Nguy cơ nhập siêu
Nhìn vào các chỉ số thống kê xuất, nhập khẩu trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2007, có thể rút ra năm nhận xét đáng lưu ý
Nhìn vào các chỉ số thống kê xuất, nhập khẩu trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2007, có thể rút ra năm nhận xét đáng lưu ý.
Thứ nhất, xuất khẩu tháng 5 đã khá hơn tháng 4 và 4 tháng đầu năm, nhưng tính chung 5 tháng tăng chậm. Ước tính, kim ngạch xuất khẩu tháng 5 ước đạt 3,9 tỷ USD, tăng 7,3% so với mức trên 3,6 tỷ USD của tháng 4, cao hơn so với mức bình quân một tháng 3,55 tỷ USD của 4 tháng đầu năm và tương đương với mức bình quân một tháng của mục tiêu đề ra trong cả năm.
Đạt được kết quả trên do tác động của một số yếu tố, trong đó quan trọng nhất là khối lượng dầu thô xuất khẩu sau một thời gian giảm sút nay đã tăng 15,4% so với cùng kỳ. Mặc dù tháng 5 đạt kết quả tích cực, nhưng tính chung 5 tháng vẫn tăng thấp so với tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước.
Thứ hai, mặc dù khu vực kinh tế trong nước tăng khá cao so với tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước và tốc độ tăng chung, nhưng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng cao hơn lại tăng thấp hơn tốc độ chung và thấp chỉ bằng một nửa tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước (14,7% so với 29%). Nguyên nhân chính là do kim ngạch xuất khẩu dầu thô 5 tháng đã giảm 10,7% so với cùng kỳ năm trước.
Thứ ba, bên cạnh những mặt hàng chủ yếu tăng khá như dệt may, sản phẩm nhựa, gỗ, hạt tiêu, gốm sứ, hàng thủ công mỹ nghệ, cà phê, thì một số mặt hàng khác tăng thấp và tăng chậm hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước như giày dép, thuỷ sản, cao su, chè, hạt điều... Thậm chí một số mặt hàng còn bị giảm so với cùng kỳ, như khối lượng dầu thô giảm 6,2%, gạo giảm 17,2%, cao su giảm 2,3%.
Thứ tư, tiến độ thực hiện kế hoạch năm của 5 tháng qua còn rất thấp (mới đạt 38,7%). Nhiệm vụ còn lại trong các tháng tới còn rất nặng nề (7 tháng phải đạt gần 28,7 tỷ USD, bình quân 1 tháng phải đạt 4,1 tỷ USD, một mức bình quân mà chưa có tháng nào trong 5 tháng đầu năm đạt được). Đó là chưa so với mục tiêu phấn đấu (48,6 tỷ USD) thì tiến độ đạt được còn thấp hơn và nhiệm vụ còn phải cao hơn nhiều.
Thứ năm, do xuất khẩu tăng chậm hơn nhập khẩu, nên nhập siêu đã tăng so với cùng kỳ cả về kim ngạch tuyệt đối (lên đến 3,255 tỷ USD, cao hơn gấp 2 lần so với mức nhập siêu 1,54 tỷ USD).
Lý giải tình hình này có các ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, nhập siêu tăng chủ yếu do nhập khẩu thiết bị máy móc dụng cụ phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu và mức nhập siêu là tốt.
Nhiều ý kiến khác cho rằng nhập siêu gia tăng là một dấu hiệu không tốt, chứng tỏ xuất khẩu tăng thấp và chậm lại; việc phát triển công nghiệp phụ trợ, nội địa hoá chuyển biến chậm; tính gia công của công nghiệp và xuất khẩu còn lớn nên phụ thuộc vào nước ngoài; khả năng cạnh tranh của hàng hoá nước ta đang giảm sút và chưa khai thác được lợi thế sau khi gia nhập WTO.
Thứ nhất, xuất khẩu tháng 5 đã khá hơn tháng 4 và 4 tháng đầu năm, nhưng tính chung 5 tháng tăng chậm. Ước tính, kim ngạch xuất khẩu tháng 5 ước đạt 3,9 tỷ USD, tăng 7,3% so với mức trên 3,6 tỷ USD của tháng 4, cao hơn so với mức bình quân một tháng 3,55 tỷ USD của 4 tháng đầu năm và tương đương với mức bình quân một tháng của mục tiêu đề ra trong cả năm.
Đạt được kết quả trên do tác động của một số yếu tố, trong đó quan trọng nhất là khối lượng dầu thô xuất khẩu sau một thời gian giảm sút nay đã tăng 15,4% so với cùng kỳ. Mặc dù tháng 5 đạt kết quả tích cực, nhưng tính chung 5 tháng vẫn tăng thấp so với tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước.
Thứ hai, mặc dù khu vực kinh tế trong nước tăng khá cao so với tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước và tốc độ tăng chung, nhưng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng cao hơn lại tăng thấp hơn tốc độ chung và thấp chỉ bằng một nửa tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước (14,7% so với 29%). Nguyên nhân chính là do kim ngạch xuất khẩu dầu thô 5 tháng đã giảm 10,7% so với cùng kỳ năm trước.
Thứ ba, bên cạnh những mặt hàng chủ yếu tăng khá như dệt may, sản phẩm nhựa, gỗ, hạt tiêu, gốm sứ, hàng thủ công mỹ nghệ, cà phê, thì một số mặt hàng khác tăng thấp và tăng chậm hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước như giày dép, thuỷ sản, cao su, chè, hạt điều... Thậm chí một số mặt hàng còn bị giảm so với cùng kỳ, như khối lượng dầu thô giảm 6,2%, gạo giảm 17,2%, cao su giảm 2,3%.
Thứ tư, tiến độ thực hiện kế hoạch năm của 5 tháng qua còn rất thấp (mới đạt 38,7%). Nhiệm vụ còn lại trong các tháng tới còn rất nặng nề (7 tháng phải đạt gần 28,7 tỷ USD, bình quân 1 tháng phải đạt 4,1 tỷ USD, một mức bình quân mà chưa có tháng nào trong 5 tháng đầu năm đạt được). Đó là chưa so với mục tiêu phấn đấu (48,6 tỷ USD) thì tiến độ đạt được còn thấp hơn và nhiệm vụ còn phải cao hơn nhiều.
Thứ năm, do xuất khẩu tăng chậm hơn nhập khẩu, nên nhập siêu đã tăng so với cùng kỳ cả về kim ngạch tuyệt đối (lên đến 3,255 tỷ USD, cao hơn gấp 2 lần so với mức nhập siêu 1,54 tỷ USD).
Lý giải tình hình này có các ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, nhập siêu tăng chủ yếu do nhập khẩu thiết bị máy móc dụng cụ phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu và mức nhập siêu là tốt.
Nhiều ý kiến khác cho rằng nhập siêu gia tăng là một dấu hiệu không tốt, chứng tỏ xuất khẩu tăng thấp và chậm lại; việc phát triển công nghiệp phụ trợ, nội địa hoá chuyển biến chậm; tính gia công của công nghiệp và xuất khẩu còn lớn nên phụ thuộc vào nước ngoài; khả năng cạnh tranh của hàng hoá nước ta đang giảm sút và chưa khai thác được lợi thế sau khi gia nhập WTO.