Nhập khẩu than, bài toán khó của Tập đoàn Than
Cách đây ít ngày, gần 10 nghìn tấn than được nhập về từ Indonesia đã cập cảng Cát Lái, Tp.HCM
Theo tính toán về cân bằng năng lượng và cân đối giữa yêu cầu phát triển các nhà máy nhiệt điện, Bộ Công Thương dự kiến từ năm 2015, Việt Nam mới phải nhập khẩu than.
Thế nhưng, điều này đã xảy ra sớm hơn, khi mà cách đây ít ngày, gần 10 nghìn tấn than được nhập về từ Indonesia đã cập cảng Cát Lái, Tp.HCM.
Điều nghịch lý ở chỗ, loại nhập khẩu chính loại than mà chúng ta đang tích cực xuất khẩu!
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) dự kiến, số lượng than nhập khẩu từ nay đến năm 2012 khoảng 10 triệu tấn/năm và tăng dần theo từng năm, đến năm 2020, sẽ khoảng 100 triệu tấn/năm, trong đó phần lớn là than bituminous có nhiệt năng từ 5.000 - 6.000 kcal/kg (cơ sở không khí khô) để cấp cho các nhà máy nhiệt điện.
Ngoài ra, các chủng loại than mà các ngành công nghiệp ở Việt Nam đang có nhu cầu, nhất là ngành thép và xi măng cũng sẽ được nhập về để phục vụ nhu cầu trong nước.
Hiện nay, Bộ Công Thương đang hoàn thiện quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2030 và quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến 2030 (quy hoạch điện VII) để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt trong năm nay.
Riêng đối với quy hoạch điện VII, mục tiêu lớn nhất là phát triển nguồn điện theo hướng tăng nhanh về nhiệt điện, giảm dần về thủy điện. Như vậy có thể thấy, nhu cầu sử dụng than cho các nhà máy nhiệt điện là rất lớn.
Dự báo, đến năm 2012, chỉ tính riêng nhu cầu than cho các dự án điện của TKV sẽ thiếu 8,2 triệu tấn, và năm 2015 sẽ thiếu 12,8 triệu tấn. Lượng than phải nhập khẩu dự kiến cho các nhà máy nhiệt điện phía Nam ở mức 28 triệu tấn năm 2015, và 66 triệu tấn năm 2020.
Trả lời báo chí cách đây không lâu, Chủ tịch Hội đồng Quản trị TKV Trần Xuân Hòa đã thừa nhận, dù ngành than có phát triển nhanh trong 10 năm tới và cố gắng tăng gấp đôi sản lượng khai thác thì vẫn không đáp ứng đủ cho nhu cầu về năng lượng.
Năm 2009, TKV khai thác trên 40 triệu tấn và đến sau 2020 sẽ cố gắng tăng gấp đôi sản lượng khai thác, lên 80 triệu tấn. Tuy nhiên, đến lúc đó, khối lượng than cần nhập khẩu vẫn rất lớn.
Theo tính toán của TKV, với trữ lượng than tại mỏ than Đông Bắc, đến năm 2015, sẽ không thể cân đối được nhu cầu than trong nước, buộc phải nhập khẩu khoảng 6 triệu tấn/năm. Với bể than sông Hồng thì ít nhất đến năm 2018, việc khai thác thử nghiệm sẽ được tiến hành. Vì vậy, nhập khẩu than để cân đối nhu cầu trong nước gần như là chắc chắn.
Tuy nhiên, việc nhập khẩu than sẽ không dễ dàng, theo TS. Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Công ty Năng lượng Sông Hồng. Bởi ngay cả trong trường hợp TKV có đủ năng lực tài chính thì cũng khó có thể nhập khẩu được nhiều hơn 30 - 50 triệu tấn/năm. Khi nhu cầu nhập khẩu than của Việt Nam tăng lên đến 100 triệu tấn/năm (sau năm 2025-2030) thì nhu cầu nhập khẩu than của Trung Quốc sẽ là 1.600 triệu tấn/năm, trong khi, thị trường nhập khẩu than của Việt Nam cũng là thị trường đang nhập khẩu của Trung Quốc (chưa kể Nhật Bản).
