Ngọc trai Phú Quốc: “Vào rừng vẫn khó kiếm gỗ chuẩn”
Đã đến Phú Quốc là muốn mua ngọc trai, nhưng liệu có phải là hàng “thứ thiệt” hay không thì không phải ai cũng có thể khẳng định
Hầu hết khách đến Phú Quốc đều chọn mua ngọc trai, nhưng liệu có phải là ngọc trai Phú Quốc “thứ thiệt” hay không thì không phải ai cũng có thể khẳng định.
Phú Quốc (còn gọi là Đảo Ngọc) là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang, có tổng diện tích khoảng 593 km², xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore.
Ở Việt Nam có một số nơi khá nổi tiếng về nuôi cấy ngọc trai, như đảo Cô Tô (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa)... Nhưng dường như Phú Quốc nổi danh hơn cả.
Theo cách hiểu thông thường, trai, sò là những loài nhuyễn thể có phản xạ tự nhiên khi có dị vật xâm nhập cơ thể, chúng sẽ tiết ra chất bao bọc quanh những dị vật gây tổn thương này. Ở trong nội tạng, dị vật ấy được bồi đắp dần theo năm tháng nên rất rắn chắc, lại có sắc bóng đẹp và được gọi là ngọc trai.
Tuy nhiên, hiện nay ngọc trai chủ yếu được tạo ra bằng cách nuôi cấy nhân tạo. Với cách tạo ra ngọc bằng cấy vào mình trai chỉ có thể tạo ra một viên ngọc và xác suất thành công là 40%. Nhưng ngọc thu về qua phương pháp này thường tròn trịa và có giá trị cao hơn so với ngọc được tạo ra theo cách cấy vào vỏ trai.
Cách cấy vào vỏ, tỷ lệ thành công có thể lên tới 70% và có thể thu hoạch từ 3-5 viên/con. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng ngọc, thông thường người ta cũng chỉ cấy từ 2-3 nhân để tạo ra số lượng ngọc tương ứng. Ngọc trai tạo ra cũng sẽ mang hình dáng của nhân được cấy. Theo cách này, con người có thể "ép" trai cho ra những viên ngọc với những hình thù theo ý muốn, như hình trái tim, giọt nước hay hình thoi....
Sau khi cấy nhân, thời gian thu hoạch là khoảng 12-18 tháng. Nhưng thời gian càng dài thì chất lượng cũng như khối lượng của viên ngọc sẽ cao hơn. Về cơ bản, ngọc trai thường có màu trắng, đôi khi có màu kem hoặc phớt hồng hay đen. Thế nhưng hiện nay, các cơ sở nuôi cấy đã có thể cho ra những viên ngọc trai có màu vàng, nâu, tím…. “Song kỹ thuật để tạo ra những viên ngọc này phức tạp hơn rất nhiều”, một người thợ tại cơ sở nuôi cấy ngọc trai Quốc An trên đảo Phú Quốc cho biết.
Được tận mắt nhìn người thợ giới thiệu chi tiết về các công đoạn cấy nhân, tạo ngọc, rồi anh thợ này lại vui vẻ kéo cả một lồng trai lên mổ từng con để cho mọi người xem việc thu được ngọc không hề đơn giản. Chị Nga, một khách du lịch bộc bạch: “Ở nhà mình chẳng thích ngọc trai tý nào. Thế nhưng ra tới Phú Quốc thì không thể không mua”. Đó cũng là tâm lý của hầu hết những người đã đặt chân đến huyện đảo này. Vì vậy, các cửa hàng trưng bày sản phẩm của các cơ sở nuôi trai trên đảo thường không mấy khi vắng khách.
Người mua phần vì tin tưởng vào uy tín của cửa hàng, phần lại được giới thiệu về cách nhận biết cũng khá đơn giản: Chỉ cần lấy hai viên cọ xát vào nhau, nếu là ngọc trai bị bào mòn sẽ rơi ra những hạt rất mịn như bột, nhưng khi lấy tay phủi qua thì ngọc lại sáng bóng bình thường như chưa bị cọ xát. Ngoài ra còn có điểm khác biệt nữa là ngọc thật thì không... sợ lửa, hơ qua lửa vẫn sáng bóng bình thường, còn là hạt nhựa lập tức sẽ co lại… nên du khách đều rất phấn khởi khi sở hữu những đồ trang sức như hoa tai có giá bán chỉ khoảng 200.000-600.000 đồng/đôi, nhẫn bạc mặt ngọc trai khoảng 150.000 đồng/chiếc, chuỗi vòng đeo cổ có giá chỉ từ 800.000 đồng…
Nhưng dạo một vòng quanh Phú Quốc, du khách bắt đầu nhận thấy trên hòn đảo nơi nào cũng có ngọc trai được bày bán. Ngọc trai được bán ở trong các cửa hàng lưu niệm, trong các cửa hàng nhỏ bán lẫn với các đồ như các mực, tôm khô, nước mắm.... Chỉ có điều giá cả thì cách nhau rõ rệt. Cùng màu sắc, kích cỡ nhưng có viên được bán chỉ vài chục hay vài trăm nghìn đồng nhưng có viên giá lên tới cả triệu đồng, thậm chí cả vài chục triệu đồng.
