Người giàu nghĩ gì?
Người giàu nghĩ vị kỷ là một đức tính, người bình thường nghĩ vị kỷ là một thói xấu
Theo trang Business Insider, trong suốt 3 thập kỷ qua, triệu phú tự thân Steve Siebold đã phỏng vấn 1.200 người trong số những người giàu nhất thế giới để tìm hiểu về sự khác biệt trong lối nghĩ của giới nhà giàu so với những người bình thường.
Kết quả cho thấy, giới giàu có nhiều suy nghĩ không giống, thậm chí là trái ngược hoàn toàn so với tầng lớp “thường thường bậc trung”. Sau cuộc khảo sát kéo dài này, Siebold đã viết cuốn sách “How Rich People Think” (tạm dịch: “Người giàu nghĩ gì”).
Dưới đây là 11 suy nghĩ khác biệt giữa người giàu và người nghèo mà Business Insider điểm qua từ cuốn sách của Siebold:
Về hạnh phúc
Người giàu nghĩ đói nghèo là nguồn gốc của mọi điều xấu xa
Người bình thường nghĩ tiền bạc là nguồn gốc của mọi điều xấu xa
“Người bình thường đã bị ‘tẩy não’ để tin rằng người giàu chỉ là những người may mắn hoặc không trung thực. Người giàu hiểu rằng tiền bạc không đảm bảo hạnh phúc, nhưng thực sự giúp cuộc sống trở nên dễ chịu hơn và thú vị hơn” - Siebold viết.
Về sự vị kỷ
Người giàu nghĩ vị kỷ là một đức tính
Người bình thường nghĩ vị kỷ là một thói xấu
“Người giàu luôn cố gắng làm cho bản thân họ hạnh phúc. Họ không cố tỏ ra muốn cứu cả thế giới. Nếu bạn không chăm sóc cho bản thân mình, thì bạn cũng không thể giúp được bất kỳ ai khác. Bạn không thể cho đi thứ mà bạn không có” - trích cuốn sách của Siebold.
Về tầm nhìn
Người giàu mơ về tương lai
Người bình thường luôn hoài niệm về những ngày xưa tươi đẹp
“Những người tin rằng những ngày tháng tốt đẹp nhất của họ đã lùi vào dĩ vãng khó có thể trở nên giàu có. Họ thường cảm thấy bất hạnh và có thể rơi vào trạng thái trầm cảm. Những triệu phú tự thân trở nên giàu vì họ sẵn sàng đặt cược vào bản thân và thúc đẩy giấc mơ, mục tiêu và ý tưởng của họ vào một tương lai chưa thể đoán trước”.
Về công việc
Người giàu theo đuổi niềm đam mê
Người bình thường kiếm tiền bằng cách làm những công việc mà họ không hề yêu thích
“Đối với người bình thường, có vẻ như người giàu lúc nào cũng làm việc. Nhưng một trong những chiến lược khôn ngoan nhất của giới nhà giàu là làm công việc mà họ yêu thích và tìm ra một cách để được hưởng thù lao từ công việc đó”.
Về đầu tư
Người giàu sử dụng tiền của người khác
Người bình thường nghĩ phải có tiền mới kiếm được ra tiền
“Người giàu hiểu rằng, việc không đủ khả năng tài chính cá nhân để mua một thứ gì đó không phải là vấn đề. Vấn đề thực sự nằm ở chỗ thứ đó ‘có đáng mua không, có đáng đầu tư không, có đáng để theo đuổi hay không?’”
Về bạn bè
Người giàu tìm đến những người có tư tưởng giống mình
Người bình thường nghĩ người giàu là những kẻ hợm hĩnh
“Người giàu không tin có việc gì đó không thể giải quyết được. Điều này khiến người bình thường cho người giàu là hợm hĩnh. ‘Dán mác’ hợm hĩnh cho người giàu là một cách để giới trung lưu cảm thấy thoải mái hơn với bản thân mình và lựa chọn đi theo một con đường bình thường”.
