Người dân 39 nước nghĩ gì về Mỹ - Trung?
Chỉ 37% người Mỹ có cái nhìn tích cực về Trung Quốc
Người dân Mỹ và Trung Quốc đang nhìn nhận về nhau với thái độ nghi ngờ gia tăng, còn người dân ở nhiều quốc gia khác đánh giá Mỹ đang để tuột dần vị trí siêu cường kinh tế và chính trị vào tay Trung Quốc. Đây là kết quả của một cuộc thăm dò dư luận vừa được công bố.
Tờ Wall Street Journal dẫn kết quả cuộc thăm dò do Trung tâm Nghiên cứu Pew ở Washington thực hiện với sự tham gia của 38.000 người đến từ 39 quốc gia cho thấy, phần đông người dân được hỏi ở 23 quốc gia nơi cuộc thăm dò được thực hiện nói rằng, Trung Quốc đã thay thế, hoặc rốt cục sẽ vượt Mỹ trở thành cường quốc số 1 thế giới.
Người Trung Quốc thì không nghi ngờ gì về việc cuối cùng nước này sẽ giành vị trí số 1, nhưng người dân Mỹ có quan điểm trái chiều nhau về vấn đề này.
Kết quả cuộc thăm dò của Pew là bằng chứng mới nhất cho thấy ảnh hưởng toàn cầu của sự phát triển kinh tế mà Trung Quốc đạt được trong 3 thập kỷ qua và cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ đang làm thay đổi ra sao những quan niệm về hai quốc gia, một là nước đông dân nhất thế giới và một là nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
“Sức mạnh kinh tế của Trung Quốc đang gia tăng, và nhiều người nghĩ nước này sẽ đến lúc thay thế Mỹ ở vai trò cường quốc mạnh nhất thế giới”, báo cáo kết luận.
Tại cuộc thăm dò này, 47% số người Mỹ được hỏi tin quốc gia của họ sẽ giữ được vị thế dẫn trước Trung Quốc, giảm mạnh so với tỷ lệ 54% có quan điểm này trong cuộc thăm dò tiến hành vào năm 2008. Ngược lại, có tới 2/3 người Trung Quốc tin quốc gia của họ đã vượt hoặc đến lúc sẽ vượt Mỹ, và 56% nói Trung Quốc xứng đáng nhận được sự đánh giá cao hơn.
Cuộc thăm dò cũng cho thấy sự nghi ngờ gia tăng giữa người dân Mỹ và Trung Quốc. Chỉ 37% người Mỹ có cái nhìn tích cực về Trung Quốc. Tương tự, chỉ có 40% người Trung Quốc có cái nhìn tích cực về Mỹ. Đối với cả hai quốc gia, tỷ lệ người dân có quan điểm tích cực về quốc gia kia đều đã giảm so với trong cuộc thăm dò do Pew tổ chức vào năm 2008.
Chưa đầy 1/3 số người Trung Quốc được thăm dò ý kiến miêu tả mối quan hệ giữa nước này với Mỹ là mối quan hệ hợp tác, giảm mạnh so với tỷ lệ 68% trong cuộc thăm dò trước. Khoảng 23% người Trung Quốc được hỏi đánh giá mối quan hệ Trung-Mỹ là “đối đầu”.
Tuy nhiên, trên phạm vi toàn thế giới, nước Mỹ vẫn được 63% số người được thăm dò ý kiến dành cho đánh giá tích cực. Tỷ lệ này đối với Trung Quốc vào khoảng một nửa.
Những lĩnh vực mà Trung Quốc được đánh giá tích cực là khoa học và công nghệ. “Khoa học và công nghệ là quyền lực mềm phổ biến nhất của Trung Quốc”, Pew kết luận. Cũng theo tổ chức nghiên cứu này, Trung Quốc có ảnh hưởng tích cực lớn nhất ở châu Phi và Mỹ Latin. Có khoảng 59% người châu Phi được hỏi đánh giá cao các phương pháp kinh doanh của Trung Quốc.
Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ thấp nhất người dân được thăm dò có cái nhìn tích cực về Trung Quốc, ở mức 5%. Trong khi đó, những nước có tỷ lệ người dân được hỏi nhìn nhận tích cực nhiều nhất về Trung Quốc bao gồm Malaysia, Pakistan, Kenya, Senegal, Nigeria, Venezuela, Brazil và Chile.
Ngày càng có thêm nhiều lĩnh vực Trung Quốc được đánh giá tương tự như Mỹ. Những người trẻ và có học vấn cao có xu hướng nhìn nhận tích cực hơn về cả hai quốc gia này. “Tài sản toàn cầu lớn nhất của Trung Quốc trong tương lai có thể là sức hút của nước này đối với những người trưởng thành trẻ tuổi trên khắp thế giới”, báo cáo của Pew viết.
Người dân ở nhiều quốc gia mà Mỹ xem là đồng minh thân cận nhất như Anh và Đức xem Trung Quốc đã là cường quốc kinh tế số 1 thế giới. Người dân ở những nước gần Trung Quốc hơn, bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc, cho rằng Trung Quốc đã ở vị trí dẫn đầu.
Tờ Wall Street Journal dẫn kết quả cuộc thăm dò do Trung tâm Nghiên cứu Pew ở Washington thực hiện với sự tham gia của 38.000 người đến từ 39 quốc gia cho thấy, phần đông người dân được hỏi ở 23 quốc gia nơi cuộc thăm dò được thực hiện nói rằng, Trung Quốc đã thay thế, hoặc rốt cục sẽ vượt Mỹ trở thành cường quốc số 1 thế giới.
Người Trung Quốc thì không nghi ngờ gì về việc cuối cùng nước này sẽ giành vị trí số 1, nhưng người dân Mỹ có quan điểm trái chiều nhau về vấn đề này.
Kết quả cuộc thăm dò của Pew là bằng chứng mới nhất cho thấy ảnh hưởng toàn cầu của sự phát triển kinh tế mà Trung Quốc đạt được trong 3 thập kỷ qua và cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ đang làm thay đổi ra sao những quan niệm về hai quốc gia, một là nước đông dân nhất thế giới và một là nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
“Sức mạnh kinh tế của Trung Quốc đang gia tăng, và nhiều người nghĩ nước này sẽ đến lúc thay thế Mỹ ở vai trò cường quốc mạnh nhất thế giới”, báo cáo kết luận.
Tại cuộc thăm dò này, 47% số người Mỹ được hỏi tin quốc gia của họ sẽ giữ được vị thế dẫn trước Trung Quốc, giảm mạnh so với tỷ lệ 54% có quan điểm này trong cuộc thăm dò tiến hành vào năm 2008. Ngược lại, có tới 2/3 người Trung Quốc tin quốc gia của họ đã vượt hoặc đến lúc sẽ vượt Mỹ, và 56% nói Trung Quốc xứng đáng nhận được sự đánh giá cao hơn.
Cuộc thăm dò cũng cho thấy sự nghi ngờ gia tăng giữa người dân Mỹ và Trung Quốc. Chỉ 37% người Mỹ có cái nhìn tích cực về Trung Quốc. Tương tự, chỉ có 40% người Trung Quốc có cái nhìn tích cực về Mỹ. Đối với cả hai quốc gia, tỷ lệ người dân có quan điểm tích cực về quốc gia kia đều đã giảm so với trong cuộc thăm dò do Pew tổ chức vào năm 2008.
Chưa đầy 1/3 số người Trung Quốc được thăm dò ý kiến miêu tả mối quan hệ giữa nước này với Mỹ là mối quan hệ hợp tác, giảm mạnh so với tỷ lệ 68% trong cuộc thăm dò trước. Khoảng 23% người Trung Quốc được hỏi đánh giá mối quan hệ Trung-Mỹ là “đối đầu”.
Tuy nhiên, trên phạm vi toàn thế giới, nước Mỹ vẫn được 63% số người được thăm dò ý kiến dành cho đánh giá tích cực. Tỷ lệ này đối với Trung Quốc vào khoảng một nửa.
Những lĩnh vực mà Trung Quốc được đánh giá tích cực là khoa học và công nghệ. “Khoa học và công nghệ là quyền lực mềm phổ biến nhất của Trung Quốc”, Pew kết luận. Cũng theo tổ chức nghiên cứu này, Trung Quốc có ảnh hưởng tích cực lớn nhất ở châu Phi và Mỹ Latin. Có khoảng 59% người châu Phi được hỏi đánh giá cao các phương pháp kinh doanh của Trung Quốc.
Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ thấp nhất người dân được thăm dò có cái nhìn tích cực về Trung Quốc, ở mức 5%. Trong khi đó, những nước có tỷ lệ người dân được hỏi nhìn nhận tích cực nhiều nhất về Trung Quốc bao gồm Malaysia, Pakistan, Kenya, Senegal, Nigeria, Venezuela, Brazil và Chile.
Ngày càng có thêm nhiều lĩnh vực Trung Quốc được đánh giá tương tự như Mỹ. Những người trẻ và có học vấn cao có xu hướng nhìn nhận tích cực hơn về cả hai quốc gia này. “Tài sản toàn cầu lớn nhất của Trung Quốc trong tương lai có thể là sức hút của nước này đối với những người trưởng thành trẻ tuổi trên khắp thế giới”, báo cáo của Pew viết.
Người dân ở nhiều quốc gia mà Mỹ xem là đồng minh thân cận nhất như Anh và Đức xem Trung Quốc đã là cường quốc kinh tế số 1 thế giới. Người dân ở những nước gần Trung Quốc hơn, bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc, cho rằng Trung Quốc đã ở vị trí dẫn đầu.