Nhật Bản mở trạm radar ở biển Hoa Đông
Động thái này ngay lập tức vấp phải phản ứng mạnh từ phía Trung Quốc
Nhật Bản ngày 28/3 đã đưa vào hoạt động một trạm radar ở biển Hoa Đông, đồng nghĩa với việc Tokyo sở hữu một cơ sở thu thập thông tin tình báo vĩnh viễn ngay gần Đài Loan và quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Động thái này ngay lập tức vấp phải phản ứng mạnh từ phía Trung Quốc.
Theo hãng tin Reuters, căn cứ mới nói trên của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) nằm trên đảo Yonaguni - hòn đảo cực Tây của một chuỗi đảo Nhật Bản trên biển Hoa Đông. Đảo này nằm cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư 150 km về phía Nam.
“Cho tới ngày hôm qua, chưa hề có một đơn vị quan sát bờ biển nào ở phía Tây của đảo chính Okinawa. Đó là một khoảng trống cần được lấp đầy”, trung tá Daigo Shiomitsu, người chỉ huy căn cứ mới ở Yonaguni, tuyên bố.
“Điều này đồng nghĩa với việc chúng tôi có thể trông nom phần lãnh thổ ngoài rìa của nước Nhật và phản ứng trước mọi tình huống”, ông Shiomitsu nói.
Lễ khai trương trạm radar ở Yonaguni được tổ chức ngày 28/3 với sự tham gia của 160 binh sỹ và 50 quan khách. Việc xây dựng một số tòa nhà ở căn cứ này vẫn còn dang dở.
Đảo Yonaguni có diện tích 30 km vuông và khoảng 1.500 dân, hầu hết là những người nuôi gia súc và trồng mía đường. Lực lượng SDF được cử tới làm việc tại trạm radar ở đây và gia đình họ sẽ đưa dân số trên đảo tăng thêm 20%.
“Trạm radar này sẽ khiến Trung Quốc khó chịu”, giáo sư Nozomu Yoshitomi thuộc Đại học Nihon, một tướng về hưu của SDF, nhận định.
Trong một tuyên bố gửi tới hãng tin Reuters, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói cộng đồng quốc tế cần cảnh giác cao với sự bành trướng quân sự của Nhật Bản.
“Chúng tôi cực lực phản đối bất kỳ hành động gây hấn nào của Nhật Bản nhằm vào lãnh thổ Trung Quốc”, tuyên bố có đoạn viết. “Hoạt động của tàu bè và máy bay Trung Quốc ở vùng biển và không phận liên quan là hoàn toàn phù hợp và hợp pháp”.
Trạm radar ở Yonaguni nằm trong kế hoạch củng cố lực lượng của Nhật Bản trên chuỗi đảo phía Tây kéo dài 1.400 km từ đảo chính của nước này.
Từ năm ngoái, các nhà hoạch định chính sách Nhật đã tiết lộ với Reuters rằng kế hoạch này là một phần chiến lược nhằm ngăn không cho Trung Quốc tiến ra khu vực phía Tây Thái Bình Dương trong lúc Bắc Kinh đang thể hiện sự hung hăng trên biển Đông.
Giáo sư Toshi Yoshihara thuộc trường U.S. Naval War College nói rằng đảo Yonaguni nằm kế bên hai điểm nóng tiềm tàng ở châu Á là Đài Loan và Senkaku/Điếu Ngư. Đảo này cách Đài Loan chỉ khoảng 100 km về phía Đông, gần rìa một khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) gây tranh cãi do Trung Quốc lập nên vào năm 2013.
“Một mạng lưới radar dọc theo chuỗi đảo sẽ giúp Nhật Bản tăng cường khả năng giám sát ở Hoa Đông”, ông Yoshihara nói thêm.
Trong 5 năm tới, Nhật Bản sẽ tăng lực lượng SDF trên biển Hoa Đông thêm khoảng 1/5, lên mức 10.000 binh sỹ, bao gồm cả các khẩu đội tên lửa nhằm giúp tạo ra một bức màn phòng thủ dọc theo chuỗi đảo phía Tây.