Về cơ hội
Người giàu tập trung vào kiếm tiền
Người bình thường tập trung vào tiết kiệm
“Người bình thường tập trung nhiều vào các phiếu mua hàng giảm giá và lối sống tằn tiện đến nỗi bỏ qua những cơ hội lớn. Ngay cả khi đang ở trong một cuộc khủng hoảng dòng tiền, người giàu cũng bỏ qua lối nghĩ “năm xu ba hào” của đám đông. Một cách thành thạo, họ tập trung năng lượng tinh thần của họ vào nơi xứng đáng để kiếm những khoản lớn”.
Về kỳ vọng
Người giàu kỳ vọng kiếm được nhiều tiền hơn
Người bình thường kỳ vọng sẽ sống chật vật
“Đứng nghe những người bi quan nói với bạn rằng cuộc đời là một cuộc trầy trật mưu sinh, rằng bạn nên ổn định và biết ơn về những gì bạn đã có”.
Về học tập
Người giàu thích được học hành hơn là giải trí
Người bình thường thích giải trí hơn học hành
“Bước vào nhà của một người giàu, một trong những điều đầu tiên bạn phát hiện ra là một giá sách lớn mà họ dùng để tự học nhằm tìm cách trở nên thành công hơn. Tầng lớp trung lưu thích đọc tiểu thuyết, báo lá cả và các tạp chí giải trí”.
Về thị trường
Người giàu biết thị trường được chèo lái bởi cảm xúc và sự tham lam
Người bình thường nghĩ thị trường được chèo lái bởi logic và chiến lược
“Người giàu biết những cảm xúc chính điều khiển thị trường tài chính là nỗi sợ hãi và sự tham lam, và họ tính đến yếu tố này trong tất cả các giao dịch và xu hướng mà họ theo dõi. Hiểu biết này về bản chất của con người, cũng như ảnh hưởng của nó tới giao dịch, cho phép họ có được lợi thế chiến lược trong việc xây dựng được một khối tài sản lớn hơn thông qua đòn bẩy”.
Về sự thỏa hiệp
Người giàu biết rằng họ có thể có tất cả mọi thứ
Người bình thường cảm thấy áp lực phải lựa chọn giữa gia đình hoặc tiền bạc
“Đám đông tin rằng gia đình và tiền bạc là hai thứ khó có được song song. Người giàu tin có thể bất cứ thứ gì mình muốn nếu tiếp cận với thách thức bằng một lối nghĩ có gốc rễ là tình yêu và sự dư giả”.
Kết quả cho thấy, giới giàu có nhiều suy nghĩ không giống, thậm chí là trái ngược hoàn toàn so với tầng lớp “thường thường bậc trung”. Sau cuộc khảo sát kéo dài này, Siebold đã viết cuốn sách “How Rich People Think” (tạm dịch: “Người giàu nghĩ gì”).
Dưới đây là 11 suy nghĩ khác biệt giữa người giàu và người nghèo mà Business Insider điểm qua từ cuốn sách của Siebold:
Về hạnh phúc
Người giàu nghĩ đói nghèo là nguồn gốc của mọi điều xấu xa
Người bình thường nghĩ tiền bạc là nguồn gốc của mọi điều xấu xa
“Người bình thường đã bị ‘tẩy não’ để tin rằng người giàu chỉ là những người may mắn hoặc không trung thực. Người giàu hiểu rằng tiền bạc không đảm bảo hạnh phúc, nhưng thực sự giúp cuộc sống trở nên dễ chịu hơn và thú vị hơn” - Siebold viết.
Về sự vị kỷ
Người giàu nghĩ vị kỷ là một đức tính
Người bình thường nghĩ vị kỷ là một thói xấu
“Người giàu luôn cố gắng làm cho bản thân họ hạnh phúc. Họ không cố tỏ ra muốn cứu cả thế giới. Nếu bạn không chăm sóc cho bản thân mình, thì bạn cũng không thể giúp được bất kỳ ai khác. Bạn không thể cho đi thứ mà bạn không có” - trích cuốn sách của Siebold.
Về tầm nhìn
Người giàu mơ về tương lai
Người bình thường luôn hoài niệm về những ngày xưa tươi đẹp
“Những người tin rằng những ngày tháng tốt đẹp nhất của họ đã lùi vào dĩ vãng khó có thể trở nên giàu có. Họ thường cảm thấy bất hạnh và có thể rơi vào trạng thái trầm cảm. Những triệu phú tự thân trở nên giàu vì họ sẵn sàng đặt cược vào bản thân và thúc đẩy giấc mơ, mục tiêu và ý tưởng của họ vào một tương lai chưa thể đoán trước”.