Chưa kịp vui vì đã sắm được đồ trang sức ngọc trai Phú Quốc tại chính cơ sở sản xuất, tới bãi Sao (bãi tắm đẹp nhất tại Phú Quốc), không ít khách du lịch đã “tá hỏa” khi biết mình “mua hớ”. Chiếc nhẫn bạc có mặt ngọc trai giá tại đây chỉ 100.000- 120.000 đồng/chiếc, vòng ngọc giá còn rẻ hơn tới vài trăm. Chị em đành phải động viên nhau “tiền nào của nấy”, quan trọng là đã mua tại nơi có "thương hiệu".
Buổi tối, dạo qua chợ đêm Dinh Cậu, bất ngờ hơn khi ngọc trai ở đây giá chỉ bằng 1/2 thậm chí là 2/3 giá bán của các địa điểm trước.
Giải tỏa bớt phân vân trong lòng du khách, chị Tâm, một người bán hàng tại đây cho biết: ngọc trai bán ở các cơ sở nuôi cấy trên đảo như Quốc An, Ngọc Hiền là loại 1, còn tại chợ chỉ là ngọc loại 2,3,4 nên giá rẻ hơn.
Một chị bán hàng khác lại lý giải các cơ sở trên phải nộp thuế, thuê mặt bằng, nhà xưởng nên giá đắt là phải. Còn tại đây chi phí ít hơn nên bán tất nhiên phải “mềm” hơn. Tuy nhiên, chính người dân địa phương cho hay, ngọc trai chuẩn có giá khá cao, còn ngọc được bày bán thì nguồn gốc cũng rất khó biết chính xác. Điều này thực tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của ngọc trai Phú Quốc.
Phú Quốc (còn gọi là Đảo Ngọc) là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang, có tổng diện tích khoảng 593 km², xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore.
Ở Việt Nam có một số nơi khá nổi tiếng về nuôi cấy ngọc trai, như đảo Cô Tô (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa)... Nhưng dường như Phú Quốc nổi danh hơn cả.
Theo cách hiểu thông thường, trai, sò là những loài nhuyễn thể có phản xạ tự nhiên khi có dị vật xâm nhập cơ thể, chúng sẽ tiết ra chất bao bọc quanh những dị vật gây tổn thương này. Ở trong nội tạng, dị vật ấy được bồi đắp dần theo năm tháng nên rất rắn chắc, lại có sắc bóng đẹp và được gọi là ngọc trai.
Tuy nhiên, hiện nay ngọc trai chủ yếu được tạo ra bằng cách nuôi cấy nhân tạo. Với cách tạo ra ngọc bằng cấy vào mình trai chỉ có thể tạo ra một viên ngọc và xác suất thành công là 40%. Nhưng ngọc thu về qua phương pháp này thường tròn trịa và có giá trị cao hơn so với ngọc được tạo ra theo cách cấy vào vỏ trai.
Cách cấy vào vỏ, tỷ lệ thành công có thể lên tới 70% và có thể thu hoạch từ 3-5 viên/con. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng ngọc, thông thường người ta cũng chỉ cấy từ 2-3 nhân để tạo ra số lượng ngọc tương ứng. Ngọc trai tạo ra cũng sẽ mang hình dáng của nhân được cấy. Theo cách này, con người có thể "ép" trai cho ra những viên ngọc với những hình thù theo ý muốn, như hình trái tim, giọt nước hay hình thoi....
