Nhật Bản tan hoang, thương vong tăng vọt
Nhà chức trách Nhật Bản đã xác định được gần 2.000 người chết và mất tích, hơn 20.000 người chưa rõ tình trạng
Hôm nay (13/3), Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đã nâng mức đánh giá về cường độ địa chấn trong vụ động đất khủng khiếp hôm 11/3, từ 8,9 độ richter lên 9 độ richter.
Như vậy, với việc nâng thêm cường độ 0,1 độ richter, sức mạnh của trận động đất lần này đã cao gấp 45 lần cơn địa chấn vùng Kanto năm 1923 và gấp 1.450 lần trận động đất Hanshin năm 1995 đã biến thành phố Kobe thành đống đổ nát.
Trong lịch sử thế giới, những vụ động đất có cường độ 9 độ richter rất ít. Từ năm 1900 tới nay, chỉ có 4 trận từ 9 độ richter trở lên, bao gồm ở Chile năm 1960 (9,5 độ), Alaska năm 1964 (9,2), Sumatra năm 2004 (9,1) và Kamchatka năm 1952 (9 độ).
Tuy nhiên, điều đáng lo hơn là trong cuộc họp báo diễn ra hôm nay, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản còn đưa ra nhận định, trong vòng 3 ngày tới, nước này có thể phải hứng chịu những cơn dư chấn mạnh tới cấp 7. Xác xuất xảy ra là 70%, còn từ 16 - 19/3 là 50%. Cùng với động đất còn có thể có sóng thần.
Theo Công ty Điện lực Tokyo, do một số nhà máy điện hạt nhân, nhiệt điện, thủy điện ngừng hoạt động, nên bắt đầu từ ngày mai (14/3), cơ quan này chỉ có thể đáp ứng được 31 triệu KW, do đó sẽ phải tiến hành cắt điện luân phiên từng khu vực, bao gồm cả thủ đô Tokyo.
Cho tới 5h35 chiều nay, các nhà chức trách Nhật Bản đã xác định được gần 2.000 chết và mất tích, hơn 20.000 người chưa rõ tình trạng. Trong khi đó, trả lời báo chí, cảnh sát trưởng tỉnh Miyagi, ông Takeuchi Naoto, cho hay, số phận 10.000 người mất tích ở thị trấn Minamisanriku vẫn chưa rõ ràng. "Con số 10.000 người chết chỉ là sớm muộn", ông nói.
Nếu dư chấn mạnh tới cấp 7 xảy ra như dự báo của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, thiệt hại về người và của sẽ tăng mạnh hơn, do nhiều tòa nhà đã rạn lún sau các đợt động đất và dư chấn liên tục trong 3 ngày qua.
Mặc dù Chính phủ Nhật Bản đã tăng gấp đôi số binh sĩ thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) lên 100.000 người, công tác tìm kiếm, cứu hộ các nạn nhân có vẻ vẫn bị quá tải, nhất là sau sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 và 2 khiến chính quyền phải sơ tán 200.000 dân.
Tại cuộc họp báo chiều 13/3, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yukio Edano không phủ nhận khả năng xảy ra vụ nổ thứ hai tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1, thừa nhận khả năng lò phản ứng hạt nhân số 3 có thể đã bị biến dạng, nhưng cho biết mọi việc vẫn đang trong tầm kiểm soát.
Theo hãng tin CNN, ít nhất 160 người đã được kiểm tra phơi nhiễm phóng xạ sau khi xảy ra sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1. Cơ quan An toàn hạt nhân Nhật Bản cho hay, một nhóm khoảng 60 người được cho là đã bị phơi nhiễm phóng xạ lúc đang đợi trực thăng tới sơ tán. 100 người khác ở Futaba-machi cũng đang nằm trong diện bị nghi ngờ nhiễm phóng xạ.
Trước đó một ngày, Cơ quan An toàn hạt nhân Pháp cảnh báo, gió tự nhiên có thể sẽ thổi chất bẩn phóng xạ từ vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ở Nhật Bản ra khắp Thái Bình Dương. Hướng gió trong thời gian tới có thể thổi ô nhiễm hạt nhân về phía Thái Bình Dương và tình trạng đó sẽ "rất nghiêm trọng", cơ quan này nhận định.
Các chuyên gia kinh tế thế giới cho rằng, việc động đất sóng thần tàn phá nghiêm trọng Sendai, một trong những khu vực công nghiệp quan trọng nhất của Nhật Bản, sẽ tác động lớn kinh tế toàn cầu. GDP của Nhật Bản năm 2011 có thể giảm 1%. Do Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, nên tổn thất này chắc chắn sẽ có tác động lớn đối với kinh tế thế giới.
Liên quan tới người Việt tại Nhật Bản, sáng nay, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tiến hành họp khẩn cấp để thảo luận về tình hình người Việt sau các thảm họa động đất và sóng thần kinh hoàng vừa qua, cũng như các biện pháp đảm bảo an toàn cho công dân Việt Nam tại đây.
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Phú Bình xác nhận chưa có thông báo nào về trường hợp người Việt thương vong trong các thảm họa trên. Đại sứ đã chỉ đạo các bộ phận chức năng tích cực thu thập thông tin về tình hình người Việt Nam ở các khu vực chịu ảnh hưởng bởi động đất và sóng thần.
Dưới đây là một vài hình ảnh mới nhất về việc giải cứu nạn nhân động đất, sóng thần ở Nhật Bản trên tờ Boston:
Như vậy, với việc nâng thêm cường độ 0,1 độ richter, sức mạnh của trận động đất lần này đã cao gấp 45 lần cơn địa chấn vùng Kanto năm 1923 và gấp 1.450 lần trận động đất Hanshin năm 1995 đã biến thành phố Kobe thành đống đổ nát.
Trong lịch sử thế giới, những vụ động đất có cường độ 9 độ richter rất ít. Từ năm 1900 tới nay, chỉ có 4 trận từ 9 độ richter trở lên, bao gồm ở Chile năm 1960 (9,5 độ), Alaska năm 1964 (9,2), Sumatra năm 2004 (9,1) và Kamchatka năm 1952 (9 độ).
Tuy nhiên, điều đáng lo hơn là trong cuộc họp báo diễn ra hôm nay, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản còn đưa ra nhận định, trong vòng 3 ngày tới, nước này có thể phải hứng chịu những cơn dư chấn mạnh tới cấp 7. Xác xuất xảy ra là 70%, còn từ 16 - 19/3 là 50%. Cùng với động đất còn có thể có sóng thần.
Theo Công ty Điện lực Tokyo, do một số nhà máy điện hạt nhân, nhiệt điện, thủy điện ngừng hoạt động, nên bắt đầu từ ngày mai (14/3), cơ quan này chỉ có thể đáp ứng được 31 triệu KW, do đó sẽ phải tiến hành cắt điện luân phiên từng khu vực, bao gồm cả thủ đô Tokyo.
Cho tới 5h35 chiều nay, các nhà chức trách Nhật Bản đã xác định được gần 2.000 chết và mất tích, hơn 20.000 người chưa rõ tình trạng. Trong khi đó, trả lời báo chí, cảnh sát trưởng tỉnh Miyagi, ông Takeuchi Naoto, cho hay, số phận 10.000 người mất tích ở thị trấn Minamisanriku vẫn chưa rõ ràng. "Con số 10.000 người chết chỉ là sớm muộn", ông nói.
Nếu dư chấn mạnh tới cấp 7 xảy ra như dự báo của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, thiệt hại về người và của sẽ tăng mạnh hơn, do nhiều tòa nhà đã rạn lún sau các đợt động đất và dư chấn liên tục trong 3 ngày qua.
Mặc dù Chính phủ Nhật Bản đã tăng gấp đôi số binh sĩ thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) lên 100.000 người, công tác tìm kiếm, cứu hộ các nạn nhân có vẻ vẫn bị quá tải, nhất là sau sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 và 2 khiến chính quyền phải sơ tán 200.000 dân.
Tại cuộc họp báo chiều 13/3, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yukio Edano không phủ nhận khả năng xảy ra vụ nổ thứ hai tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1, thừa nhận khả năng lò phản ứng hạt nhân số 3 có thể đã bị biến dạng, nhưng cho biết mọi việc vẫn đang trong tầm kiểm soát.
Theo hãng tin CNN, ít nhất 160 người đã được kiểm tra phơi nhiễm phóng xạ sau khi xảy ra sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1. Cơ quan An toàn hạt nhân Nhật Bản cho hay, một nhóm khoảng 60 người được cho là đã bị phơi nhiễm phóng xạ lúc đang đợi trực thăng tới sơ tán. 100 người khác ở Futaba-machi cũng đang nằm trong diện bị nghi ngờ nhiễm phóng xạ.
Trước đó một ngày, Cơ quan An toàn hạt nhân Pháp cảnh báo, gió tự nhiên có thể sẽ thổi chất bẩn phóng xạ từ vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ở Nhật Bản ra khắp Thái Bình Dương. Hướng gió trong thời gian tới có thể thổi ô nhiễm hạt nhân về phía Thái Bình Dương và tình trạng đó sẽ "rất nghiêm trọng", cơ quan này nhận định.
Các chuyên gia kinh tế thế giới cho rằng, việc động đất sóng thần tàn phá nghiêm trọng Sendai, một trong những khu vực công nghiệp quan trọng nhất của Nhật Bản, sẽ tác động lớn kinh tế toàn cầu. GDP của Nhật Bản năm 2011 có thể giảm 1%. Do Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, nên tổn thất này chắc chắn sẽ có tác động lớn đối với kinh tế thế giới.
Liên quan tới người Việt tại Nhật Bản, sáng nay, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tiến hành họp khẩn cấp để thảo luận về tình hình người Việt sau các thảm họa động đất và sóng thần kinh hoàng vừa qua, cũng như các biện pháp đảm bảo an toàn cho công dân Việt Nam tại đây.
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Phú Bình xác nhận chưa có thông báo nào về trường hợp người Việt thương vong trong các thảm họa trên. Đại sứ đã chỉ đạo các bộ phận chức năng tích cực thu thập thông tin về tình hình người Việt Nam ở các khu vực chịu ảnh hưởng bởi động đất và sóng thần.
Dưới đây là một vài hình ảnh mới nhất về việc giải cứu nạn nhân động đất, sóng thần ở Nhật Bản trên tờ Boston:
Lực lượng cứu hộ đang cố gắng tìm kiếm các nạn nhân trong đống đổ nát ở thành phố Rikuzentakata, tỉnh Iwate.
Những người sống sót trên một con đường lầy lội bùn ở thành phố Natori, tỉnh Miyagi.
Người dân đang tìm cách đóng một cái bè trên nóc một ngôi nhà ở nơi sóng thần tràn qua.
Một cô gái bật khóc sau khi biết tin mẹ cô sống ở Miyagi đã được cứu thoát thành công.
Các nhân viên đang kiểm tra tình trạng phơi nhiễm phóng xạ của những em bé sống gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.
Binh sỹ Nhật Bản đang leo qua bức tường một ngôi nhà ở Kesennuma, bên dưới là những chiếc xe bị sóng thần đánh bẹp dúm.
Một em bé đã được các lực lượng cứu hộ giải thoát từ một cao ốc ở Kesennuma.
Một ông lão được Lực lượng Phòng vệ cứu thoát ở thành phố Kesennuma, tỉnh Miyagi.
Một người lính cứu hỏa tình nguyện đang tìm kiếm nạn nhân giữa đống đổ nát của thành phố Rikuzentakada, tỉnh Iwate.
Người dân sống gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ở nơi sơ tán.