Nhiều blue-chip giảm mạnh, Dow Jones mất 220 điểm
Ngày 18/12, chứng khoán Phố Wall tiếp tục mất điểm bởi sự sụt giảm của 25/30 cổ phiếu blue-chip trong chỉ số Dow Jones
Ngày 18/12, chứng khoán Phố Wall tiếp tục mất điểm bởi sự sụt giảm của 25/30 cổ phiếu blue-chip trong chỉ số Dow Jones.
Hôm thứ Năm, Tổng thống đắc cử Barack Obama đã chính thức bổ nhiệm bà Mary Schapiro – người từng là Chủ tịch Ủy ban Giao dịch Hàng hóa tương lai, vào vị trí Chủ tịch Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC).
Bà Mary Schapiro từng là ủy viên của SEC trong 6 năm trước khi được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch Ủy ban Giao dịch Hàng hóa tương lai năm 1994 dưới thời Tổng thống Bill Clinton.
Sau thông tin này, cổ phiếu của hai hãng Duke Energy và Kraft Foods – nơi bà Schapiro làm thành viên Hội Đồng Quản trị, đã cùng tăng hơn 2%. Nhưng kết thúc ngày giao dịch, cổ phiếu của Duke Energy chỉ tăng 1,1%, còn cổ phiếu của Kraft Foods lại giảm 1,1%.
Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ thông báo, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 13/12 đã giảm 21.000 xuống 554.000 từ 575.000 trong tuần trước đó. Kết quả này thấp hơn 4.000 người so với dự báo của giới phân tích đưa ra trước đó.
Nhiều blue-chip giảm điểm mạnh
Trong một diễn biến mới nhất liên quan đến ngành công nghiệp ôtô Mỹ, ngày 18/12, Tập đoàn General Motors đã từ chối việc mở cuộc họp để bàn thảo về kế hoạch sáp nhập giữa hãng với hãng xe hơi Chrysler.
Trước đó, General Motors đã có được lời hứa sẽ nhận được 10 tỷ USD từ Chính phủ Mỹ để thâu tóm Chrysler. Tuy nhiên, cuộc đàm phán giữa GM và Quỹ Cerberus Capital (sở hữu 80% cổ phần của Chrysler) đã bế tắc sau khi các khoản hỗ trợ tài chính không đến như cam kết.
Trong khi đó, hôm thứ Năm, Nhà Trắng đã đưa ra tuyên bố kế hoạch giải cứu ngành ôtô Mỹ sắp được hoàn thành. Chi tiết về kế hoạch vẫn chưa được công bố.
Mặc dù vậy, cổ phiếu của General Motors (NYSE-GM) vẫn giảm tới 16,25% xuống 3,66 USD/cổ phiếu - mức giảm mạnh nhất trong chỉ số Dow Jones, còn cổ phiếu Ford mất 9,55%, xuống 2,84 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ ngày 18/12 chứng kiến một loạt các blue-chip mất điểm mạnh với nhiều tin tức xấu ập đến.
Tin xấu đến với Tập đoàn General Electric khi hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's đã đưa ra cảnh báo về khả năng cắt giảm xếp hạng tín nhiệm “AAA” đối với General Electric trong vòng 2 năm tới do những thay đổi trong nội tại của hãng này.
Cổ phiếu của General Electric (NYSE-GE) đã mất 8,2% xuống 15,96 USD/cổ phiếu – mức giảm mạnh thứ hai trong chỉ số Dow Jones.
Bất chấp việc Tổ chức xuất khẩu dầu lửa (OPEC) cắt giảm mạnh sản lượng khai thác, giá dầu kỳ hạn giao tháng 1/2009 trong ngày giao dịch vẫn giảm gần 10% và tiến gần về ngưỡng 36 USD/thùng.
Điều này đã đẩy cổ phiếu của Chevron, Exxon Mobil – vốn có sức ảnh hưởng khá lớn trong chỉ số Dow Jones, giảm 5%. Riêng chỉ số S&P Năng lượng đã mất 5,7% giá trị trong ngày giao dịch.
