Nghi vấn ba nhà mạng bắt tay tăng giá cước 3G
Cục Quản lý cạnh tranh đang trong quá trình thu thập thông tin cần thiết
Tăng giá cùng thời điểm, cùng có gói cước với giá tăng cao nhất lên tới 40%, nhiều nghi ngờ đặt ra về việc ba mạng di động VinaPhone, MobiFone và Viettel bắt tay tăng giá 3G.
Tại buổi giao lưu trực tuyến “Vì sao tăng cước 3G?” do báo điện tử Infonet và chuyên trang ICTnews tổ chức tại Bộ Thông tin và Truyền thông sáng nay (17/10), ông Nguyễn Việt Dũng, Trưởng phòng Kinh doanh Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết Viettel xin điều chỉnh giá cước từ ngày 1/10 vừa qua, và được cơ quan quản lý cho phép trong thời gian đầu tháng 10.
Còn theo đại diện MobiFone, nhà mạng này đã đăng ký tăng cước 3G bằng văn bản vào ngày 9/8/2013, trong đó đề xuất tăng cước từ ngày 1/9/2013. Trong khi đó, VinaPhone từ cuối tháng 8 đã có văn bản điều chỉnh giá cước và xin tăng từ 15/9. Sau đó, Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu giải trình bổ sung và đầu tháng 10, VinaPhone mới nhận được sự chấp thuận từ phía cơ quan quản lý.
Cả ba mạng trên cho hay, do có hai chu kỳ tính cước là ngày 1 và 16 hàng tháng, tương ứng có hai lựa chọn điều chỉnh cước là ngày 1 và 16/10. Vì thế, các doanh nghiệp quyết định chọn ngày 16/10 để tăng cước, khi ấy đã đảm bảo đủ thời gian chuẩn bị về kỹ thuật, cũng như truyền thông.
Về phía lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Nguyễn Đức Trung, Phó cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, văn bản chấp thuận được ký cùng một ngày 4/10 nên có thể trùng thời điểm tăng giá của các doanh nghiệp.
“Không rõ doanh nghiệp có họp với nhau để ra cùng thời điểm hay không, nhưng xuất phát điểm từ phía Bộ là ban hành văn bản chấp thuận trong cùng một ngày”, vị này nói.
Về câu hỏi ba doanh nghiệp chiếm lĩnh 97,3% thị phần tăng giá cước 3G lên cao nhất 40% có dấu hiệu thỏa thuận cùng tăng giá cước, vi phạm quy định Luật Cạnh tranh hay không, ông Trần Anh Sơn, Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) nói hiện Cục đang trong quá trình thu thập thông tin cần thiết, căn cứ thông tin nhận được và trao đổi với Bộ Thông tin và Truyền thông, sau đó mới có thể đưa ra những nhận định của mình.
Như vậy, nghi vấn các doanh nghiệp trên có bắt tay tăng giá cước 3G hay không sẽ cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng mới có thể kết luận được, dù biết rằng, điều này là tương đối khó.
Các nhà mạng cũng cho rằng giá dịch vụ 3G đang bán lỗ và thấp hơn giá thành rất nhiều, giá thấp hơn các nước khác trong khu vực, tuy nhiên, giá thành, chi phí đầu vào cụ thể như thế nào thì vẫn chưa được nhà mạng công bố rõ ràng.
Phó cục trưởng Cục Viễn thông Nguyễn Đức Trung cho biết, theo thống kê, hiện 80% giá thành tính vào cơ sở hạ tầng. Do các doanh nghiệp không tự sản xuất được thiết bị mà nhập khẩu. Vì thế về nguyên tắc giá thành phải tương đương đồng với các nước trong khu vực.
“Sự khác nhau giữa giá thành ở Việt Nam với thế giới có thể từ 2 - 10%. Con số này theo báo cáo doanh nghiệp và chúng tôi sẽ kiểm chứng”, ông Trung cho biết.
Tại buổi giao lưu trực tuyến “Vì sao tăng cước 3G?” do báo điện tử Infonet và chuyên trang ICTnews tổ chức tại Bộ Thông tin và Truyền thông sáng nay (17/10), ông Nguyễn Việt Dũng, Trưởng phòng Kinh doanh Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết Viettel xin điều chỉnh giá cước từ ngày 1/10 vừa qua, và được cơ quan quản lý cho phép trong thời gian đầu tháng 10.
Còn theo đại diện MobiFone, nhà mạng này đã đăng ký tăng cước 3G bằng văn bản vào ngày 9/8/2013, trong đó đề xuất tăng cước từ ngày 1/9/2013. Trong khi đó, VinaPhone từ cuối tháng 8 đã có văn bản điều chỉnh giá cước và xin tăng từ 15/9. Sau đó, Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu giải trình bổ sung và đầu tháng 10, VinaPhone mới nhận được sự chấp thuận từ phía cơ quan quản lý.
Cả ba mạng trên cho hay, do có hai chu kỳ tính cước là ngày 1 và 16 hàng tháng, tương ứng có hai lựa chọn điều chỉnh cước là ngày 1 và 16/10. Vì thế, các doanh nghiệp quyết định chọn ngày 16/10 để tăng cước, khi ấy đã đảm bảo đủ thời gian chuẩn bị về kỹ thuật, cũng như truyền thông.
Về phía lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Nguyễn Đức Trung, Phó cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, văn bản chấp thuận được ký cùng một ngày 4/10 nên có thể trùng thời điểm tăng giá của các doanh nghiệp.
“Không rõ doanh nghiệp có họp với nhau để ra cùng thời điểm hay không, nhưng xuất phát điểm từ phía Bộ là ban hành văn bản chấp thuận trong cùng một ngày”, vị này nói.
Về câu hỏi ba doanh nghiệp chiếm lĩnh 97,3% thị phần tăng giá cước 3G lên cao nhất 40% có dấu hiệu thỏa thuận cùng tăng giá cước, vi phạm quy định Luật Cạnh tranh hay không, ông Trần Anh Sơn, Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) nói hiện Cục đang trong quá trình thu thập thông tin cần thiết, căn cứ thông tin nhận được và trao đổi với Bộ Thông tin và Truyền thông, sau đó mới có thể đưa ra những nhận định của mình.
Như vậy, nghi vấn các doanh nghiệp trên có bắt tay tăng giá cước 3G hay không sẽ cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng mới có thể kết luận được, dù biết rằng, điều này là tương đối khó.
Các nhà mạng cũng cho rằng giá dịch vụ 3G đang bán lỗ và thấp hơn giá thành rất nhiều, giá thấp hơn các nước khác trong khu vực, tuy nhiên, giá thành, chi phí đầu vào cụ thể như thế nào thì vẫn chưa được nhà mạng công bố rõ ràng.
Phó cục trưởng Cục Viễn thông Nguyễn Đức Trung cho biết, theo thống kê, hiện 80% giá thành tính vào cơ sở hạ tầng. Do các doanh nghiệp không tự sản xuất được thiết bị mà nhập khẩu. Vì thế về nguyên tắc giá thành phải tương đương đồng với các nước trong khu vực.
“Sự khác nhau giữa giá thành ở Việt Nam với thế giới có thể từ 2 - 10%. Con số này theo báo cáo doanh nghiệp và chúng tôi sẽ kiểm chứng”, ông Trung cho biết.