũng có một số đại biểu đã đề nghị là phải thực hiện nghị quyết của Quốc hội, tức là dùng 30% số tăng thu để giảm bội chi ngân sách của năm 2011 xuống dưới 4,8% GDP.
Thể hiện quan điểm ủng hộ kiến nghị của Bộ trưởng Thăng, đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM) kể lại câu chuyện ở nước Anh hồi thế kỷ 18 khi công nghiệp hóa như nước ta, ông bộ trưởng nông nghiệp đã ba lần liên tiếp trả lời làm giao thông, khi Quốc hội hỏi nếu đưa tiền thì ưu tiên làm gì.
Giao thông sẽ giải quyết mọi thứ, song đại biểu Lịch nói rằng ông hình dung nền tảng cơ sở hạ tầng của Việt Nam về giao thông so với tăng trưởng kinh tế trong 10 năm qua cũng giống như người béo phì từ bụng trở lên còn 2 cái chân như 2 cái que, thành ra không đứng được.
Nhấn mạnh thêm lần nữa là ủng hộ đề nghị Bộ trưởng Bộ giao thông, song đại biểu Lịch kèm theo 3 điều kiện.
Thứ nhất là ngành giao thông phải chống cho được tiêu cực trong xây dựng, đừng để xảy ra vụ việc như PMU, PCI sẽ mất niềm tin.
Điều kiện thứ hai là phải nâng cao năng lực quản trị dự án nguồn nhân lực, nếu chậm trễ, lôi thôi thì trảm tướng như Bộ trưởng đã làm.
Điều kiện thứ ba, trong xây dựng giao thông, nên đặt mục tiêu thời gian quan trọng hơn tiền, chậm tiến độ, chậm thời gian còn nguy hại hơn là mất tiền, nếu cần thiết thay đổi quy chế tiêu chuẩn đấu thầu.
“Tôi kèm 3 điều kiện kiến nghị và ủng hộ Bộ trưởng”, đại biểu Lịch lần thứ ba nhấn mạnh hai chữ ủng hộ.
Phát biểu cuối cùng trong phiên thảo luận, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc cũng tán thành với ý kiến của Bộ trưởng Thăng và đại biểu Lịch là phải ưu tiên đầu tư cho giao thông.
Tuy nhiên, trước đó, bên cạnh một số phát biểu không bình luận gì về đề xuất của Bộ trưởng Thăng, thì vẫn còn ý kiến đồng tình với nhiều vị đại biểu đã thể hiện quan điểm trước khi đề xuất của Bộ trưởng được đưa ra. Đó là nếu vượt thu thì dành để kéo bội chi xuống.
Bởi vậy, câu trả lời cho một đề xuất rất cụ thể với cách tiếp cận được coi là khá mới mẻ của một vị bộ trưởng mới, vẫn đang còn để mở.