Ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt lên sàn giao dịch điện tử
Các doanh nghiệp cho phép thanh toán trực tuyến chủ yếu tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM
Khảo sát mới đây của Vụ Thương mại điện tử (Bộ Thương mại) cho thấy, hiện đã có gần 8% doanh nghiệp Việt Nam tham gia sàn giao dịch điện tử và 55% trong số đó tham gia nhiều hơn 1 sàn.
Trong khi đó, cách đây 2 năm, gần như không có doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử.
Khảo sát về giao dịch với đối tác và khách hàng bằng các phương tiện điện tử cho thấy có tới 81,5% doanh nghiệp sử dụng email thường xuyên trong các giao dịch với đối tác. Website và thư điện tử là những phương tiện điện tử mới mà doanh nghiệp sử dụng nhiều do chi phí thấp nhưng hiệu quả cao; đáng chú ý là thư điện tử đã trở thành phương tiện được sử dụng nhiều nhất trong giao dịch thương mại. Phương thức giao dịch điện tử đa dạng nhưng hình thức giao hàng ít thay đổi.
Tiền mặt giao hàng vẫn được doanh nghiệp áp dụng tới 75%, trong khi số doanh nghiệp cho phép thanh toán trực tuyến rất thấp, chỉ có 3,2%. Các doanh nghiệp cho phép thanh toán trực tuyến chủ yếu là các doanh nghiệp tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM.
Cũng theo số liệu điều tra, tỷ lệ đầu tư cho thương mại điện tử thời gian qua đã tăng lên đáng kể. Năm 2005 chỉ có khoảng 17,5% doanh nghiệp dành trên 5% tổng chi phí hoạt động thường niên để đầu tư cho thương mại điện tử, nhưng đến năm 2006 có hơn 50% số doanh nghiệp đầu tư trên 5%; trong đó có 13,6% doanh nghiệp có mức đầu tư trên 15%.
Theo ông Trần Thanh Hải, Vụ phó Vụ Thương mại điện tử cho biết: các cản trở ngại đối với việc phát triển thương mại điện tử do nhận thức của người dân và doanh nghiệp về thương mại điện tử còn thấp, hệ thống thanh toán còn bất cập...
Bên cạnh đó, mô hình kinh doanh sàn thương mại điện tử hỗ trợ giao dịch doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) cũng đang phát triển tại Việt Nam. Đến nay có khoảng 30 sàn giao dịch thương mại điện tử B2B đang hoạt động với số cơ hội kinh doanh và số lượng thành viên tương đối lớn.
Ngoài đăng tải cơ hội kinh doanh mua bán hàng hóa và dịch vụ, các sàn giao dịch đã cung cấp các hỗ trợ khác như đấu giá, đấu thầu trực tuyến, các bản tin điện tử, tìm kiếm thông tin.
Tuy nhiên, tiện ích lớn nhất của phần lớn sàn thương mại điện tử B2B đang giới hạn ở đăng tải nhu cầu mua bán. Hầu như chưa có sàn nào có tiện ích hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp tiến hành đàm phán tiến tới giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng và trợ giúp sau bán hàng.
Đáng chú ý là số lượng các sàn thương mại điện tử B2B đã tăng lên khá nhanh trong năm 2006, nhưng phần lớn đều có mô hình kinh doanh tương tự nhau và là các sàn kinh doanh tổng hợp.
Theo đánh giá nhiều chuyên gia: xu hướng các doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử ngày càng phổ biến bởi có nhiều tiện ích: mở rộng kênh tiếp xúc với khác hàng hiện có; thu hút khách hàng mới; xây dựng hình ảnh doanh nghiệp; tăng lợi nhuận và giảm chi phí kinh doanh...
Trong khi đó, cách đây 2 năm, gần như không có doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử.
Khảo sát về giao dịch với đối tác và khách hàng bằng các phương tiện điện tử cho thấy có tới 81,5% doanh nghiệp sử dụng email thường xuyên trong các giao dịch với đối tác. Website và thư điện tử là những phương tiện điện tử mới mà doanh nghiệp sử dụng nhiều do chi phí thấp nhưng hiệu quả cao; đáng chú ý là thư điện tử đã trở thành phương tiện được sử dụng nhiều nhất trong giao dịch thương mại. Phương thức giao dịch điện tử đa dạng nhưng hình thức giao hàng ít thay đổi.
Tiền mặt giao hàng vẫn được doanh nghiệp áp dụng tới 75%, trong khi số doanh nghiệp cho phép thanh toán trực tuyến rất thấp, chỉ có 3,2%. Các doanh nghiệp cho phép thanh toán trực tuyến chủ yếu là các doanh nghiệp tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM.
Cũng theo số liệu điều tra, tỷ lệ đầu tư cho thương mại điện tử thời gian qua đã tăng lên đáng kể. Năm 2005 chỉ có khoảng 17,5% doanh nghiệp dành trên 5% tổng chi phí hoạt động thường niên để đầu tư cho thương mại điện tử, nhưng đến năm 2006 có hơn 50% số doanh nghiệp đầu tư trên 5%; trong đó có 13,6% doanh nghiệp có mức đầu tư trên 15%.
Theo ông Trần Thanh Hải, Vụ phó Vụ Thương mại điện tử cho biết: các cản trở ngại đối với việc phát triển thương mại điện tử do nhận thức của người dân và doanh nghiệp về thương mại điện tử còn thấp, hệ thống thanh toán còn bất cập...
Bên cạnh đó, mô hình kinh doanh sàn thương mại điện tử hỗ trợ giao dịch doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) cũng đang phát triển tại Việt Nam. Đến nay có khoảng 30 sàn giao dịch thương mại điện tử B2B đang hoạt động với số cơ hội kinh doanh và số lượng thành viên tương đối lớn.
Ngoài đăng tải cơ hội kinh doanh mua bán hàng hóa và dịch vụ, các sàn giao dịch đã cung cấp các hỗ trợ khác như đấu giá, đấu thầu trực tuyến, các bản tin điện tử, tìm kiếm thông tin.
Tuy nhiên, tiện ích lớn nhất của phần lớn sàn thương mại điện tử B2B đang giới hạn ở đăng tải nhu cầu mua bán. Hầu như chưa có sàn nào có tiện ích hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp tiến hành đàm phán tiến tới giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng và trợ giúp sau bán hàng.
Đáng chú ý là số lượng các sàn thương mại điện tử B2B đã tăng lên khá nhanh trong năm 2006, nhưng phần lớn đều có mô hình kinh doanh tương tự nhau và là các sàn kinh doanh tổng hợp.
Theo đánh giá nhiều chuyên gia: xu hướng các doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử ngày càng phổ biến bởi có nhiều tiện ích: mở rộng kênh tiếp xúc với khác hàng hiện có; thu hút khách hàng mới; xây dựng hình ảnh doanh nghiệp; tăng lợi nhuận và giảm chi phí kinh doanh...