Nhật sẽ “đáp trả cứng rắn” với Trung Quốc ở biển Hoa Đông
Tàu thuyền Trung Quốc 14 lần xâm nhập khu vực mà Nhật cho là lãnh hải của nước này trên biển Hoa Đông vào cuối tuần vừa rồi
Nhật Bản ngày 8/8 tuyên bố sẽ có sự đáp trả cứng rắn đối với việc tàu thuyền Trung Quốc 14 lần xâm nhập khu vực mà Nhật cho là lãnh hải của nước này trên biển Hoa Đông vào cuối tuần vừa rồi.
Nơi xảy ra vụ việc khiến căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước leo thang nằm gần quần đảo tranh chấp mà Nhật gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Hãng tin Reuters dẫn lời Chánh Văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga nói Tokyo sẽ tiếp tục kêu gọi Trung Quốc không làm leo thang căng thẳng trong tranh chấp trên biển Hoa Đông. Cùng với đó, ông Suga nói Nhật Bản sẽ có sự đáp trả cứng rắn và bình tĩnh.
Tại một cuộc họp báo vào sáng đầu tuần, ông Suga cho biết có tổng cộng 14 tàu của Chính phủ Trung Quốc đã xâm nhập vào vùng biển liền kề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào cuối tuần vừa rồi. Việc tàu Trung Quốc xâm nhập khu vực mà Nhật Bản coi là lãnh hải của nước này đã xảy ra 14 lần, ông Suga nói.
Cũng theo ông Suga, đến sáng sớm ngày thứ Hai, vẫn còn 12 tàu Trung Quốc ở lại khu vực trên. Ông tuyên bố, các cơ quan chức năng của Nhật, bao gồm lực lượng cảnh sát biển, sẽ theo dõi sát tình hình để có phản ứng cần thiết.
Hoạt động của tàu thuyền Trung Quốc ở khu vực có tranh chấp giữa nước này trên biển Hoa Đông đã tăng lên từ hôm thứ 6 tuần trước, buộc Nhật Bản liên tục phải lên tiếng phản đối. Trong đó, riêng ngày Chủ nhật, Tokyo đã có 3 lần phản đối hành động này của Bắc Kinh.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho hay vào hôm thứ Bảy, còn có khoảng 230 tàu cá Trung Quốc tới khu vực nói trên.
Vụ việc này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng trong khu vực vốn dĩ đã lên cao sau phán quyết của tòa án trọng tài quốc tế ở The Hague, Hà Lan về vụ kiện Biển Đông do Philippines đâm đơn. Trong phán quyết công bố hồi tháng 7, tòa bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Trung Quốc từ chối công nhận phán quyết này. Trong khi đó, Nhật Bản kêu gọi Trung Quốc tôn trọng và tuân thủ phán quyết. Lời kêu gọi này của Nhật Bản khiến Trung Quốc lên tiếng cảnh báo Tokyo đừng can thiệp.
Hôm thứ Bảy vừa rồi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ra một tuyên bố đăng trên website của bộ này nói Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh chấp đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và vùng biển liền kề.
Vào hôm thứ Sáu, Trung Quốc cáo buộc tân Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản là bà Tomomi Inada đã có sự diễn giải bất cần về lịch sử. Trước đó, bà Inada từ chối trả lời liệu phát xít Nhật có thảm sát dân thường Trung Quốc trong Chiến tranh thế giới thứ hai hay không.
Sáng ngày 8/8, bà Inada tuyên bố quân đội Nhật sẽ tiến hành tuần tra trên không để cung cấp thông tin cho lực lượng cảnh sát biển của nước này.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ nhì và thứ ba châu Á, đã xấu đi do tranh chấp lãnh thổ, vấn đề từ thời chiến tranh, và sự đối đầu khu vực.
Nơi xảy ra vụ việc khiến căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước leo thang nằm gần quần đảo tranh chấp mà Nhật gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Hãng tin Reuters dẫn lời Chánh Văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga nói Tokyo sẽ tiếp tục kêu gọi Trung Quốc không làm leo thang căng thẳng trong tranh chấp trên biển Hoa Đông. Cùng với đó, ông Suga nói Nhật Bản sẽ có sự đáp trả cứng rắn và bình tĩnh.
Tại một cuộc họp báo vào sáng đầu tuần, ông Suga cho biết có tổng cộng 14 tàu của Chính phủ Trung Quốc đã xâm nhập vào vùng biển liền kề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào cuối tuần vừa rồi. Việc tàu Trung Quốc xâm nhập khu vực mà Nhật Bản coi là lãnh hải của nước này đã xảy ra 14 lần, ông Suga nói.
Cũng theo ông Suga, đến sáng sớm ngày thứ Hai, vẫn còn 12 tàu Trung Quốc ở lại khu vực trên. Ông tuyên bố, các cơ quan chức năng của Nhật, bao gồm lực lượng cảnh sát biển, sẽ theo dõi sát tình hình để có phản ứng cần thiết.
Hoạt động của tàu thuyền Trung Quốc ở khu vực có tranh chấp giữa nước này trên biển Hoa Đông đã tăng lên từ hôm thứ 6 tuần trước, buộc Nhật Bản liên tục phải lên tiếng phản đối. Trong đó, riêng ngày Chủ nhật, Tokyo đã có 3 lần phản đối hành động này của Bắc Kinh.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho hay vào hôm thứ Bảy, còn có khoảng 230 tàu cá Trung Quốc tới khu vực nói trên.
Vụ việc này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng trong khu vực vốn dĩ đã lên cao sau phán quyết của tòa án trọng tài quốc tế ở The Hague, Hà Lan về vụ kiện Biển Đông do Philippines đâm đơn. Trong phán quyết công bố hồi tháng 7, tòa bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Trung Quốc từ chối công nhận phán quyết này. Trong khi đó, Nhật Bản kêu gọi Trung Quốc tôn trọng và tuân thủ phán quyết. Lời kêu gọi này của Nhật Bản khiến Trung Quốc lên tiếng cảnh báo Tokyo đừng can thiệp.
Hôm thứ Bảy vừa rồi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ra một tuyên bố đăng trên website của bộ này nói Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh chấp đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và vùng biển liền kề.
Vào hôm thứ Sáu, Trung Quốc cáo buộc tân Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản là bà Tomomi Inada đã có sự diễn giải bất cần về lịch sử. Trước đó, bà Inada từ chối trả lời liệu phát xít Nhật có thảm sát dân thường Trung Quốc trong Chiến tranh thế giới thứ hai hay không.
Sáng ngày 8/8, bà Inada tuyên bố quân đội Nhật sẽ tiến hành tuần tra trên không để cung cấp thông tin cho lực lượng cảnh sát biển của nước này.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ nhì và thứ ba châu Á, đã xấu đi do tranh chấp lãnh thổ, vấn đề từ thời chiến tranh, và sự đối đầu khu vực.