Nhà đầu tư thận trọng, chứng khoán châu Á giảm điểm
Thị trường chứng khoán châu Á hôm nay quay đầu giảm điểm sau khi tăng liền hai phiên trước đó
Thị trường chứng khoán châu Á hôm nay quay đầu giảm điểm sau khi tăng liền hai phiên trước đó. Đồng Yên mạnh và thái độ thận trọng của giới đầu tư trước một loạt thống kê kinh tế quan trọng của Mỹ công bố đêm nay đã đẩy giá cổ phiếu đi xuống.
Lúc 16h06 theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương giảm 0,4%, còn 130,92 điểm. Trong hai phiên trước đó, chỉ số này đã tăng tổng cộng 1,4 điểm.
Cổ phiếu của các nhà xuất khẩu Nhật Bản giảm khá mạnh phiên này, khi đồng Yên tiếp duy trì gần mức đỉnh trong 15 năm so với đồng USD của Mỹ. Tỷ giá Yên so với USD tại Tokyo phiên này là 80,78 Yên/USD, sau khi lên tới 80,41 Yên/USD trong phiên trước tại New York.
Lúc đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,3% số điểm. "Đóng góp" nhiều nhất cho sự đi xuống của chứng khoán Nhật phiên này là cổ phiếu xe hơi Toyota, khi giảm 0,9%; thiết bị xây dựng Komatsu giảm 2,3%; và người máy công nghiệp Fanuc giảm 1,2%.
Sự giảm điểm cũng diễn ra ở hầu hết các thị trường chủ chốt khác, một phần do giới đầu tư tỏ thái độ lưỡng lự trước khi thị trường Mỹ đón nhận những thống kê kinh tế quan trọng vào đêm nay.
Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia chốt phiên giảm 0,3%, Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,1%, Shanghai Composite của Trung Quốc đại lục trượt 0,3%. Các mức tăng điểm 0,4% và 0,2% của thị trường Đài Loan và Hàn Quốc không đủ sức bù đắp cho sự giảm điểm diễn ra tại các thị trường còn lại.
Sau khi tăng mạnh trong phiên hôm qua, cổ phiếu của Sở giao dịch chứng khoán Australia (ASX) đã giảm 6% trong phiên này. Cổ phiếu này mất giá khi cổ phiếu của Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore (SGX), đối tác chào mua ASX với giá 8,3 tỷ USD vào ngày hôm qua, tiếp tục trượt giá do bị giới phân tích hạ triển vọng.
Đêm nay, hai thông tin đáng chú ý nhất về kinh tế Mỹ bao gồm chỉ số giá nhà S&P/Case Shiller và chỉ số niềm tin tiêu dùng Conference Board. Giới phân tích dự báo, những chỉ số này sẽ tiếp tục là những chỉ báo cho thấy sự yếu kém của kinh tế Mỹ.
Theo các nhà phân tích, hiện giới đầu tư toàn cầu vẫn đang kỳ vọng ở khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ công bố chính sách nới lỏng định lượng vào cuộc họp 2-3/11 tới. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng, nếu tỷ giá USD tiếp tục suy yếu so với Yên Nhật, thì đó sẽ là một rào cản đối với giá cổ phiếu tại châu Á.
“Giới đầu tư đang ngần ngại trong việc thử những ngưỡng cao mới trước thềm cuộc họp của FED vào tuần tới. Mặc dù có khả năng FED sẽ nới lỏng định lượng, nhưng liệu thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục tăng hay không còn phụ thuộc liệu USD có giữ mức tỷ giá hiện nay hay không. USD giảm giá đồng nghĩa với Yên Nhật tăng giá, gây bất lợi cho chứng khoán khu vực”, ông Geoff Howei, chiến lược gia thị trường tại FM Global Singapore, phát biểu trên Bloomberg.
Lúc 16h06 theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương giảm 0,4%, còn 130,92 điểm. Trong hai phiên trước đó, chỉ số này đã tăng tổng cộng 1,4 điểm.
Cổ phiếu của các nhà xuất khẩu Nhật Bản giảm khá mạnh phiên này, khi đồng Yên tiếp duy trì gần mức đỉnh trong 15 năm so với đồng USD của Mỹ. Tỷ giá Yên so với USD tại Tokyo phiên này là 80,78 Yên/USD, sau khi lên tới 80,41 Yên/USD trong phiên trước tại New York.
Lúc đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,3% số điểm. "Đóng góp" nhiều nhất cho sự đi xuống của chứng khoán Nhật phiên này là cổ phiếu xe hơi Toyota, khi giảm 0,9%; thiết bị xây dựng Komatsu giảm 2,3%; và người máy công nghiệp Fanuc giảm 1,2%.
Sự giảm điểm cũng diễn ra ở hầu hết các thị trường chủ chốt khác, một phần do giới đầu tư tỏ thái độ lưỡng lự trước khi thị trường Mỹ đón nhận những thống kê kinh tế quan trọng vào đêm nay.
Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia chốt phiên giảm 0,3%, Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,1%, Shanghai Composite của Trung Quốc đại lục trượt 0,3%. Các mức tăng điểm 0,4% và 0,2% của thị trường Đài Loan và Hàn Quốc không đủ sức bù đắp cho sự giảm điểm diễn ra tại các thị trường còn lại.
Sau khi tăng mạnh trong phiên hôm qua, cổ phiếu của Sở giao dịch chứng khoán Australia (ASX) đã giảm 6% trong phiên này. Cổ phiếu này mất giá khi cổ phiếu của Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore (SGX), đối tác chào mua ASX với giá 8,3 tỷ USD vào ngày hôm qua, tiếp tục trượt giá do bị giới phân tích hạ triển vọng.
Đêm nay, hai thông tin đáng chú ý nhất về kinh tế Mỹ bao gồm chỉ số giá nhà S&P/Case Shiller và chỉ số niềm tin tiêu dùng Conference Board. Giới phân tích dự báo, những chỉ số này sẽ tiếp tục là những chỉ báo cho thấy sự yếu kém của kinh tế Mỹ.
Theo các nhà phân tích, hiện giới đầu tư toàn cầu vẫn đang kỳ vọng ở khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ công bố chính sách nới lỏng định lượng vào cuộc họp 2-3/11 tới. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng, nếu tỷ giá USD tiếp tục suy yếu so với Yên Nhật, thì đó sẽ là một rào cản đối với giá cổ phiếu tại châu Á.
“Giới đầu tư đang ngần ngại trong việc thử những ngưỡng cao mới trước thềm cuộc họp của FED vào tuần tới. Mặc dù có khả năng FED sẽ nới lỏng định lượng, nhưng liệu thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục tăng hay không còn phụ thuộc liệu USD có giữ mức tỷ giá hiện nay hay không. USD giảm giá đồng nghĩa với Yên Nhật tăng giá, gây bất lợi cho chứng khoán khu vực”, ông Geoff Howei, chiến lược gia thị trường tại FM Global Singapore, phát biểu trên Bloomberg.