Sau khi cấy nhân, thời gian thu hoạch là khoảng 12-18 tháng. Nhưng thời gian càng dài thì chất lượng cũng như khối lượng của viên ngọc sẽ cao hơn. Về cơ bản, ngọc trai thường có màu trắng, đôi khi có màu kem hoặc phớt hồng hay đen. Thế nhưng hiện nay, các cơ sở nuôi cấy đã có thể cho ra những viên ngọc trai có màu vàng, nâu, tím…. “Song kỹ thuật để tạo ra những viên ngọc này phức tạp hơn rất nhiều”, một người thợ tại cơ sở nuôi cấy ngọc trai Quốc An trên đảo Phú Quốc cho biết.
Được tận mắt nhìn người thợ giới thiệu chi tiết về các công đoạn cấy nhân, tạo ngọc, rồi anh thợ này lại vui vẻ kéo cả một lồng trai lên mổ từng con để cho mọi người xem việc thu được ngọc không hề đơn giản. Chị Nga, một khách du lịch bộc bạch: “Ở nhà mình chẳng thích ngọc trai tý nào. Thế nhưng ra tới Phú Quốc thì không thể không mua”. Đó cũng là tâm lý của hầu hết những người đã đặt chân đến huyện đảo này. Vì vậy, các cửa hàng trưng bày sản phẩm của các cơ sở nuôi trai trên đảo thường không mấy khi vắng khách.
Người mua phần vì tin tưởng vào uy tín của cửa hàng, phần lại được giới thiệu về cách nhận biết cũng khá đơn giản: Chỉ cần lấy hai viên cọ xát vào nhau, nếu là ngọc trai bị bào mòn sẽ rơi ra những hạt rất mịn như bột, nhưng khi lấy tay phủi qua thì ngọc lại sáng bóng bình thường như chưa bị cọ xát. Ngoài ra còn có điểm khác biệt nữa là ngọc thật thì không... sợ lửa, hơ qua lửa vẫn sáng bóng bình thường, còn là hạt nhựa lập tức sẽ co lại… nên du khách đều rất phấn khởi khi sở hữu những đồ trang sức như hoa tai có giá bán chỉ khoảng 200.000-600.000 đồng/đôi, nhẫn bạc mặt ngọc trai khoảng 150.000 đồng/chiếc, chuỗi vòng đeo cổ có giá chỉ từ 800.000 đồng…
Nhưng dạo một vòng quanh Phú Quốc, du khách bắt đầu nhận thấy trên hòn đảo nơi nào cũng có ngọc trai được bày bán. Ngọc trai được bán ở trong các cửa hàng lưu niệm, trong các cửa hàng nhỏ bán lẫn với các đồ như các mực, tôm khô, nước mắm.... Chỉ có điều giá cả thì cách nhau rõ rệt. Cùng màu sắc, kích cỡ nhưng có viên được bán chỉ vài chục hay vài trăm nghìn đồng nhưng có viên giá lên tới cả triệu đồng, thậm chí cả vài chục triệu đồng.
Chưa kịp vui vì đã sắm được đồ trang sức ngọc trai Phú Quốc tại chính cơ sở sản xuất, tới bãi Sao (bãi tắm đẹp nhất tại Phú Quốc), không ít khách du lịch đã “tá hỏa” khi biết mình “mua hớ”. Chiếc nhẫn bạc có mặt ngọc trai giá tại đây chỉ 100.000- 120.000 đồng/chiếc, vòng ngọc giá còn rẻ hơn tới vài trăm. Chị em đành phải động viên nhau “tiền nào của nấy”, quan trọng là đã mua tại nơi có "thương hiệu".
Buổi tối, dạo qua chợ đêm Dinh Cậu, bất ngờ hơn khi ngọc trai ở đây giá chỉ bằng 1/2 thậm chí là 2/3 giá bán của các địa điểm trước.
Giải tỏa bớt phân vân trong lòng du khách, chị Tâm, một người bán hàng tại đây cho biết: ngọc trai bán ở các cơ sở nuôi cấy trên đảo như Quốc An, Ngọc Hiền là loại 1, còn tại chợ chỉ là ngọc loại 2,3,4 nên giá rẻ hơn.
Một chị bán hàng khác lại lý giải các cơ sở trên phải nộp thuế, thuê mặt bằng, nhà xưởng nên giá đắt là phải. Còn tại đây chi phí ít hơn nên bán tất nhiên phải “mềm” hơn. Tuy nhiên, chính người dân địa phương cho hay, ngọc trai chuẩn có giá khá cao, còn ngọc được bày bán thì nguồn gốc cũng rất khó biết chính xác. Điều này thực tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của ngọc trai Phú Quốc.