Căng thẳng Trung-Nhật ở Hoa Đông gia tăng
Nhiều khả năng Bắc Kinh đang nỗ lực nhằm thu hút sự chú ý của Tokyo khỏi tranh chấp trên biển Đông
Căng thẳng gia tăng trên biển Hoa Đông sau khi Trung Quốc lần đầu tiên triển khai tàu có vũ trang để thách thức quyền kiểm soát của Nhật đối với quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku.
Theo hãng tin Bloomberg, động thái này của Bắc Kinh có thể là một nỗ lực nhằm thu hút sự chú ý của Tokyo khỏi tranh chấp trên biển Đông.
Một quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Nhật cho biết, vào hôm 26/12, ba tàu thuộc lực lượng hải cảnh của Trung Quốc đã di chuyển vào phạm vi 12 dặm từ khu vực đảo tranh chấp. Trong số 3 tàu này, có một tàu khu trục được trang bị tháp súng vốn là tàu của Hải quân Trung Quốc.
Nhật Bản đã chính thức bày tỏ sự phản đối của mình đối với Trung Quốc về hành động trên, vị quan chức nói.
Căng thẳng gia tăng ở Hoa Đông giữa lúc căng thẳng trên biển Đông đang ở mức cao, đặc biệt kể từ khi Mỹ cử một khu trục hạm tới tuần tra trong khu vực 12 hải lý kể từ một đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Trường Sa.
“Trung Quốc không muốn Nhật Bản can thiệp vào vấn đề biển Đông. Hành động của họ ở Hoa Đông là nhằm nhắc nhở Nhật về nguy cơ từ việc dàn trải hiện diện hải quân tới vùng biển xa xôi của Đông Nam Á”, giáo sư Giulio Pugliese thuộc Viện nghiên cứu Trung Quốc, Đại học Heidelberg, nhận định.
Ngoài ra, căng thẳng còn gia tăng ở Hoa Đông giữa lúc quan hệ Trung-Nhật đang có sự phục hồi mong manh sau một giai đoạn xuống thấp vì tranh chấp lãnh thổ và những vấn đề do lịch sử để lại. Từ cuối năm 2014 tới nay, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp nhau hai lần và cam kết sẽ giảm nguy cơ xung đột ở Hoa Đông.
Trung Quốc đã thể hiện sự lo ngại khi thấy Nhật Bản tìm kiếm một vai trò an ninh tích cực hơn ở Đông Nam Á liên tục hối thúc nước này đứng ngoài tranh chấp trên biển Đông.
Năm nay, ông Abe đã thúc đẩy một đạo luật nhằm cho phép quân đội Nhật hỗ trợ đồng minh bị tấn công. Nhật đã nhất trí cung cấp tàu tuần tra cho Philippines và Việt Nam. Vào tháng 6, Nhật đã tham gia cuộc tập trận hải quân chung cùng Philippines trên biển Đông.
Ngoài ra, Nhật cũng chính là nơi mà Mỹ đặt căn cứ hạm đội 7, đơn vị dẫn đầu các cuộc tuần tra tự do hàng hải trên biển Đông.
Tháng trước, ông Abe nói với Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng ông sẽ cân nhắc cử lực lượng tới hỗ trợ các cuộc tuần tra của Mỹ trên biển Đông. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, ông Abe tuyên bố rằng phát biểu của mình đã bị hiểu lầm và Nhật không có kế hoạch cụ thể nào để tham gia vào các cuộc tuần tra của Mỹ trên vùng biển này.
Nhà nghiên cứu Collin Koh Swee Lean thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore nhận định, Trung Quốc đang muốn buộc trọng tâm chú ý của Nhật vào biển Hoa Đông để đề phòng trường hợp Nhật tin rằng tình hình ở đây đã lắng dịu và từ đó ung dung can thiệp vào vấn đề biển Đông.
Vụ ba tàu Trung Quốc lại gần Điếu Ngư/Senkaku mới đây là cuộc xâm nhập lần thứ 139 của tàu Trung Quốc vào khu vực gần quần đảo này kể từ tháng 9/2012 - một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật cho biết hôm 26/12.
