22:41 31/07/2017

Nghịch lý phát triển nguồn dược liệu Việt Nam

Diệu Linh

Thị trường thực phẩm chức năng có xuất xứ từ thảo dược thiên nhiên ở nước ta vừa rất phong phú đồng thời cũng rất hữu ích trong việc phòng chống bệnh tật cũng như chăm sóc sức khỏe người dân. Tuy nhiên hiện nay nó đang tồn tại khá nhiều vấn đề. Một trong số đó chính là việc không phát huy được lợi thế từ nguồn dược liệu rất đa dạng sẵn có để sản xuất thuốc cũng như thực phẩm chức năng.


Nghịch lý phát triển nguồn dược liệu Việt Nam - Ảnh 1.

Cần đẩy mạnh khoa học công nghệ vào nuôi trồng dược liệu ở nước ta

Vẫn khó thực hiện chính sách Theo công bố của Viện Dược liệu thì Việt Nam có khoảng 3.948 loài thực vật có thể làm thuốc. Hiện tại, dược liệu ở Việt Nam phục vụ cho những ngành sau đây: thứ nhất cho Y học cổ truyền để làm các thang thuốc chữa bệnh cho nhân dân, thứ hai cho công nghiệp bào chế thuốc, và thứ 3 là cho các hãng mỹ phẩm, thực phẩm, và đặc biệt có thực phẩm chức năng đang phát triển. Đây là một thành quả đáng mừng về sự phát triển của thực phẩm chức năng cùng với nguồn dược liệu để phòng và chữa bệnh cho dân.Vấn đề đặt ra ở đây là để thị trường thực phẩm chức năng phát triển tốt hơn nữa thì chúng ta phải giải quyết nhũng bất cập còn tồn tại như thiếu định hướng và mất kiểm soát ở thị trường này; tháo gỡ những bất cập liên quan đến những chính sách, phát triển trồng và nuôi cấy, sản xuất các nguyên liệu từ các loại dược thảo để phục vụ cho sản xuất thuốc cũng như là sản xuất các loại thực phẩm chức năng ở nước ta hiện nay.Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo về chủ trương thúc đẩy nông nghiệp phát triển công nghệ cao trong đó có ngành dược liệu thì những nhà sản xuất dược liệu cũng như những nhà sản xuất thực phẩm chức năng nước ta đã được hưởng những chính sách ưu đãi về vốn, đất đai, thuế. Trong các quy định, phụ lục của Chính phủ đã cụ thể hóa là ưu tiên phát triển dược liệu.Tại diễn đàn kinh tế ( vov.vn), TS. Ngô Mạnh Trí, Chuyên gia Khoa học Công nghệ Dược, Bộ Y tế cho biết, đối với các đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa và đặc biệt là những vùng dân tộc ở vùng cao ở những xã khó khăn, trong quá trình nuôi trồng sản xuất dược liệu thì vấn đề ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ là việc mà tất cả các chủ doanh nghiệp bao giờ cũng phải đầu tư. Khoa học công nghệ chính thức trở thành động lực và mang lại chuỗi giá trị gia tăng rất cao.Các chủ doanh nghiệp, những nhà sản xuất thực phẩm chức năng đang mạnh dạn đầu tư công nghệ, đổi mới thiết bị và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện vấn đề chuyển giao sản xuất mới. Chính vì thế từ năm 2011, Chính phủ đã thanh lập Quỹ đổi mới công nghệ, quyết định 1342/QĐ-TTg, đến năm 2013, ban hành quyết định 1051/QĐ-TTg của thủ tướng về tổ chức hoạt động với chi phí nguồn vốn trên 1 nghìn tỷ đồng và được bổ sung hàng năm. Đây chính là nguồn vốn để chúng ta áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ một cách hữu hiệu nhất.Tuy nhiên trên thực tế, việc áp dụng những chính sách, khoản mục hỗ trợ ưu đãi cho việc phát triển dược liệu giống cây trồng, dược liệu tập trung vào thực tiễn vô cùng khó khăn. Việc này chúng tôi thấy rõ là có một số bất cập, thứ nhất là về thị trường đầu ra, thứ hai là phải đầu tư khá nhiều tiền cho cơ sở, chế biến tại chỗ, trong khi tiền hỗ trợ của nhà nước cũng chỉ 15 triệu/hecta. Trong khi đầu tư cho nhà trồng dược liệu là các nhà thuốc đông y, các thầy lang, các bệnh viện y học cổ truyền thì luật hành nghề chưa thừa nhận những người sử dụng thuốc chưa có chứng chỉ hành nghề, một số vị thuốc đã được sử dụng rộng rãi nhưng chưa được vào danh mục thuốc bảo hiểm y tế. Và trong quá trình nuôi trồng cây con làm thuốc người đầu tư còn gặp khá nhiều khó khăn trong vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mô hình 4 nhà luôn là bài toán khó, và mô hình hợp tác xã hay công ty đều có vấn đề nan giải mà chúng ta cần được tháo gỡ ban đầu bằng chính sách, ông Ngô Mạnh Trí trình bày.Còn theo ông Trần Văn Thanh, Tiến sỹ Khoa học, nguyên Phó Chủ nhiệm Bộ môn Dược liệu, Trường Đại học Dược thì rất cần sự chuyên môn hóa ở đây và phải phối hợp giữa các ngành, cụ thể giao cho nông nghiệp trồng cây thuốc.
Và những yếu tố đặc thùVới những chính sách hỗ trợ của nhà nước đã có có sự khích lệ nhất định đối với những nhà sản xuất dược liệu việt Nam. Cụ thể, quỹ phát triển đổi mới công nghệ nhằm đào tạo, tài trợ cho các đề tài dự án hỗ trợ cho vay thậm chí là cho vay với lại suất rất thấp, bảo lãnh vốn cho các hoạt động về dự án công nghệ đối với đổi mới nhằm mục đích giúp cho doanh nghiệp đưa ra được các sản phẩm mới, phương pháp sản xuất mới sử dụng được những nguồn nguyên liệu mới thậm chí chinh phục được thì trường, nhằm mang lại chuỗi giá trị gia tăng cho xã hội cho khách hàng cũng như cho chính doanh nghiệp. Vì vậy, trong những năm qua, chúng ta thấy có rất nhiều doanh nghiệp đã vượt qua rất nhiều khó khăn và rào cản để thực hiện các chức năng của họ mang lại chuỗi giá trị gia tăng.Hiện nay, thị trường thực phẩm chức năng đang phải cạnh tranh rất gay gắt đối với sản phẩm nhập ngoại, và trong lúc ngành dược liệu đang gặp rất nhiều khó khăn, cần tháo gỡ thì làm thế nào để chúng ta có khả năng đứng vững được, đây là bài toán. Chúng ta cũng biết rằng. Đặc thù của dược liệu là ranh giới giữa thừa thiếu rất hẹp, khi chúng ta thiếu một chút giá cả gia tăng, khi chúng ta thừa một chút giá cả giảm xuống rất nhiều, trong khi đó quy hoạch tổng thể xác định từ nhu cầu dược liệu từ nuôi trồng khai thác thiên nhiên chưa thực sự chính xác dẫn đến những khủng hoảng và gây ra khó khăn cho doanh nghiệp và cho chính những người làm dược liệu.Vì vậy theo ý kiến cá nhân ông Ngô Mạnh Trí, chúng ta cần phải có một quy hoạch tổng thể cho nuôi trồng phát triển và chế biến dược liệu. Cần có chính sách cụ thể cho những người làm công tác dược liệu, phải có sự kết hợp giữa nhà nước, nhà khoa học, các doanh nghiệp các nhà bảo hiểm để đánh giá lại thị trường, đánh giá lại nhu cầu để những người làm dược liệu cũng như các doanh nghiệp yên tâm. Một vấn đề mà tôi cho rằng rất quan trọng mà chính phủ đã đưa đến đó là phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học kỹ thuật, bằng cách chuyển giao đổi mới và ứng dụng tiến bộ. Nhà nước sẵn sàng đầu tư, sẵn sàng chi cho quỹ để chúng ta thực hiện nó tạo ra những sản phẩm trong nước có chất lượng cao, có thể cạnh tranh được chính sân chơi thị trường trong nước.