Về công việc
Người giàu theo đuổi niềm đam mê
Người bình thường kiếm tiền bằng cách làm những công việc mà họ không hề yêu thích
“Đối với người bình thường, có vẻ như người giàu lúc nào cũng làm việc. Nhưng một trong những chiến lược khôn ngoan nhất của giới nhà giàu là làm công việc mà họ yêu thích và tìm ra một cách để được hưởng thù lao từ công việc đó”.
Về đầu tư
Người giàu sử dụng tiền của người khác
Người bình thường nghĩ phải có tiền mới kiếm được ra tiền
“Người giàu hiểu rằng, việc không đủ khả năng tài chính cá nhân để mua một thứ gì đó không phải là vấn đề. Vấn đề thực sự nằm ở chỗ thứ đó ‘có đáng mua không, có đáng đầu tư không, có đáng để theo đuổi hay không?’”
Về bạn bè
Người giàu tìm đến những người có tư tưởng giống mình
Người bình thường nghĩ người giàu là những kẻ hợm hĩnh
“Người giàu không tin có việc gì đó không thể giải quyết được. Điều này khiến người bình thường cho người giàu là hợm hĩnh. ‘Dán mác’ hợm hĩnh cho người giàu là một cách để giới trung lưu cảm thấy thoải mái hơn với bản thân mình và lựa chọn đi theo một con đường bình thường”.
Về cơ hội
Người giàu tập trung vào kiếm tiền
Người bình thường tập trung vào tiết kiệm
“Người bình thường tập trung nhiều vào các phiếu mua hàng giảm giá và lối sống tằn tiện đến nỗi bỏ qua những cơ hội lớn. Ngay cả khi đang ở trong một cuộc khủng hoảng dòng tiền, người giàu cũng bỏ qua lối nghĩ “năm xu ba hào” của đám đông. Một cách thành thạo, họ tập trung năng lượng tinh thần của họ vào nơi xứng đáng để kiếm những khoản lớn”.
Về kỳ vọng
Người giàu kỳ vọng kiếm được nhiều tiền hơn
Người bình thường kỳ vọng sẽ sống chật vật
“Đứng nghe những người bi quan nói với bạn rằng cuộc đời là một cuộc trầy trật mưu sinh, rằng bạn nên ổn định và biết ơn về những gì bạn đã có”.
Về học tập
Người giàu thích được học hành hơn là giải trí
Người bình thường thích giải trí hơn học hành
“Bước vào nhà của một người giàu, một trong những điều đầu tiên bạn phát hiện ra là một giá sách lớn mà họ dùng để tự học nhằm tìm cách trở nên thành công hơn. Tầng lớp trung lưu thích đọc tiểu thuyết, báo lá cả và các tạp chí giải trí”.
Về thị trường
Người giàu biết thị trường được chèo lái bởi cảm xúc và sự tham lam
Người bình thường nghĩ thị trường được chèo lái bởi logic và chiến lược
“Người giàu biết những cảm xúc chính điều khiển thị trường tài chính là nỗi sợ hãi và sự tham lam, và họ tính đến yếu tố này trong tất cả các giao dịch và xu hướng mà họ theo dõi. Hiểu biết này về bản chất của con người, cũng như ảnh hưởng của nó tới giao dịch, cho phép họ có được lợi thế chiến lược trong việc xây dựng được một khối tài sản lớn hơn thông qua đòn bẩy”.
Về sự thỏa hiệp
Người giàu biết rằng họ có thể có tất cả mọi thứ
Người bình thường cảm thấy áp lực phải lựa chọn giữa gia đình hoặc tiền bạc
“Đám đông tin rằng gia đình và tiền bạc là hai thứ khó có được song song. Người giàu tin có thể bất cứ thứ gì mình muốn nếu tiếp cận với thách thức bằng một lối nghĩ có gốc rễ là tình yêu và sự dư giả”.