Bất kỳ cuộc đối đầu nào có thể xảy ra giữa hai bên ở khu vực tranh chấp cũng có nguy cơ dẫn tới một cuộc xung đột lớn hơn, bởi Nhật-Mỹ có hiệp ước an ninh quy định Mỹ bảo vệ Nhật trong trường hợp xảy ra tấn công vũ trang.
Theo hãng tin Bloomberg, động thái này của Bắc Kinh có thể là một nỗ lực nhằm thu hút sự chú ý của Tokyo khỏi tranh chấp trên biển Đông.
Một quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Nhật cho biết, vào hôm 26/12, ba tàu thuộc lực lượng hải cảnh của Trung Quốc đã di chuyển vào phạm vi 12 dặm từ khu vực đảo tranh chấp. Trong số 3 tàu này, có một tàu khu trục được trang bị tháp súng vốn là tàu của Hải quân Trung Quốc.
Nhật Bản đã chính thức bày tỏ sự phản đối của mình đối với Trung Quốc về hành động trên, vị quan chức nói.
Căng thẳng gia tăng ở Hoa Đông giữa lúc căng thẳng trên biển Đông đang ở mức cao, đặc biệt kể từ khi Mỹ cử một khu trục hạm tới tuần tra trong khu vực 12 hải lý kể từ một đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Trường Sa.
“Trung Quốc không muốn Nhật Bản can thiệp vào vấn đề biển Đông. Hành động của họ ở Hoa Đông là nhằm nhắc nhở Nhật về nguy cơ từ việc dàn trải hiện diện hải quân tới vùng biển xa xôi của Đông Nam Á”, giáo sư Giulio Pugliese thuộc Viện nghiên cứu Trung Quốc, Đại học Heidelberg, nhận định.
Ngoài ra, căng thẳng còn gia tăng ở Hoa Đông giữa lúc quan hệ Trung-Nhật đang có sự phục hồi mong manh sau một giai đoạn xuống thấp vì tranh chấp lãnh thổ và những vấn đề do lịch sử để lại. Từ cuối năm 2014 tới nay, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp nhau hai lần và cam kết sẽ giảm nguy cơ xung đột ở Hoa Đông.
Trung Quốc đã thể hiện sự lo ngại khi thấy Nhật Bản tìm kiếm một vai trò an ninh tích cực hơn ở Đông Nam Á liên tục hối thúc nước này đứng ngoài tranh chấp trên biển Đông.
Năm nay, ông Abe đã thúc đẩy một đạo luật nhằm cho phép quân đội Nhật hỗ trợ đồng minh bị tấn công. Nhật đã nhất trí cung cấp tàu tuần tra cho Philippines và Việt Nam. Vào tháng 6, Nhật đã tham gia cuộc tập trận hải quân chung cùng Philippines trên biển Đông.
Ngoài ra, Nhật cũng chính là nơi mà Mỹ đặt căn cứ hạm đội 7, đơn vị dẫn đầu các cuộc tuần tra tự do hàng hải trên biển Đông.
Tháng trước, ông Abe nói với Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng ông sẽ cân nhắc cử lực lượng tới hỗ trợ các cuộc tuần tra của Mỹ trên biển Đông. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, ông Abe tuyên bố rằng phát biểu của mình đã bị hiểu lầm và Nhật không có kế hoạch cụ thể nào để tham gia vào các cuộc tuần tra của Mỹ trên vùng biển này.
Nhà nghiên cứu Collin Koh Swee Lean thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore nhận định, Trung Quốc đang muốn buộc trọng tâm chú ý của Nhật vào biển Hoa Đông để đề phòng trường hợp Nhật tin rằng tình hình ở đây đã lắng dịu và từ đó ung dung can thiệp vào vấn đề biển Đông.
Vụ ba tàu Trung Quốc lại gần Điếu Ngư/Senkaku mới đây là cuộc xâm nhập lần thứ 139 của tàu Trung Quốc vào khu vực gần quần đảo này kể từ tháng 9/2012 - một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật cho biết hôm 26/12.
Bất kỳ cuộc đối đầu nào có thể xảy ra giữa hai bên ở khu vực tranh chấp cũng có nguy cơ dẫn tới một cuộc xung đột lớn hơn, bởi Nhật-Mỹ có hiệp ước an ninh quy định Mỹ bảo vệ Nhật trong trường hợp xảy ra tấn công vũ trang.