Đà giảm điểm cũng đến từ cổ phiếu blue-chip khối công nghệ khi cổ phiếu của Intel giảm tới 6,6% - mức giảm lớn thứ ba trong các cổ phiếu thuộc chỉ số Dow Jones, sau khi hãng Jefferies hạ triển vọng của cổ phiếu Intel xuống “kém triển vọng”, từ “mua vào”.
Kết thúc ngày giao dịch: chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 219,35 điểm, tương đương -2,49%, đóng cửa ở mức 8.604,99.
Chỉ số Nasdaq phiên này mất 26,94 điểm, tương đương -1,71%, chốt ở mức 1.552,37.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 hạ 19,14 điểm, tương đương -2,12%, đóng cửa ở mức 885,28.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,42 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu mất điểm thì có 2 cổ phiếu lên điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,11 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu mất điểm thì có 4 cổ phiếu lên điểm.
Chứng khoán châu Âu: Cổ phiếu khối ngân hàng tiếp tục giảm mạnh
Chứng khoán châu Âu tiếp tục ít có biến động mạnh, biên độ tăng giảm của ba chỉ số chính là không đáng kể. Điểm khác biệt chính là chứng khoán Đức bất ngờ tăng lên 1% vào cuối ngày giao dịch.
Trong phiên này, thị trường chứng kiến đà sụt giảm của cổ phiếu khối ngân hàng, trong đó cổ phiếu Royal Bank of Scotland mất 7,9%, cổ phiếu Credit Agricole hạ 3%, cổ phiếu BNP Paribas giảm 3,6%...
Dù vậy, thị trường vẫn được nâng đỡ bởi sức tăng của cổ phiếu khối dược phẩm, trong đó cổ phiếu GlaxoSmithKline, AstraZeneca và Sanofi-Aventis tăng từ 1,5-3,3%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 6,47 điểm, tương đương 0,15%, đóng cửa ở mức 4.330,66, khối lượng giao dịch đạt 1,79 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này lên 1,02%, khối lượng giao dịch đạt 34,3 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 0,24%, khối lượng giao dịch đạt 179 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á lên mức cao nhất trong 6 tuần
Dù biên độ tăng điểm của hầu hết các thị trường là dưới 1% nhưng cũng đủ để đưa mặt bằng chung của chứng khoán châu Á lên mức cao nhất trong 6 tuần qua.
Việc hạ lãi suất cơ bản của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ kéo theo một đợt cắt giảm lãi suất nữa từ châu Âu tới nhiều thị trường châu Á, trong đó Hồng Kông đã hạ lãi suất, Nhật và Trung Quốc được dự báo sẽ sớm có hành động tương tự.
Trước tình trạng đồng Yên lên giá mạnh so với USD, đặc biệt là sau khi FED cắt giảm lãi suất xuống 0-0,25%, Nhật đã phát đi thông điệp về khả năng sẽ hạ lãi suất cơ bản đối với đồng Yên.
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật, ông Shoichi Nakagawa đã cho biết Tokyo có thể sẽ có những động thái cụ thể để thị trường tiền tệ duy trì ở thế ổn định hơn. Trong khi đó, Chính phủ Nhật đã kêu gọi Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) có thêm những hành động để hỗ trợ nền kinh tế, cũng như làm ổn định thị trường tiền tệ.
Giới đầu tư hiện đang ngóng chờ quyết định lãi suất của BoJ trong cuộc họp kéo dài hai ngày từ 18/12 – 19/12. Theo giới phân tích nhận định, rất có thể BoJ sẽ hạ lãi suất cơ bản của đồng Yên từ mức 0,3% xuống 0,1%.
Trên thị trường Tokyo, 1 USD đổi được 87,95 Yên trong buổi chiều hôm thứ Năm sau khi đã xuống mức thấp nhất trong 13 năm qua (87,13 Yên “ăn” 1 USD) một ngày trước đó.
