Ngày ông Vũ Đức Đam về “mái nhà xưa”
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu những thách thức đối với ngành thông tin và truyền thông trong năm 2014
“Ngày ấy, có cuộc thi truyền thống của ngành bưu điện, tôi nhớ mãi mấy câu thơ, nếu tôi nhớ không nhầm là của chị Hà ở Hải Phòng:
Máu anh chảy đến tim tôi / Một người ngã xuống muôn người đứng lên / Cùng
nhau giữ trọn lời nguyền / Quyết dùng xương máu nối liền đường dây”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cảm khái tại hội nghị triển khai kế hoạch năm 2014
của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Năm 2007, ông Đam rời vị trí Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông (bây giờ là Bộ Thông tin và Truyền thông) sau hơn hai năm giữ vị trí này để nhận nhiệm vụ mới. Nhưng trước đó, suốt từ năm 1988 - 1994, ông đã kinh qua nhiều vị trí của ngành bưu điện, như chuyên viên Ban Phát triển kỹ thuật và Quan hệ đối ngoại, chuyên viên Văn phòng Tổng cục Bưu điện rồi Phó vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Hợp tác quốc tế, Tổng cục Bưu điện.
Nên khi ông đặt chân đến trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông tại 18 Nguyễn Du dự hội nghị chiều 26/12, nhiều người có cảm giác Phó thủ tướng đang trở về “mái nhà xưa”.
Năm 2007, ông Đam rời vị trí Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông (bây giờ là Bộ Thông tin và Truyền thông) sau hơn hai năm giữ vị trí này để nhận nhiệm vụ mới. Nhưng trước đó, suốt từ năm 1988 - 1994, ông đã kinh qua nhiều vị trí của ngành bưu điện, như chuyên viên Ban Phát triển kỹ thuật và Quan hệ đối ngoại, chuyên viên Văn phòng Tổng cục Bưu điện rồi Phó vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Hợp tác quốc tế, Tổng cục Bưu điện.
Nên khi ông đặt chân đến trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông tại 18 Nguyễn Du dự hội nghị chiều 26/12, nhiều người có cảm giác Phó thủ tướng đang trở về “mái nhà xưa”.
Ông Đam nói, trước khi xuống tham dự hội nghị, anh em ở Bộ Thông tin và Truyền thông, anh em ở Văn phòng Chính phủ đã chuẩn bị cho ông tư liệu rất đầy đủ, rất kỹ về tình hình của ngành thế nào, tồn tại những gì, những nguyên nhân, rồi hướng tới… “Chắc là tôi mới, nên anh em còn sưu tầm đầy đủ những năm trước các đồng chí lãnh đạo chỉ đạo những gì”.
Nhưng, vị Phó thủ tướng trẻ nhất nội các hiện nay đã “tay bo” phát biểu, chia sẻ, chỉ đạo mà không cần tới văn bản, một cách sâu sắc, sát sườn như chính người trong cuộc.
“Nếu ai ngày đó, ngày mới đổi mới, còn làm việc ở đây, dám mơ tưởng rằng đến ngày hôm nay ở Việt Nam chúng ta xuất khẩu đi mấy chục triệu USD, các thiết bị điện tử tin học, thành một trong những cơ sở sản xuất lớn của thế giới. Nếu lúc ấy nói rằng, một doanh nghiệp bất kỳ nào đó của Việt Nam mà đi đầu tư phát triển mạng lưới ở nước ngoài, thành một mô hình, rồi mang doanh thu về cho đất nước… thì chắc là không tưởng tượng được”.
“Nhưng, tất cả chúng ta ngồi đây, có những người đã mất rồi, có những người đã nghỉ hưu cùng nhau trong suốt thời gian đấy đã làm nên những điều mà bây giờ có khi chúng ta thấy là điều rất bình thường. Nhưng nếu tĩnh tâm lại, thì nó vô cùng lớn lao”, ông tâm sự.
“Nhưng, tất cả chúng ta ngồi đây, có những người đã mất rồi, có những người đã nghỉ hưu cùng nhau trong suốt thời gian đấy đã làm nên những điều mà bây giờ có khi chúng ta thấy là điều rất bình thường. Nhưng nếu tĩnh tâm lại, thì nó vô cùng lớn lao”, ông tâm sự.
Theo Phó thủ tướng, cuối những năm 80, khi đất nước đứng trước yêu cầu đổi mới, với sự tận tâm, sáng tạo và dũng cảm, ngành thông tin và truyền thông đã vượt lên chính mình, trở thành một trong những ngành mở đường cho đổi mới.
Ông nói, dấu mốc quan trọng của ngành bưu điện mấy chục năm trước là số hóa, khi chúng ta dũng cảm chuyển từ analog sang số hóa. Sau đó là giai đoạn phát triển Internet và bắt đầu mở ra cạnh tranh rồi vật lộn giữa các quan điểm, tới những năm sau này thì nói rất nhiều về hội tụ.
Dẫn giải lại xu thế trước đây để rồi ông đặt ra câu hỏi giữa hội nghị: xu thế bây giờ là gì?
Vốn là “dân công nghệ” nên những nhìn nhận, chỉ đạo đưa ra của Phó thủ tướng cũng giàu tính “số hóa”, sát thời cuộc và xu hướng phát triển.
Ông cho rằng, xu thế hiện nay dường như thông tin cả về nội dung và kỹ thuật đều hướng về cá nhân, kể cả về thiết bị lẫn nội dung. Ngoài hệ thống báo chí xuất bản chung, báo điện tử thì nhìn vào mạng xã hội, blog sẽ thấy rõ thông tin được cá nhân hóa.
Vì vậy, theo ông, làm sao để thông tin của từng cá nhân hợp thành sức mạnh theo đúng định hướng là thách đố vô cùng lớn của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là ngành thông tin và truyền thông.
Vì vậy, theo ông, làm sao để thông tin của từng cá nhân hợp thành sức mạnh theo đúng định hướng là thách đố vô cùng lớn của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là ngành thông tin và truyền thông.
“Chúng ta đón được điều này và cố gắng như 30 năm trước đón số hóa để thúc đẩy lên trở thành ngành mở đường, tạo động lực đổi mới mạnh mẽ hơn, đưa đất nước đi lên. Đây là trách nhiệm, đồng thời là cơ hội của ngành”, ông nói và cho rằng, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với các hiệp hội, các doanh nghiệp chủ lực và nhiều doanh nghiệp khác phải cùng tham gia "cuộc chơi" này, đồng thời kết hợp với các chân rết sở ngành ở các địa phương dùng công nghệ để tạo sức bật.
Khá thẳng thắn, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói, ngành công nghệ thông tin Việt Nam đã đi trước một bước, nhưng nếu nói Việt Nam đã trở thành một nước mạnh công nghệ thông tin một cách toàn diện hay chưa, thì chắc là chưa. “Đề án đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin - truyền thông đã đặt ra rồi. Khi đã đặt ra rồi mà không thực hiện được thì sẽ mất nhuệ khí. Đây là một thách đố của chúng ta”.