Nhà nước sẽ cho doanh nghiệp vay tiền trả lương
Thủ tướng vừa ký quyết định về việc hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn, cũng như lao động mất việc do suy giảm kinh tế
Thủ tướng vừa ký quyết định về việc hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn, cũng như lao động mất việc do suy giảm kinh tế.
Theo nội dung Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg,, các doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế trong năm 2009 chưa có khả năng thanh toán tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội và tiền trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định cho người lao động bị mất việc làm thì được Nhà nước cho vay để thanh toán.
Cụ thể, đối tượng vay là các doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế mà phải giảm số lao động hiện có từ 30% trở lên hoặc từ 100 lao động trở lên (không kể lao động thời vụ có thời hạn dưới 3 tháng) và sau khi đã sử dụng các nguồn của doanh nghiệp mà vẫn chưa có khả năng thanh toán tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội và tiền trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc cho số lao động đã giảm.
Mức vay tối đa của doanh nghiệp bằng số kinh phí để thanh toán số nợ tiền lương và các khoản khác phải trả cho người lao động bị mất việc làm. Lãi suất vay là 0%, thời hạn vay tối đa là 12 tháng.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam là cơ quan thực hiện việc cho vay này đối với các doanh nghiệp.
Đối với người lao động bị mất việc làm tại doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp bỏ trốn trong năm 2009 thì UBND cấp tỉnh ứng ngân sách địa phương trả cho người lao động có trong danh sách trả lương của doanh nghiệp khoản tiền lương mà doanh nghiệp đó còn nợ người lao động.
Nguồn tạm ứng từ ngân sách địa phương được hoàn trả từ nguồn thu khi thực hiện xử lý tài sản của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Nếu nguồn tài chính của địa phương không đủ để xử lý thì địa phương có báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Ngoài ra, người lao động bị mất việc làm trong các trường hợp trên, kể cả người lao động đi làm việc tại nước ngoài phải về nước trước thời hạn do doanh nghiệp nước sở tại gặp khó khăn sẽ được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để học nghề trong thời gian 12 tháng, kể từ ngày người lao động bị mất việc làm hoặc ngày lao động phải về nước.
Theo nội dung Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg,, các doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế trong năm 2009 chưa có khả năng thanh toán tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội và tiền trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định cho người lao động bị mất việc làm thì được Nhà nước cho vay để thanh toán.
Cụ thể, đối tượng vay là các doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế mà phải giảm số lao động hiện có từ 30% trở lên hoặc từ 100 lao động trở lên (không kể lao động thời vụ có thời hạn dưới 3 tháng) và sau khi đã sử dụng các nguồn của doanh nghiệp mà vẫn chưa có khả năng thanh toán tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội và tiền trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc cho số lao động đã giảm.
Mức vay tối đa của doanh nghiệp bằng số kinh phí để thanh toán số nợ tiền lương và các khoản khác phải trả cho người lao động bị mất việc làm. Lãi suất vay là 0%, thời hạn vay tối đa là 12 tháng.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam là cơ quan thực hiện việc cho vay này đối với các doanh nghiệp.
Đối với người lao động bị mất việc làm tại doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp bỏ trốn trong năm 2009 thì UBND cấp tỉnh ứng ngân sách địa phương trả cho người lao động có trong danh sách trả lương của doanh nghiệp khoản tiền lương mà doanh nghiệp đó còn nợ người lao động.
Nguồn tạm ứng từ ngân sách địa phương được hoàn trả từ nguồn thu khi thực hiện xử lý tài sản của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Nếu nguồn tài chính của địa phương không đủ để xử lý thì địa phương có báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Ngoài ra, người lao động bị mất việc làm trong các trường hợp trên, kể cả người lao động đi làm việc tại nước ngoài phải về nước trước thời hạn do doanh nghiệp nước sở tại gặp khó khăn sẽ được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để học nghề trong thời gian 12 tháng, kể từ ngày người lao động bị mất việc làm hoặc ngày lao động phải về nước.