Trước khả năng BoJ cắt giảm lãi suất, thị trường chứng khoán Nhật tiếp tục lên điểm nhưng với biên độ không đáng kể.
Tâm lý thận trọng đã xuất hiện khi giới đầu tư vẫn chờ đợi một quyết định chính thức từ BoJ và do đó chưa vội đưa ra quyết định mua bán, vì vậy khối lượng giao dịch chỉ đạt 1,9 tỷ cổ phiếu – thấp hơn so với mức giao dịch trung bình 2,3 tỷ cổ phiếu những ngày trước đó.
Sự trỗi dậy của cổ phiếu khối ngân hàng là nguyên nhân cơ bản giúp thị trường khởi sắc. Trong đó, cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group tăng 4,4%, Mizuho Financial Group tiến thêm 8,1%, Sumitomo Mitsui Financial Grouplên 8,5%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 54,71 điểm, tương đương 0,64%, chốt ở mức 8.667,23. Khối lượng giao dịch đạt 1,9 tỷ cổ phiếu, thị trường có 969 mã lên điểm và có 646 mã giảm điểm.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 1,01%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tiếp tục lên 0,53%. Chỉ số ASX của Australia tăng 0,19%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ tăng tiến thêm 2,52 %.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 1,97%. Chỉ số Straits Times của Singapore lên 0,59%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tiến thêm 0,02%.
Hôm thứ Năm, Tổng thống đắc cử Barack Obama đã chính thức bổ nhiệm bà Mary Schapiro – người từng là Chủ tịch Ủy ban Giao dịch Hàng hóa tương lai, vào vị trí Chủ tịch Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC).
Bà Mary Schapiro từng là ủy viên của SEC trong 6 năm trước khi được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch Ủy ban Giao dịch Hàng hóa tương lai năm 1994 dưới thời Tổng thống Bill Clinton.
Sau thông tin này, cổ phiếu của hai hãng Duke Energy và Kraft Foods – nơi bà Schapiro làm thành viên Hội Đồng Quản trị, đã cùng tăng hơn 2%. Nhưng kết thúc ngày giao dịch, cổ phiếu của Duke Energy chỉ tăng 1,1%, còn cổ phiếu của Kraft Foods lại giảm 1,1%.
Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ thông báo, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 13/12 đã giảm 21.000 xuống 554.000 từ 575.000 trong tuần trước đó. Kết quả này thấp hơn 4.000 người so với dự báo của giới phân tích đưa ra trước đó.
Nhiều blue-chip giảm điểm mạnh
Trong một diễn biến mới nhất liên quan đến ngành công nghiệp ôtô Mỹ, ngày 18/12, Tập đoàn General Motors đã từ chối việc mở cuộc họp để bàn thảo về kế hoạch sáp nhập giữa hãng với hãng xe hơi Chrysler.
Trước đó, General Motors đã có được lời hứa sẽ nhận được 10 tỷ USD từ Chính phủ Mỹ để thâu tóm Chrysler. Tuy nhiên, cuộc đàm phán giữa GM và Quỹ Cerberus Capital (sở hữu 80% cổ phần của Chrysler) đã bế tắc sau khi các khoản hỗ trợ tài chính không đến như cam kết.
Trong khi đó, hôm thứ Năm, Nhà Trắng đã đưa ra tuyên bố kế hoạch giải cứu ngành ôtô Mỹ sắp được hoàn thành. Chi tiết về kế hoạch vẫn chưa được công bố.
Mặc dù vậy, cổ phiếu của General Motors (NYSE-GM) vẫn giảm tới 16,25% xuống 3,66 USD/cổ phiếu - mức giảm mạnh nhất trong chỉ số Dow Jones, còn cổ phiếu Ford mất 9,55%, xuống 2,84 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ ngày 18/12 chứng kiến một loạt các blue-chip mất điểm mạnh với nhiều tin tức xấu ập đến.