Ngoài ra, một trong những khó khăn đối với việc nhập khẩu than là vấn đề giá than. Theo Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Dương Quang Thành, than không như một số hàng hoá khác, khi đặt bút ký hợp đồng đối tác mới mở rộng mỏ, tăng công suất. Qua thực tế khảo sát việc mua bán than của một số đối tác cho thấy, lúc đầu họ chào giá 70 USD/tấn, sau một hồi đàm phán giá đã được đẩy lên đến 120 USD/tấn.
Với lợi thế của đơn vị đảm nhận trọng trách chính trong việc phát triển nguồn điện, các nhà máy điện của EVN thường được ưu tiên có mặt sớm trong tổng sơ đồ phát triển ngành điện cũng như nguồn cung cấp nhiên liệu đầu vào. Vì vậy, dù than trong nước được khai thác ở miền Bắc vận chuyển vào các nhà máy điện ở miền Nam sẽ bị đội chi phí lên khá cao, nhưng EVN vẫn thích dùng than trong nước vì giá rẻ hơn than nhập khẩu.
Tuy nhiên, đại diện TKV “trấn an” rằng, việc nhập khẩu đã được TKV chỉ đạo đơn vị thành viên là Tổng công ty Đông Bắc đàm phán với đối tác Indonesia để đảm bảo nguồn cung cấp than dài hạn, giá cả cạnh tranh trên thị trường thế giới. Sở dĩ thời gian qua, TKV chưa nhập khẩu than vì hiện một số dự án nhiệt điện trong quy hoạch điện VI bị chậm tiến độ.
Có thể khẳng định, nguy cơ phải nhập khẩu than của Việt Nam có thể được đẩy lùi lại cả chục năm, nếu trong những năm vừa qua, thay vì tích cực xuất khẩu than, TKV đẩy mạnh đầu tư theo chiều sâu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, và chỉ tập trung tiềm lực đầu tư cho ngành than!
Thế nhưng, điều này đã xảy ra sớm hơn, khi mà cách đây ít ngày, gần 10 nghìn tấn than được nhập về từ Indonesia đã cập cảng Cát Lái, Tp.HCM.
Điều nghịch lý ở chỗ, loại nhập khẩu chính loại than mà chúng ta đang tích cực xuất khẩu!
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) dự kiến, số lượng than nhập khẩu từ nay đến năm 2012 khoảng 10 triệu tấn/năm và tăng dần theo từng năm, đến năm 2020, sẽ khoảng 100 triệu tấn/năm, trong đó phần lớn là than bituminous có nhiệt năng từ 5.000 - 6.000 kcal/kg (cơ sở không khí khô) để cấp cho các nhà máy nhiệt điện.
Ngoài ra, các chủng loại than mà các ngành công nghiệp ở Việt Nam đang có nhu cầu, nhất là ngành thép và xi măng cũng sẽ được nhập về để phục vụ nhu cầu trong nước.
Hiện nay, Bộ Công Thương đang hoàn thiện quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2030 và quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến 2030 (quy hoạch điện VII) để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt trong năm nay.
Riêng đối với quy hoạch điện VII, mục tiêu lớn nhất là phát triển nguồn điện theo hướng tăng nhanh về nhiệt điện, giảm dần về thủy điện. Như vậy có thể thấy, nhu cầu sử dụng than cho các nhà máy nhiệt điện là rất lớn.
Dự báo, đến năm 2012, chỉ tính riêng nhu cầu than cho các dự án điện của TKV sẽ thiếu 8,2 triệu tấn, và năm 2015 sẽ thiếu 12,8 triệu tấn. Lượng than phải nhập khẩu dự kiến cho các nhà máy nhiệt điện phía Nam ở mức 28 triệu tấn năm 2015, và 66 triệu tấn năm 2020.