Tàu bè Trung Quốc đi từ bờ biển phía Đông sẽ phải đi qua khu vực này để tới phía Tây Thái Bình Dương. Đây là lối đi mà Trung Quốc cần cho cả hai việc là vận tải hàng hóa và thể hiện sức mạnh hải quân.
Theo hãng tin Reuters, căn cứ mới nói trên của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) nằm trên đảo Yonaguni - hòn đảo cực Tây của một chuỗi đảo Nhật Bản trên biển Hoa Đông. Đảo này nằm cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư 150 km về phía Nam.
“Cho tới ngày hôm qua, chưa hề có một đơn vị quan sát bờ biển nào ở phía Tây của đảo chính Okinawa. Đó là một khoảng trống cần được lấp đầy”, trung tá Daigo Shiomitsu, người chỉ huy căn cứ mới ở Yonaguni, tuyên bố.
“Điều này đồng nghĩa với việc chúng tôi có thể trông nom phần lãnh thổ ngoài rìa của nước Nhật và phản ứng trước mọi tình huống”, ông Shiomitsu nói.
Lễ khai trương trạm radar ở Yonaguni được tổ chức ngày 28/3 với sự tham gia của 160 binh sỹ và 50 quan khách. Việc xây dựng một số tòa nhà ở căn cứ này vẫn còn dang dở.
Đảo Yonaguni có diện tích 30 km vuông và khoảng 1.500 dân, hầu hết là những người nuôi gia súc và trồng mía đường. Lực lượng SDF được cử tới làm việc tại trạm radar ở đây và gia đình họ sẽ đưa dân số trên đảo tăng thêm 20%.
“Trạm radar này sẽ khiến Trung Quốc khó chịu”, giáo sư Nozomu Yoshitomi thuộc Đại học Nihon, một tướng về hưu của SDF, nhận định.
Trong một tuyên bố gửi tới hãng tin Reuters, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói cộng đồng quốc tế cần cảnh giác cao với sự bành trướng quân sự của Nhật Bản.
“Chúng tôi cực lực phản đối bất kỳ hành động gây hấn nào của Nhật Bản nhằm vào lãnh thổ Trung Quốc”, tuyên bố có đoạn viết. “Hoạt động của tàu bè và máy bay Trung Quốc ở vùng biển và không phận liên quan là hoàn toàn phù hợp và hợp pháp”.
Trạm radar ở Yonaguni nằm trong kế hoạch củng cố lực lượng của Nhật Bản trên chuỗi đảo phía Tây kéo dài 1.400 km từ đảo chính của nước này.
Từ năm ngoái, các nhà hoạch định chính sách Nhật đã tiết lộ với Reuters rằng kế hoạch này là một phần chiến lược nhằm ngăn không cho Trung Quốc tiến ra khu vực phía Tây Thái Bình Dương trong lúc Bắc Kinh đang thể hiện sự hung hăng trên biển Đông.
Giáo sư Toshi Yoshihara thuộc trường U.S. Naval War College nói rằng đảo Yonaguni nằm kế bên hai điểm nóng tiềm tàng ở châu Á là Đài Loan và Senkaku/Điếu Ngư. Đảo này cách Đài Loan chỉ khoảng 100 km về phía Đông, gần rìa một khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) gây tranh cãi do Trung Quốc lập nên vào năm 2013.
“Một mạng lưới radar dọc theo chuỗi đảo sẽ giúp Nhật Bản tăng cường khả năng giám sát ở Hoa Đông”, ông Yoshihara nói thêm.
Trong 5 năm tới, Nhật Bản sẽ tăng lực lượng SDF trên biển Hoa Đông thêm khoảng 1/5, lên mức 10.000 binh sỹ, bao gồm cả các khẩu đội tên lửa nhằm giúp tạo ra một bức màn phòng thủ dọc theo chuỗi đảo phía Tây.
Tàu bè Trung Quốc đi từ bờ biển phía Đông sẽ phải đi qua khu vực này để tới phía Tây Thái Bình Dương. Đây là lối đi mà Trung Quốc cần cho cả hai việc là vận tải hàng hóa và thể hiện sức mạnh hải quân.