Tin xấu đến với Tập đoàn General Electric khi hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's đã đưa ra cảnh báo về khả năng cắt giảm xếp hạng tín nhiệm “AAA” đối với General Electric trong vòng 2 năm tới do những thay đổi trong nội tại của hãng này.
Cổ phiếu của General Electric (NYSE-GE) đã mất 8,2% xuống 15,96 USD/cổ phiếu – mức giảm mạnh thứ hai trong chỉ số Dow Jones.
Bất chấp việc Tổ chức xuất khẩu dầu lửa (OPEC) cắt giảm mạnh sản lượng khai thác, giá dầu kỳ hạn giao tháng 1/2009 trong ngày giao dịch vẫn giảm gần 10% và tiến gần về ngưỡng 36 USD/thùng.
Điều này đã đẩy cổ phiếu của Chevron, Exxon Mobil – vốn có sức ảnh hưởng khá lớn trong chỉ số Dow Jones, giảm 5%. Riêng chỉ số S&P Năng lượng đã mất 5,7% giá trị trong ngày giao dịch.
Đà giảm điểm cũng đến từ cổ phiếu blue-chip khối công nghệ khi cổ phiếu của Intel giảm tới 6,6% - mức giảm lớn thứ ba trong các cổ phiếu thuộc chỉ số Dow Jones, sau khi hãng Jefferies hạ triển vọng của cổ phiếu Intel xuống “kém triển vọng”, từ “mua vào”.
Biểu đồ giá cố phiếu GE, GM và hai chỉ số chính ở Mỹ trong ngày 18/12 - Nguồn: G.Finance.
Kết thúc ngày giao dịch: chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 219,35 điểm, tương đương -2,49%, đóng cửa ở mức 8.604,99.
Chỉ số Nasdaq phiên này mất 26,94 điểm, tương đương -1,71%, chốt ở mức 1.552,37.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 hạ 19,14 điểm, tương đương -2,12%, đóng cửa ở mức 885,28.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,42 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu mất điểm thì có 2 cổ phiếu lên điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,11 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu mất điểm thì có 4 cổ phiếu lên điểm.
Chứng khoán châu Âu: Cổ phiếu khối ngân hàng tiếp tục giảm mạnh
Chứng khoán châu Âu tiếp tục ít có biến động mạnh, biên độ tăng giảm của ba chỉ số chính là không đáng kể. Điểm khác biệt chính là chứng khoán Đức bất ngờ tăng lên 1% vào cuối ngày giao dịch.
Trong phiên này, thị trường chứng kiến đà sụt giảm của cổ phiếu khối ngân hàng, trong đó cổ phiếu Royal Bank of Scotland mất 7,9%, cổ phiếu Credit Agricole hạ 3%, cổ phiếu BNP Paribas giảm 3,6%...
Dù vậy, thị trường vẫn được nâng đỡ bởi sức tăng của cổ phiếu khối dược phẩm, trong đó cổ phiếu GlaxoSmithKline, AstraZeneca và Sanofi-Aventis tăng từ 1,5-3,3%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 6,47 điểm, tương đương 0,15%, đóng cửa ở mức 4.330,66, khối lượng giao dịch đạt 1,79 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này lên 1,02%, khối lượng giao dịch đạt 34,3 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 0,24%, khối lượng giao dịch đạt 179 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á lên mức cao nhất trong 6 tuần
Dù biên độ tăng điểm của hầu hết các thị trường là dưới 1% nhưng cũng đủ để đưa mặt bằng chung của chứng khoán châu Á lên mức cao nhất trong 6 tuần qua.
Việc hạ lãi suất cơ bản của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ kéo theo một đợt cắt giảm lãi suất nữa từ châu Âu tới nhiều thị trường châu Á, trong đó Hồng Kông đã hạ lãi suất, Nhật và Trung Quốc được dự báo sẽ sớm có hành động tương tự.
