Nguy cơ ung thư từ những sản phẩm chăm sóc cá nhân
Kem đánh răng
Hầu hết kem đánh răng trên thị trường đều có chứa fluoride có tác dụng chống sâu răng. Nhưng hãy thử tưởng tượng, một hóa chất chống lại các vi khuẩn tự nhiên tất sẽ gây độc cho con người. Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Mỹ đã chỉ ra mối liên hệ khi sử dụng các sản phẩm có chứa fluoride với căn bệnh ung thư , chất này còn có khả năng tích lũy gây độc tính ở người. Trong một số kem đánh răng còn có saccharin- gây ung thư bàng quang. Tuy nhiên nó sẽ gây độc nếu sử dụng một số lượng lớn.
Các chuyên gia nha khoa đã đưa ra khuyến cáo không nên sử dụng quá 3,4 mg kem đánh răng mỗi ngày cho người lớn, và 1,9 mg đến 2,1 mg đối với trẻ từ 7-15 tuổi. Trẻ em nên sử dụng kem đánh răng không có floride.
Phấn rôm trẻ em
Thành phần chính sản xuất ra phấn rôm trẻ em là bột talcum. Bột talcum hay còn gọi là bột talc, có mặt trong hầu hết các loại phấn trang điểm và các dòng mỹ phẩm khác. Đây là một loại khoáng chất có nguồn gốc từ magnesium silicate, mềm mịn, không tan trong nước, kháng axít, chịu nhiệt.... được sử dụng trong rất nhiều các sản phẩm trang điểm như phấn nén, phấn mắt, má, sáp khử mùi, kem dưỡng da.... Bột latc đã được chứng minh không tốt cho sức khỏe, có thể gây ung thư buồng trứng, gây kích thích đường hô hấp...
Một nghiên cứu tại Mỹ đã cho thấy một con số đáng báo động, cứ 70 bé gái sử dụng phấn rôm có 1 em sẽ bị ung thư buồng trứng, việc sử dụng phấn rôm liên tục trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng lên gấp 4 lần so với trẻ không dùng. Nghiên cứu cho biết do hạt phấn rôm rất nhỏ, có thể xâm nhập vào bộ phận sinh dục của các bé gái. Thậm chí ở nhiều quốc gia còn khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên thoa phấn rôm vào phần bụng dưới của các bé gái.
Các chất tẩy rửa
BS Hoàng Xuân Đại, nguyên cán bộ Bộ Y tế, khuyến cáo trong các hoạt động hằng ngày mọi người hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Khi giặt giũ hay cọ rửa nhà tắm nên đi găng tay để tránh tiếp xúc với xà phòng hay hóa chất tẩy rửa; khi làm vệ sinh phòng tắm thì nên đóng cửa các phòng khác để mùi hóa chất không bay ra.
Đặc biệt, nếu phun thuốc diệt côn trùng hay tẩy uế trong gia đình chỉ tiến hành khi không có người ở nhà, chú ý nhất tránh cho trẻ con. Xà phòng rửa tay cũng nên chọn những loại có độ pH trung tính để đỡ hại da tay. Sử dụng hóa mỹ phẩm cần hết sức cẩn trọng vì rất có thể gây dị ứng, nhẹ là mẩn ngứa, nặng hơn có thể gây tổn hại, thoái hóa các tế bào.
TS John H. Lawson, Viện Nghiên cứu Quốc gia về an toàn nghề nghiệp và sức khoẻ Hoa Kỳ cảnh báo tác hại của việc lạm dụng các hóa chất tẩy rửa trong gia đình. Trong các dung dịch này có chứa nhiều hợp chất có tác dụng tẩy rửa mạnh nhưng lại có hại cho môi trường và sức khoẻ con người.
Các sản phẩm gia dụng như bột giặt, thuốc đánh bóng nền nhà, sơn và những hóa chất xịt kính, gỗ, kim loại, các loại chất tẩy rửa toilet đều có hóa chất độc hại như amoniac, axit sunfuric, kiềm, chlorine, formaldehyde và phenol... Các hóa chất này bay hơi ở nồng độ đậm đặc và tiếp xúc kéo dài thậm chí có nguy cơ gây ung thư, và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
TS Peter Boyle, Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cho biết, chlorine trong các hóa chất tẩy rửa cũng là chất gây độc nếu nhiễm vào bên trong cơ thể ở liều lượng lớn. Dioxin - một sản phẩm phụ của chlorine - đã được Cơ quan Môi trường Hoa Kỳ (EPA) xác định là một chất có khả năng gây ung thư.
Dầu gội, sữa tắm
Nghiên cứu cho thấy, xà phòng, dầu gội, kem đánh răng cùng nhiều sản phẩm tiêu dùng khác chứa triclosan có khả năng gây ung thư.
Triclosan được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, gần đây các nhà khoa học phát hiện những tác động nghiêm trọng của việc tiếp xúc lâu dài với hóa chất này.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) từng đưa ra khuyến cáo triclosan có khả năng phá vỡ nội tiết tố và làm giảm co cơ.
Theo Người Tiêu Dùng