Nhật muốn cử lực lượng hỗ trợ Mỹ tuần tra biển Đông
Thông tin trên được Thủ tướng Nhật đưa ra với Tổng thống Mỹ trong cuộc gặp ngày 19/11
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói với Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng ông đang cân nhắc cử lực lượng phòng vệ biển của nước này tới hỗ trợ các cuộc tuần tra của Mỹ trên biển Đông - Bloomberg đưa tin.
Thông tin trên được nhà lãnh đạo Nhật đưa ra với nhà lãnh đạo Mỹ trong cuộc gặp song phương ngày 19/11 bên lề hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra ở Manila, Philippines.
Nhật Bản đi đến cân nhắc này trong bối cảnh Trung Quốc “nổi đóa” vì cuộc tuần tra tháng trước của một chiến hạm Mỹ gần khu vực đảo nhân tạo do Bắc Kinh xây dựng trái phép trên biển Đông.
Là hai quốc gia đồng minh lâu năm và thân thiết, Nhật và Mỹ từng tham gia một số cuộc tập trận chung trên biển Đông, nhưng chưa bao giờ đến gần một thực thể do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở cự ly gần như vậy.
“Về hoạt động của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) trên biển Đông, tôi sẽ cân nhắc dựa trên ảnh hưởng của tình hình đối với an ninh của nước Nhật”, ông Abe nói với ông Obama - theo lời thuật lại của Phó chánh văn phòng nội các Nhật Hiroshige Seko.
Phát biểu ngày 20/11 tại Tokyo, Chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga, tuyên bố Nhật hiện tại chưa có kế hoạch tham gia vào các cuộc tuần tra của Mỹ trên biển Đông.
Bloomberg nhận định, cân nhắc trên của Thủ tướng Abe có thể đảo ngược sự phục hồi còn mong manh trong quan hệ Nhật Bản với đối tác thương mại lớn nhất của nước này sau cuộc khủng hoảng quan hệ song phương tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.
Trong vòng một năm qua, ông Abe đã có hai cuộc gặp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình. Tuy nhiên, hai nhà lãnh đạo chưa hề có một cuộc gặp song phương chính thức nào trong một loạt sự kiện quốc tế trong tháng này mà cả hai ông cùng tham gia. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã tỏ rõ sự “khó chịu” trước những lời chỉ trích của ông Abe trong mấy tuần gần đây nhằm vào các hoạt động trái phép của nước này trên biển Đông.
Về phần mình, Mỹ - quốc gia giữ vai trò đảm bảo cho an ninh của nước Nhật kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai - đã hoan nghênh nỗ lực của Thủ tướng Abe nhằm mở rộng vai trò của quân đội Nhật. Năm nay, ông Abe đã thúc đẩy một số dự luật điều chỉnh diễn giải hiến pháp Nhật và cho phép quân đội nước này hỗ trợ đồng minh trong trường hợp đồng minh bị tấn công.
Đầu tháng này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn hối thúc người đồng cấp Nhật tránh có bất kỳ hành động nào “làm phức tạp” tình hình. Ông Thường nói biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Tuần này, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích những tuyên bố mới đây của ông Abe về biển Đông, nói rằng những tuyên bố của nhà lãnh đạo Nhật không có lợi cho ổn định trong khu vực.
Thông tin trên được nhà lãnh đạo Nhật đưa ra với nhà lãnh đạo Mỹ trong cuộc gặp song phương ngày 19/11 bên lề hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra ở Manila, Philippines.
Nhật Bản đi đến cân nhắc này trong bối cảnh Trung Quốc “nổi đóa” vì cuộc tuần tra tháng trước của một chiến hạm Mỹ gần khu vực đảo nhân tạo do Bắc Kinh xây dựng trái phép trên biển Đông.
Là hai quốc gia đồng minh lâu năm và thân thiết, Nhật và Mỹ từng tham gia một số cuộc tập trận chung trên biển Đông, nhưng chưa bao giờ đến gần một thực thể do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở cự ly gần như vậy.
“Về hoạt động của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) trên biển Đông, tôi sẽ cân nhắc dựa trên ảnh hưởng của tình hình đối với an ninh của nước Nhật”, ông Abe nói với ông Obama - theo lời thuật lại của Phó chánh văn phòng nội các Nhật Hiroshige Seko.
Phát biểu ngày 20/11 tại Tokyo, Chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga, tuyên bố Nhật hiện tại chưa có kế hoạch tham gia vào các cuộc tuần tra của Mỹ trên biển Đông.
Bloomberg nhận định, cân nhắc trên của Thủ tướng Abe có thể đảo ngược sự phục hồi còn mong manh trong quan hệ Nhật Bản với đối tác thương mại lớn nhất của nước này sau cuộc khủng hoảng quan hệ song phương tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.
Trong vòng một năm qua, ông Abe đã có hai cuộc gặp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình. Tuy nhiên, hai nhà lãnh đạo chưa hề có một cuộc gặp song phương chính thức nào trong một loạt sự kiện quốc tế trong tháng này mà cả hai ông cùng tham gia. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã tỏ rõ sự “khó chịu” trước những lời chỉ trích của ông Abe trong mấy tuần gần đây nhằm vào các hoạt động trái phép của nước này trên biển Đông.
Về phần mình, Mỹ - quốc gia giữ vai trò đảm bảo cho an ninh của nước Nhật kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai - đã hoan nghênh nỗ lực của Thủ tướng Abe nhằm mở rộng vai trò của quân đội Nhật. Năm nay, ông Abe đã thúc đẩy một số dự luật điều chỉnh diễn giải hiến pháp Nhật và cho phép quân đội nước này hỗ trợ đồng minh trong trường hợp đồng minh bị tấn công.
Đầu tháng này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn hối thúc người đồng cấp Nhật tránh có bất kỳ hành động nào “làm phức tạp” tình hình. Ông Thường nói biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Tuần này, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích những tuyên bố mới đây của ông Abe về biển Đông, nói rằng những tuyên bố của nhà lãnh đạo Nhật không có lợi cho ổn định trong khu vực.