Nhà đầu tư bán tháo, Phố Wall trồi sụt
Hầu hết các sàn chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch đầu tuần, khi nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu năng lượng
Hầu hết các sàn chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch đầu tuần, trước làn sóng bán tháo cổ phiếu năng lượng khi giá dầu giảm mạnh, và dự báo triển vọng lợi nhuận doanh nghiệp bị phủ bóng.
Chốt phiên 11/4, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 1,06 điểm (+0,01%) lên 12.381,11 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 3,71 điểm (-0,28%) xuống 1.324,46 điểm. Chỉ số Nasdaq hạ 8,91 điểm (-0,32%) xuống 2.771,51 điểm.
Khối lượng giao dịch trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq ở mức thấp, với 6,73 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng, thấp hơn nhiều so với mức trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu trong năm 2010.
Số cổ phiếu giảm điểm trội hơn số tăng điểm trên sàn New York với tỷ lệ 5/2. Còn ở sàn Nasdaq, cứ 2 cổ phiếu giảm điểm thì có một cổ phiếu tăng điểm.
Hôm qua giá dầu thô tương lai tại Mỹ chốt phiên giảm 2,5%, sau khi ngân hàng Goldman Sachs khuyến nghị nhà đầu tư nên chốt lời khi giá đã tăng mạnh vài phiên gần đây, từ đó dẫn tới một đợt bán tháo trên thị trường. Chỉ số S&P năng lượng giảm tới 1,9%.
Thị trường cũng chịu tác động từ những đồn đoán cho rằng lợi nhuận doanh nghiệp trong quý 2 sẽ giảm sút, do chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng lên và những tác động từ động đất, sóng thần ở Nhật Bản sẽ hiển hiện trong vài tháng tới.
Sau khi kết thúc phiên, tập đoàn nhôm Alcoa báo cáo lợi nhuận quý 1 vượt dự báo và cho biết triển vọng của hãng trong năm 2011 vẫn ở mức tích cực. Nhưng doanh thu của Alcoa trong quý báo cáo không đạt dự báo.
Trong một diễn biến khác, hôm 10/4, công ty mẹ của Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE Euronext) cho biết hội đồng quản trị đã từ chối lời đề nghị sáp nhập từ công ty điều hành sàn Nasdaq và IntercontinentalExchange (ICE).
NYSE Euronext khẳng định lại sẽ sáp nhập với sàn chứng khoán Deutsche Boerse của Đức. Hai sàn này trong tháng 2 đã tuyên bố sáp nhập trong thương vụ trị giá 10 tỷ USD vào tháng 2. Phiên 11/4, cổ phiếu của NYSE giảm 2,9%, cổ phiếu của Nasdaq giảm 1,5% và ICE giữ nguyên.
Khu vực chứng khoán châu Âu chìm trong sắc đỏ. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm nhẹ 0,04% xuống 6.053,44 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 0,57% xuống 4.038,7 điểm và DAX của Đức hạ 0,17% xuống 7.204,86 điểm.
Đa số các thị trường chứng khoán châu Á cũng giảm điểm trong phiên giao dịch đầu tuần, do tác động từ việc giá dầu quốc tế cuối tuần trước tăng vọt lên trên 113 USD/thùng, làm tăng những lo lắng về ảnh hưởng của lạm phát đối với đà phục hồi kinh tế toàn cầu.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,38%, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc hạ 0,24%, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,5%, chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,26%, chỉ số Straits Times của Singapore hạ 0,84%.
Phiên cuối tuần trước, dầu thô tại Mỹ được giao dịch ở mức 113,4 USD/thùng, trong khi dầu Brent Biển Bắc tăng lên trên mốc 126 USD/thùng, là những nhân tố chính gây ra quan ngại về đà phục hồi kinh tế tại Mỹ, Âu có khả năng trật đường ray và tác động tiềm tàng tới tăng trưởng của châu Á.
Đáng chú ý, tại Hồng Kông, cổ phiếu của hãng hàng không Cathay Pacific Airways giảm tới 1,8% do lo ngại giá dầu cao làm ảnh hưởng tới lợi nhuận. Cổ phiếu của Air China và China Eastern Airlines niêm yết tại sàn Hồng Kông giảm lần lượt 1,2% và 1,65%.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu của các hãng sản xuất dầu tăng mạnh, như cổ phiếu của PetroChina tăng 2,9%, Sinopec tăng 1,35%, trong khi cổ phiếu của China Shenhua Energy nhảy 1,6%.
Tại Nhật Bản, cổ phiếu của các nhà sản xuất ôtô đã kéo chỉ số Nikkei hạ điểm, sau khi ngân hàng Citigroup hạ xếp hạng khu vực này từ "mua" sang "bán". Cổ phiếu của Toyota giảm tới 2,4%, Honda hạ 2,2% và Nissan mất 2,35%.
Chốt phiên 11/4, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 1,06 điểm (+0,01%) lên 12.381,11 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 3,71 điểm (-0,28%) xuống 1.324,46 điểm. Chỉ số Nasdaq hạ 8,91 điểm (-0,32%) xuống 2.771,51 điểm.
