"Nhãn xanh Việt Nam": Xu thế mới trong phát triển xanh
Chương trình cấp nhãn sinh thái của Việt Nam (Nhãn xanh Việt Nam) được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt năm 2009 theo Quyết định số 253/QĐ-BTNMT ngày 5/3/2009
Trong buổi Hội thảo Chiến lược thương hiệu gắn với phát triển xanh được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế số 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, ngày 19/4, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Vụ trưởng - Vụ Chính sách và Pháp chế - Tổng Cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã giới thiệu đến các đại biểu và doanh nghiệp Chương trình "Nhãn xanh Việt Nam" (Nhãn sinh thái).
Chương trình do Cục Xúc tiến Thương mại phối hợp với Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh tổ chức, với sự đồng hành, hỗ trợ của Tổng Công ty Khí Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam, Công ty Cổ phần Peacelife Việt Nam, Vibiz.vn, Công ty Cổ phần phát triển Giáo dục Hawking.
Chương trình cấp nhãn sinh thái của Việt Nam (Nhãn xanh Việt Nam) được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt năm 2009 theo Quyết định số 253/QĐ-BTNMT ngày 5/3/2009 nhằm tăng cường sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường thông qua việc khuyến khích các mẫu hình sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường được Nhà nước đánh giá, chứng nhận.
Đồng thời, các tiêu chí "Nhãn xanh Việt Nam" được xây dựng dựa trên việc đánh giá khả năng kiểm soát, hạn chế tác động đối với môi trường của các loại sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng theo quan điểm “xem xét toàn bộ vòng đời sản phẩm”.
Cho tới nay, một số sản phẩm đã được chứng nhận "Nhãn xanh Việt Nam" là: Bóng đèn huỳnh quang của Công ty Cổ phần bóng đèn Điện quang, Sơn phủ dùng trong sơn xây dựng của Công ty TNHH Sơn Jotun Việt Nam, Máy in của công ty Fuji Xerox Asia Pacific Pte Ltd, Ắc quy của Công ty TNHH Ắc quy GS Việt Nam…
Bà Nguyễn Thị Thu Hà cũng giới thiệu tới doanh nghiệp và đại biểu những tiêu chí hiện có của chương trình "Nhãn xanh Việt Nam" bao gồm: Giấy văn phòng; ắc quy; sơn phủ dùng trong xây dựng; máy in; máy tính xách tay; vật liệu lợp, ốp, lát thuộc vật liệu gốm xây dựng; chăm sóc tóc; xà phòng bánh; bột giặt; nước rửa bát bằng tay; bao bì nhựa tự phân hủy sinh học; bao bì giấy tổng hợp dùng đóng gói thực phẩm; bóng đèn huỳnh quang; hộp mực in...
Kết thúc bài phát biểu, bà Nguyễn Thị Thu Hà cũng nêu ra những thách thức đặt ra trong quá trình phát triển chương trình "Nhãn xanh Việt Nam": Nguồn kinh phí của chương trình không ổn định; Các quy định về ưu đãi đối với sản phẩm được gắn Nhãn xanh Việt Nam chưa phù hợp với thực tế; Chưa được sự quan tâm thích đáng của các bên; Các tác động kinh tế từ bên ngoài; Trình độ kỹ thuật, nhân lực của doanh nghiệp.
Bà cũng mong muốn sẽ nhận được sự hỗ trợ từ doanh nghiệp nhằm cùng xây dựng những bộ tiêu chí cho nhiều đối tượng sản phẩm hơn nữa để Nhãn sinh thái trở thành một thước đo mới cho doanh nghiệp trong phát triển xanh và trở thành thương hiệu uy tín cho người tiêu dùng.
Chương trình do Cục Xúc tiến Thương mại phối hợp với Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh tổ chức, với sự đồng hành, hỗ trợ của Tổng Công ty Khí Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam, Công ty Cổ phần Peacelife Việt Nam, Vibiz.vn, Công ty Cổ phần phát triển Giáo dục Hawking.
Chương trình cấp nhãn sinh thái của Việt Nam (Nhãn xanh Việt Nam) được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt năm 2009 theo Quyết định số 253/QĐ-BTNMT ngày 5/3/2009 nhằm tăng cường sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường thông qua việc khuyến khích các mẫu hình sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường được Nhà nước đánh giá, chứng nhận.
Đồng thời, các tiêu chí "Nhãn xanh Việt Nam" được xây dựng dựa trên việc đánh giá khả năng kiểm soát, hạn chế tác động đối với môi trường của các loại sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng theo quan điểm “xem xét toàn bộ vòng đời sản phẩm”.
Cho tới nay, một số sản phẩm đã được chứng nhận "Nhãn xanh Việt Nam" là: Bóng đèn huỳnh quang của Công ty Cổ phần bóng đèn Điện quang, Sơn phủ dùng trong sơn xây dựng của Công ty TNHH Sơn Jotun Việt Nam, Máy in của công ty Fuji Xerox Asia Pacific Pte Ltd, Ắc quy của Công ty TNHH Ắc quy GS Việt Nam…
Bà Nguyễn Thị Thu Hà cũng giới thiệu tới doanh nghiệp và đại biểu những tiêu chí hiện có của chương trình "Nhãn xanh Việt Nam" bao gồm: Giấy văn phòng; ắc quy; sơn phủ dùng trong xây dựng; máy in; máy tính xách tay; vật liệu lợp, ốp, lát thuộc vật liệu gốm xây dựng; chăm sóc tóc; xà phòng bánh; bột giặt; nước rửa bát bằng tay; bao bì nhựa tự phân hủy sinh học; bao bì giấy tổng hợp dùng đóng gói thực phẩm; bóng đèn huỳnh quang; hộp mực in...
Kết thúc bài phát biểu, bà Nguyễn Thị Thu Hà cũng nêu ra những thách thức đặt ra trong quá trình phát triển chương trình "Nhãn xanh Việt Nam": Nguồn kinh phí của chương trình không ổn định; Các quy định về ưu đãi đối với sản phẩm được gắn Nhãn xanh Việt Nam chưa phù hợp với thực tế; Chưa được sự quan tâm thích đáng của các bên; Các tác động kinh tế từ bên ngoài; Trình độ kỹ thuật, nhân lực của doanh nghiệp.
Bà cũng mong muốn sẽ nhận được sự hỗ trợ từ doanh nghiệp nhằm cùng xây dựng những bộ tiêu chí cho nhiều đối tượng sản phẩm hơn nữa để Nhãn sinh thái trở thành một thước đo mới cho doanh nghiệp trong phát triển xanh và trở thành thương hiệu uy tín cho người tiêu dùng.