Nhận hơn 60 triệu USD vốn từ ý tưởng chia sẻ sạc pin
Theo Tech Asia, chia sẻ xe đạp đang là dịch vụ “nóng” tại Trung Quốc và nhận được sự quan tâm lớn từ giới đầu tư
Theo Tech Asia, chia sẻ xe đạp đang là dịch vụ “nóng” tại Trung Quốc và nhận được sự quan tâm lớn từ giới đầu tư. Theo sát trào lưu này là dịch vụ chia sẻ sạc pin.
Hiện nay tại Trung Quốc đa số việc thanh toán và cho thuê từ xe hơi, ô dù tại ga tàu hay bóng rổ tại trường học… đều được thực hiện qua mã vạch hai chiều (QR code). Vì vậy, sạc đầy pin là điều cần thiết để không bị gián đoạn việc mua bán, thanh toán. Và cũng bởi việc thanh toán qua điện thoại thông minh diễn ra thường xuyên, nên chỉ sạc đầy pin vào đầu ngày là vẫn chưa đủ.
Đây chính là lý do những ứng dụng Xiaodian ra đời. Ý tưởng chia sẻ sạc pin tương đối đơn giản: Bạn cho thuê sạc pin của mình tại những nơi như nhà hàng, khách sạn, quán bar và thu tiền theo giờ. Người dùng Xiaodian phải trả chưa tới 1 USD cho một giờ sạc điện thoại.
Công ty khởi nghiệp này cho biết đã huy động được 50 triệu USD trong vòng gọi vốn thứ hai. Dẫn đầu vòng này là Sequoia China Capital và Banyan Capital, cùng sự tham gia của Tencent. Đặt tại Bắc Kinh, tháng trước, trong vòng gọi vốn đầu tiên, dự án này nhận được 14,5 triệu USD.
Sử dụng tài khoản WeChat và Alipay thông qua ứng dụng này, người dùng có thể tìm thấy các “trạm sạc pin” gần nhất của Xiaodian. Sau khi quét mã QR, họ có thể bắt đầu sạc pin cho thiết bị của mình.
Việc thanh toán được thực hiện qua WeChat Pay hoặc Alipay, hai hệ thống thanh toán di động hàng đầu của Trung Quốc. Người dùng cũng không phải đặt cọc trước bất cứ khoản tiền nào.
Đến nay, Xiaodian đã hợp tác với hơn 10.000 cửa hàng để cung cấp dịch vụ cho thuê sạc pin này tại khắp Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu và một số thành phố khác tại Trung Quốc. Công ty này dự định sử dụng số tiền đầu tư mới nhận được vào việc mở rộng sang hoạt động ra nhiều thành phố nữa.
Ankerbox, đặt trụ sở tại Thâm Quyến, cũng có hàng loạt “trạm sạc pin” sử dụng mã QR trên khắp Trung Quốc. Hãng này cũng nhận đầu tư hàng triệu USD và được hậu thuẫn bởi IDG Capital. Tuần trước, nhà bán lẻ mỹ phẩm Jumei mua lại một số cổ phần kiểm soát trị giá 43,5 triệu USD tại công ty này.
Theo Tech Asia, khả năng tồn tại lâu dài của các ứng dụng này là điều khó nhận định bởi các đối thủ mới hoàn toàn có thể sao chép lại cách làm của họ. Và dù dữ liệu người dùng cũng là thứ có giá trị nhưng đây không phải cách làm bền vững, Tech Asia nhận định.
Tuy vậy, với sự hậu thuẫn của các quỹ đầu tư, hiện các dự án khởi nghiệp với ý tưởng "chia sẻ mọi thứ" như thế này vẫn mang sự tiện lợi đáng kể cho người dùng.
Hiện nay tại Trung Quốc đa số việc thanh toán và cho thuê từ xe hơi, ô dù tại ga tàu hay bóng rổ tại trường học… đều được thực hiện qua mã vạch hai chiều (QR code). Vì vậy, sạc đầy pin là điều cần thiết để không bị gián đoạn việc mua bán, thanh toán. Và cũng bởi việc thanh toán qua điện thoại thông minh diễn ra thường xuyên, nên chỉ sạc đầy pin vào đầu ngày là vẫn chưa đủ.
Đây chính là lý do những ứng dụng Xiaodian ra đời. Ý tưởng chia sẻ sạc pin tương đối đơn giản: Bạn cho thuê sạc pin của mình tại những nơi như nhà hàng, khách sạn, quán bar và thu tiền theo giờ. Người dùng Xiaodian phải trả chưa tới 1 USD cho một giờ sạc điện thoại.
Công ty khởi nghiệp này cho biết đã huy động được 50 triệu USD trong vòng gọi vốn thứ hai. Dẫn đầu vòng này là Sequoia China Capital và Banyan Capital, cùng sự tham gia của Tencent. Đặt tại Bắc Kinh, tháng trước, trong vòng gọi vốn đầu tiên, dự án này nhận được 14,5 triệu USD.
Sử dụng tài khoản WeChat và Alipay thông qua ứng dụng này, người dùng có thể tìm thấy các “trạm sạc pin” gần nhất của Xiaodian. Sau khi quét mã QR, họ có thể bắt đầu sạc pin cho thiết bị của mình.
Việc thanh toán được thực hiện qua WeChat Pay hoặc Alipay, hai hệ thống thanh toán di động hàng đầu của Trung Quốc. Người dùng cũng không phải đặt cọc trước bất cứ khoản tiền nào.
Đến nay, Xiaodian đã hợp tác với hơn 10.000 cửa hàng để cung cấp dịch vụ cho thuê sạc pin này tại khắp Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu và một số thành phố khác tại Trung Quốc. Công ty này dự định sử dụng số tiền đầu tư mới nhận được vào việc mở rộng sang hoạt động ra nhiều thành phố nữa.
Ankerbox, đặt trụ sở tại Thâm Quyến, cũng có hàng loạt “trạm sạc pin” sử dụng mã QR trên khắp Trung Quốc. Hãng này cũng nhận đầu tư hàng triệu USD và được hậu thuẫn bởi IDG Capital. Tuần trước, nhà bán lẻ mỹ phẩm Jumei mua lại một số cổ phần kiểm soát trị giá 43,5 triệu USD tại công ty này.
Theo Tech Asia, khả năng tồn tại lâu dài của các ứng dụng này là điều khó nhận định bởi các đối thủ mới hoàn toàn có thể sao chép lại cách làm của họ. Và dù dữ liệu người dùng cũng là thứ có giá trị nhưng đây không phải cách làm bền vững, Tech Asia nhận định.
Tuy vậy, với sự hậu thuẫn của các quỹ đầu tư, hiện các dự án khởi nghiệp với ý tưởng "chia sẻ mọi thứ" như thế này vẫn mang sự tiện lợi đáng kể cho người dùng.