09:04 31/10/2022

Nhà hàng ẩm thực ra sức chèo kéo thực khách

Tường Bách

Thực phẩm không phải là một mặt hàng mà người dân có thể tiết kiệm tối đa. Có thể nói, việc “thắt chặt hầu bao” trong lĩnh vực này là thách thức lớn đối với người dân...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Lạm phát hiện đã khiến nhiều công ty thực phẩm và đồ uống, bao gồm Coca-Cola và Pepsi, tăng giá đồ uống và hàng đóng gói. Một số doanh nghiệp lựa chọn việc đóng gói hàng nhỏ hơn hoặc thay đổi các thành phần bớt tốn kém hơn. Trong khi đó, các nhà hàng vừa mua buôn thực phẩm với số lượng lớn để giảm giá thành, vừa ra sức làm mới mình để thu hút khách hàng. Từ Wingstop cho đến Taco Bell, các chuỗi nhà hàng trên thế giới đều đang thêm nhiều thứ mới mẻ để lôi kéo thêm người tiêu dùng giữa “cơn bão” lạm phát.

CẢ THẾ GIỚI “CHÁN” ĐI ĂN TẠI NHÀ HÀNG

Giá lương thực ở Nhật Bản đang tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 7/1991 khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn khi chi tiêu. Theo Nikkei Asia Review, số liệu từ CPINow cho thấy mức trung bình 7 ngày tính đến ngày 18/10 đã tăng 4,5% trong năm. Trong 217 sản phẩm được quan sát, có 197 sản phẩm, tức khoảng 90% sản phẩm tăng giá. Tốc độ tăng trưởng tổng thể đã tăng 1,5 điểm phần trăm từ tháng 9, mức tăng mạnh hơn nhiều kỷ lục của giai đoạn tháng 10/2008.

Tình trạng này “ăn mòn” sức chi tiêu của người tiêu dùng. Theo Nikkei, dữ liệu hàng tháng từ Bộ Lao động Nhật Bản cho thấy tiền lương được điều chỉnh theo lạm phát trong năm giảm 5 tháng liên tiếp cho đến hết tháng 8. Các hộ gia đình đang giảm tiêu dùng và chi tiêu có thể tiếp tục giảm hơn nữa nếu lạm phát vẫn tăng. Đi ăn nhà hàng, tổ chức tiệc kỷ niệm, đi du lịch xa xỉ, sắm sửa đồ dùng… là những hạng mục được loại bỏ đầu tiên.

Đi ăn nhà hàng, tổ chức tiệc kỷ niệm, đi du lịch xa xỉ, sắm sửa đồ dùng… là những hạng mục bị "thắt chặt chi tiêu" đầu tiên.
Đi ăn nhà hàng, tổ chức tiệc kỷ niệm, đi du lịch xa xỉ, sắm sửa đồ dùng… là những hạng mục bị "thắt chặt chi tiêu" đầu tiên.

Tại Anh, mức lạm phát hiện đã tăng vọt trong khi lương của người lao động không tăng là bao. Kết quả là cứ 5 người thì có 2 người nói rằng họ phải cắt giảm việc đi ăn ở ngoài, đi du lịch và giao lưu ngoài xã hội. Chi phí nhiên liệu tăng cao cũng khiến việc đi gặp gỡ bạn bè trở nên khó khăn hơn, nhất là khi các quán rượu và nhà hàng cũng đang tăng giá. Theo một cuộc khảo sát mới đây, gần 1/3 người Anh đã từ chối lời mời tham dự một bữa tiệc tại nhà hàng vì chi phí sinh hoạt leo thang...

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 44 phát hành ngày 31-10-2022. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/27

Nhà hàng ẩm thực ra sức chèo kéo thực khách - Ảnh 1