Trả lời báo chí cách đây không lâu, Chủ tịch Hội đồng Quản trị TKV Trần Xuân Hòa đã thừa nhận, dù ngành than có phát triển nhanh trong 10 năm tới và cố gắng tăng gấp đôi sản lượng khai thác thì vẫn không đáp ứng đủ cho nhu cầu về năng lượng.
Năm 2009, TKV khai thác trên 40 triệu tấn và đến sau 2020 sẽ cố gắng tăng gấp đôi sản lượng khai thác, lên 80 triệu tấn. Tuy nhiên, đến lúc đó, khối lượng than cần nhập khẩu vẫn rất lớn.
Theo tính toán của TKV, với trữ lượng than tại mỏ than Đông Bắc, đến năm 2015, sẽ không thể cân đối được nhu cầu than trong nước, buộc phải nhập khẩu khoảng 6 triệu tấn/năm. Với bể than sông Hồng thì ít nhất đến năm 2018, việc khai thác thử nghiệm sẽ được tiến hành. Vì vậy, nhập khẩu than để cân đối nhu cầu trong nước gần như là chắc chắn.
Tuy nhiên, việc nhập khẩu than sẽ không dễ dàng, theo TS. Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Công ty Năng lượng Sông Hồng. Bởi ngay cả trong trường hợp TKV có đủ năng lực tài chính thì cũng khó có thể nhập khẩu được nhiều hơn 30 - 50 triệu tấn/năm. Khi nhu cầu nhập khẩu than của Việt Nam tăng lên đến 100 triệu tấn/năm (sau năm 2025-2030) thì nhu cầu nhập khẩu than của Trung Quốc sẽ là 1.600 triệu tấn/năm, trong khi, thị trường nhập khẩu than của Việt Nam cũng là thị trường đang nhập khẩu của Trung Quốc (chưa kể Nhật Bản).
Ngoài ra, một trong những khó khăn đối với việc nhập khẩu than là vấn đề giá than. Theo Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Dương Quang Thành, than không như một số hàng hoá khác, khi đặt bút ký hợp đồng đối tác mới mở rộng mỏ, tăng công suất. Qua thực tế khảo sát việc mua bán than của một số đối tác cho thấy, lúc đầu họ chào giá 70 USD/tấn, sau một hồi đàm phán giá đã được đẩy lên đến 120 USD/tấn.
Với lợi thế của đơn vị đảm nhận trọng trách chính trong việc phát triển nguồn điện, các nhà máy điện của EVN thường được ưu tiên có mặt sớm trong tổng sơ đồ phát triển ngành điện cũng như nguồn cung cấp nhiên liệu đầu vào. Vì vậy, dù than trong nước được khai thác ở miền Bắc vận chuyển vào các nhà máy điện ở miền Nam sẽ bị đội chi phí lên khá cao, nhưng EVN vẫn thích dùng than trong nước vì giá rẻ hơn than nhập khẩu.
Tuy nhiên, đại diện TKV “trấn an” rằng, việc nhập khẩu đã được TKV chỉ đạo đơn vị thành viên là Tổng công ty Đông Bắc đàm phán với đối tác Indonesia để đảm bảo nguồn cung cấp than dài hạn, giá cả cạnh tranh trên thị trường thế giới. Sở dĩ thời gian qua, TKV chưa nhập khẩu than vì hiện một số dự án nhiệt điện trong quy hoạch điện VI bị chậm tiến độ.
Có thể khẳng định, nguy cơ phải nhập khẩu than của Việt Nam có thể được đẩy lùi lại cả chục năm, nếu trong những năm vừa qua, thay vì tích cực xuất khẩu than, TKV đẩy mạnh đầu tư theo chiều sâu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, và chỉ tập trung tiềm lực đầu tư cho ngành than!