Khối lượng giao dịch trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq ở mức thấp, với 6,73 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng, thấp hơn nhiều so với mức trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu trong năm 2010.
Số cổ phiếu giảm điểm trội hơn số tăng điểm trên sàn New York với tỷ lệ 5/2. Còn ở sàn Nasdaq, cứ 2 cổ phiếu giảm điểm thì có một cổ phiếu tăng điểm.
Hôm qua giá dầu thô tương lai tại Mỹ chốt phiên giảm 2,5%, sau khi ngân hàng Goldman Sachs khuyến nghị nhà đầu tư nên chốt lời khi giá đã tăng mạnh vài phiên gần đây, từ đó dẫn tới một đợt bán tháo trên thị trường. Chỉ số S&P năng lượng giảm tới 1,9%.
Thị trường cũng chịu tác động từ những đồn đoán cho rằng lợi nhuận doanh nghiệp trong quý 2 sẽ giảm sút, do chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng lên và những tác động từ động đất, sóng thần ở Nhật Bản sẽ hiển hiện trong vài tháng tới.
Sau khi kết thúc phiên, tập đoàn nhôm Alcoa báo cáo lợi nhuận quý 1 vượt dự báo và cho biết triển vọng của hãng trong năm 2011 vẫn ở mức tích cực. Nhưng doanh thu của Alcoa trong quý báo cáo không đạt dự báo.
Trong một diễn biến khác, hôm 10/4, công ty mẹ của Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE Euronext) cho biết hội đồng quản trị đã từ chối lời đề nghị sáp nhập từ công ty điều hành sàn Nasdaq và IntercontinentalExchange (ICE).
NYSE Euronext khẳng định lại sẽ sáp nhập với sàn chứng khoán Deutsche Boerse của Đức. Hai sàn này trong tháng 2 đã tuyên bố sáp nhập trong thương vụ trị giá 10 tỷ USD vào tháng 2. Phiên 11/4, cổ phiếu của NYSE giảm 2,9%, cổ phiếu của Nasdaq giảm 1,5% và ICE giữ nguyên.
Khu vực chứng khoán châu Âu chìm trong sắc đỏ. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm nhẹ 0,04% xuống 6.053,44 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 0,57% xuống 4.038,7 điểm và DAX của Đức hạ 0,17% xuống 7.204,86 điểm.
Đa số các thị trường chứng khoán châu Á cũng giảm điểm trong phiên giao dịch đầu tuần, do tác động từ việc giá dầu quốc tế cuối tuần trước tăng vọt lên trên 113 USD/thùng, làm tăng những lo lắng về ảnh hưởng của lạm phát đối với đà phục hồi kinh tế toàn cầu.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,38%, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc hạ 0,24%, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,5%, chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,26%, chỉ số Straits Times của Singapore hạ 0,84%.
Phiên cuối tuần trước, dầu thô tại Mỹ được giao dịch ở mức 113,4 USD/thùng, trong khi dầu Brent Biển Bắc tăng lên trên mốc 126 USD/thùng, là những nhân tố chính gây ra quan ngại về đà phục hồi kinh tế tại Mỹ, Âu có khả năng trật đường ray và tác động tiềm tàng tới tăng trưởng của châu Á.
Đáng chú ý, tại Hồng Kông, cổ phiếu của hãng hàng không Cathay Pacific Airways giảm tới 1,8% do lo ngại giá dầu cao làm ảnh hưởng tới lợi nhuận. Cổ phiếu của Air China và China Eastern Airlines niêm yết tại sàn Hồng Kông giảm lần lượt 1,2% và 1,65%.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu của các hãng sản xuất dầu tăng mạnh, như cổ phiếu của PetroChina tăng 2,9%, Sinopec tăng 1,35%, trong khi cổ phiếu của China Shenhua Energy nhảy 1,6%.
Tại Nhật Bản, cổ phiếu của các nhà sản xuất ôtô đã kéo chỉ số Nikkei hạ điểm, sau khi ngân hàng Citigroup hạ xếp hạng khu vực này từ "mua" sang "bán". Cổ phiếu của Toyota giảm tới 2,4%, Honda hạ 2,2% và Nissan mất 2,35%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.380,00 | 12.381,10 | 1,06 | 0,01 |
S&P 500 | 1.328,17 | 1.324,46 | 3,71 | 0,28 | |
Nasdaq | 2.780,42 | 2.771,51 | 8,91 | 0,32 | |
Anh | FTSE 100 | 6.055,75 | 6.053,44 | 2,31 | 0,04 |
Pháp | CAC 40 | 4.061,91 | 4.038,70 | 23,21 | 0,57 |
Đức | DAX | 7.217,02 | 7.204,86 | 12,16 | 0,17 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 9.768,08 | 9.719,70 | 48,38 | 0,50 |
Hồng Kông | Hang Seng | 24.396,10 | 24.303,10 | 93,00 | 0,38 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.030,02 | 3.022,75 | 7,27 | 0,24 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.894,54 | 8.880,27 | 14,27 | 0,16 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 2.127,97 | 2.122,29 | 5,58 | 0,26 |
Singapore | Straits Times | 3.187,31 | 3.160,44 | 26,87 | 0,84 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |