Nhật Bản thay bộ trưởng Bộ Tài chính
Là một người giàu kinh nghiệm, ông Hiroshisa Fujii phải rời vị trí Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật vì lý do sức khỏe
Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama vừa chỉ định một gương mặt mới cho ghế Bộ trưởng Bộ Tài chính của nước này. Là một người giàu kinh nghiệm, ông Hiroshisa Fujii phải rời vị trí này vì lý do sức khỏe.
Thay thế ông Fujii là ông Naoto Kan, một người bị xem là chưa có nhiều kinh nghiệm cho vị trí Bộ trưởng Bộ Tài chính, đặc biệt xét trong bối cảnh kinh tế Nhật đang phải đối đầu với hàng loạt thách thức, gồm giảm phát, tăng trưởng trì trệ và nợ công chất cao như núi.
Phát biểu trên kênh truyền hình NHK của Nhật về việc từ chức của ông Fujii, Thủ tướng Hatoyama nói: “Vì tình hình sức khỏe của Bộ trưởng Bộ Tài chính Fujii, tôi buộc phải chấp nhận cho ông ấy từ chức. Ông Fujii đã kiệt sức. Các bác sỹ cho biết, ông ấy khó có thể đảm nhiệm vai trò bộ trưởng. Tôi không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc nghiêm túc tuân thủ sự chỉ định của y học”.
Trước đó, nhiều nguồn tin cho biết, ông Hatoyama đã đề nghị ông Fujii ở lại ghế Bộ trưởng Bộ Tài chính để giải quyết những thách thức về ngân sách. Chính ông Hatoyama cũng từng tuyên bố, ông không muốn ông Fujii - một trong số ít những nhân vật giàu kinh nghiệm trong đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) của ông - rời nội các.
Tuy nhiên, cuối tuần trước, ông Fujii đã phải nhập viện vì huyết áp cao. Đêm ngày 5/11, ông Fujii đệ đơn từ chức.
Việc thay bộ trưởng Bộ Tài chính được xem là một “bài kiểm tra” khó đối với ông Hatoyama, nhà lãnh đạo đảng DPJ vừa mới nhậm chức Thủ tướng Nhật vào tháng 9 năm ngoái sau 50 năm đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền ở nước này.
Sự ra đi của ông Fujii cũng làm gia tăng những lo ngại của dư luận về khả năng và kinh nghiệm của Chính phủ Nhật hiện nay trong việc giải quyết những thách thức trong nền kinh tế đất nước.
Là một người được thị trường tin tưởng và đánh giá cao về quan điểm thận trọng trong chi tiêu công, trước khi từ chức, ông Fujii còn đang làm dở một bản dự thảo ngân sách sắp được đem ra bảo phiếu vào tháng tới. Trong dự thảo này, ông Fujii phản đối những áp lực trong Chính phủ liên minh đòi chi thêm tiền cho các dự án công.
Phát biểu trước báo giới trước khi từ chức, ông Fujii cho biết, ông đã quá mệt mỏi vì nhiều tuần ròng rã phải tranh luận về vấn đề ngân sách trong Chính phủ.
Người thay thế ông Fujii, ông Kan, nhiều khả năng cũng là một người có chủ trương thắt chặt chi tiêu, xét trong bối cảnh nợ công của Nhật đã lên tới gần 200% GDP. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, ông Kan khó có thể phản đối được những áp lực đòi gia tăng chi tiêu của Chính phủ nếu kinh tế Nhật tiếp tục đình trệ.
Cùng với Thủ tướng Hatoyama, ông Kan là một thành viên sáng lập của DPJ. Ông là người có kỹ năng lập luận tốt, từng đứng đầu Cục Chiến lược Quốc gia Nhật Bản - cơ quan xác định các ưu tiên cho chính sách tài khóa. Mặc dù vậy, giới phân tích cho rằng, ông Kan không có được những kinh nghiệm sâu rộng như người tiền nhiệm Fujii ở các vấn đề ngân sách và thuế khóa.
(Theo BBC)
Thay thế ông Fujii là ông Naoto Kan, một người bị xem là chưa có nhiều kinh nghiệm cho vị trí Bộ trưởng Bộ Tài chính, đặc biệt xét trong bối cảnh kinh tế Nhật đang phải đối đầu với hàng loạt thách thức, gồm giảm phát, tăng trưởng trì trệ và nợ công chất cao như núi.
Phát biểu trên kênh truyền hình NHK của Nhật về việc từ chức của ông Fujii, Thủ tướng Hatoyama nói: “Vì tình hình sức khỏe của Bộ trưởng Bộ Tài chính Fujii, tôi buộc phải chấp nhận cho ông ấy từ chức. Ông Fujii đã kiệt sức. Các bác sỹ cho biết, ông ấy khó có thể đảm nhiệm vai trò bộ trưởng. Tôi không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc nghiêm túc tuân thủ sự chỉ định của y học”.
Trước đó, nhiều nguồn tin cho biết, ông Hatoyama đã đề nghị ông Fujii ở lại ghế Bộ trưởng Bộ Tài chính để giải quyết những thách thức về ngân sách. Chính ông Hatoyama cũng từng tuyên bố, ông không muốn ông Fujii - một trong số ít những nhân vật giàu kinh nghiệm trong đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) của ông - rời nội các.
Tuy nhiên, cuối tuần trước, ông Fujii đã phải nhập viện vì huyết áp cao. Đêm ngày 5/11, ông Fujii đệ đơn từ chức.
Việc thay bộ trưởng Bộ Tài chính được xem là một “bài kiểm tra” khó đối với ông Hatoyama, nhà lãnh đạo đảng DPJ vừa mới nhậm chức Thủ tướng Nhật vào tháng 9 năm ngoái sau 50 năm đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền ở nước này.
Sự ra đi của ông Fujii cũng làm gia tăng những lo ngại của dư luận về khả năng và kinh nghiệm của Chính phủ Nhật hiện nay trong việc giải quyết những thách thức trong nền kinh tế đất nước.
Là một người được thị trường tin tưởng và đánh giá cao về quan điểm thận trọng trong chi tiêu công, trước khi từ chức, ông Fujii còn đang làm dở một bản dự thảo ngân sách sắp được đem ra bảo phiếu vào tháng tới. Trong dự thảo này, ông Fujii phản đối những áp lực trong Chính phủ liên minh đòi chi thêm tiền cho các dự án công.
Phát biểu trước báo giới trước khi từ chức, ông Fujii cho biết, ông đã quá mệt mỏi vì nhiều tuần ròng rã phải tranh luận về vấn đề ngân sách trong Chính phủ.
Người thay thế ông Fujii, ông Kan, nhiều khả năng cũng là một người có chủ trương thắt chặt chi tiêu, xét trong bối cảnh nợ công của Nhật đã lên tới gần 200% GDP. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, ông Kan khó có thể phản đối được những áp lực đòi gia tăng chi tiêu của Chính phủ nếu kinh tế Nhật tiếp tục đình trệ.
Cùng với Thủ tướng Hatoyama, ông Kan là một thành viên sáng lập của DPJ. Ông là người có kỹ năng lập luận tốt, từng đứng đầu Cục Chiến lược Quốc gia Nhật Bản - cơ quan xác định các ưu tiên cho chính sách tài khóa. Mặc dù vậy, giới phân tích cho rằng, ông Kan không có được những kinh nghiệm sâu rộng như người tiền nhiệm Fujii ở các vấn đề ngân sách và thuế khóa.
(Theo BBC)