Trước tình trạng đồng Yên lên giá mạnh so với USD, đặc biệt là sau khi FED cắt giảm lãi suất xuống 0-0,25%, Nhật đã phát đi thông điệp về khả năng sẽ hạ lãi suất cơ bản đối với đồng Yên.
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật, ông Shoichi Nakagawa đã cho biết Tokyo có thể sẽ có những động thái cụ thể để thị trường tiền tệ duy trì ở thế ổn định hơn. Trong khi đó, Chính phủ Nhật đã kêu gọi Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) có thêm những hành động để hỗ trợ nền kinh tế, cũng như làm ổn định thị trường tiền tệ.
Giới đầu tư hiện đang ngóng chờ quyết định lãi suất của BoJ trong cuộc họp kéo dài hai ngày từ 18/12 – 19/12. Theo giới phân tích nhận định, rất có thể BoJ sẽ hạ lãi suất cơ bản của đồng Yên từ mức 0,3% xuống 0,1%.
Trên thị trường Tokyo, 1 USD đổi được 87,95 Yên trong buổi chiều hôm thứ Năm sau khi đã xuống mức thấp nhất trong 13 năm qua (87,13 Yên “ăn” 1 USD) một ngày trước đó.
Trước khả năng BoJ cắt giảm lãi suất, thị trường chứng khoán Nhật tiếp tục lên điểm nhưng với biên độ không đáng kể.
Tâm lý thận trọng đã xuất hiện khi giới đầu tư vẫn chờ đợi một quyết định chính thức từ BoJ và do đó chưa vội đưa ra quyết định mua bán, vì vậy khối lượng giao dịch chỉ đạt 1,9 tỷ cổ phiếu – thấp hơn so với mức giao dịch trung bình 2,3 tỷ cổ phiếu những ngày trước đó.
Sự trỗi dậy của cổ phiếu khối ngân hàng là nguyên nhân cơ bản giúp thị trường khởi sắc. Trong đó, cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group tăng 4,4%, Mizuho Financial Group tiến thêm 8,1%, Sumitomo Mitsui Financial Grouplên 8,5%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 54,71 điểm, tương đương 0,64%, chốt ở mức 8.667,23. Khối lượng giao dịch đạt 1,9 tỷ cổ phiếu, thị trường có 969 mã lên điểm và có 646 mã giảm điểm.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 1,01%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tiếp tục lên 0,53%. Chỉ số ASX của Australia tăng 0,19%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ tăng tiến thêm 2,52 %.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 1,97%. Chỉ số Straits Times của Singapore lên 0,59%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tiến thêm 0,02%.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.824,34 | 8.604,99 | 219,35 | 2,49 |
Nasdaq | 1.579,31 | 1.552,37 | 26,94 | 1,71 | |
S&P 500 | 904,42 | 885,28 | 19,14 | 2,12 | |
Anh | FTSE 100 | 4.324,19 | 4.330,66 | 6,47 | 0,15 |
Đức | DAX | 4.708,38 | 4.756,40 | 48,02 | 1,02 |
Pháp | CAC 40 | 3.241,92 | 3.234,15 | 7,77 | 0,24 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.648,02 | 4.694,81 | 46,79 | 1,01 |
Nhật | Nikkei 225 | 8.612,52 | 8.667,23 | 54,71 | 0,64 |
Hồng Kông | Hang Seng | 15.383,25 | 15.464,17 | 3,65 | 0,02 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.169,75 | 1.175,91 | 6,16 | 0,53 |
Singapore | Straits Times | 1.798,99 | 1.789,73 | 10,44 | 0,59 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 1.976,82 | 2.015,69 | 38,88 | 1,97 |
Ấn Độ | BSE 30 | 9.948,70 | 9.959,77 | 244,48 | 2,52 |
Australia | ASX | 3.515,00 | 3.521,70 | 6,70 | 0,19 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |