Nhiều “chiêu” gian lận thuế qua giá
Hành vi gian lận về thuế qua giá không chỉ xuất hiện ở hàng nhập khẩu mà còn xuất hiện hiện cả ở hàng xuất khẩu
Nếu như trước kia, hành vi gian lận về thuế qua giá chỉ xuất hiện ở hàng nhập khẩu thì thời gian gần đây, lực lượng hải quan đã phát hiện hành vi gian lận thuế qua giá đối với cả hàng xuất khẩu. Có những trường hợp doanh nghiệp “ẩn lậu” lên tới cả trăm tỷ đồng.
Tháng 5, Cục Hải quan Tp.HCM đã thực hiện tham vấn giá đối với trên 700 bộ tờ khai hàng hóa nhập khẩu, bác bỏ trị giá đối với hơn 400 bộ, tổng số thuế điều chỉnh tăng gần 17 tỷ đồng.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2009, Cục Hải quan thành phố đã tăng thu gần 70 tỷ đồng từ công tác tham vấn giá chỉ riêng với hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, số liệu trên thực tế còn lớn hơn nhiều bởi các lô hàng sau khi tham vấn và bác bỏ trị giá khai báo, doanh nghiệp đã tự giác khai báo theo mức giá do cơ quan hải quan xác định tại các lần nhập khẩu sau.
“Ẩn lậu” giá tăng cả số lượng lẫn phạm vi
Tại Chi cục Hải quan khu vực 1, Cục Hải quan Hải Phòng, số tờ khai tham vấn và số tăng thuế trong mấy năm gần đây cũng tăng lên đáng kể. Năm 2007, tổng số tờ khai tham vấn tại chi cục và chuyển Cục tham vấn là 1.073 tờ, bác bỏ 632 tờ và số tăng thuế là gần 28 tỷ đồng.
Trong khi đó, 8 tháng đầu năm 2008 các con số tương ứng là 1.305 tờ khai tham vấn, bác bỏ 976 tờ khai và tăng thuế là trên 66,8 tỷ đồng. Quý 1/2009, số tăng thuế từ bác bỏ trị giá doanh nghiệp khai báo ước là 40 tỷ đồng.
Báo cáo từ các cục hải quan địa phương cho thấy, đáng chú ý là từ khi có sự điều chỉnh về thuế suất thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng, nhiều biểu hiện gian lận đã lan sang cả hàng xuất khẩu.
Tháng 3/2009, Đội kiểm soát hải quan (Cục Hải quan Tp.HCM) đã phát hiện 2 doanh nghiệp khai giá hàng xuất khẩu với mức giá chỉ bằng 1/20 giá thực trên thị trường, dấu hiệu gian lận tới hơn 100 tỷ đồng.
Theo hồ sơ hai doanh nghiệp khai với cơ quan hải quan, 20,3 tấn đồng phế liệu chỉ có giá 374 đồng/kg, toàn lô trị giá 446 USD. Tương tự, 33 tấn nhôm được doanh nghiệp khai giá 340 đồng/kg, toàn lô trị giá 660 USD. Nghi ngờ có dấu hiệu gian lận giá đối với hai lô hàng xuất khẩu trên, hải quan thành phố đã tiến hành kiểm tra trị giá khai báo.
Theo kết quả kiểm tra trị giá của cơ quan hải quan, giá các loại sản phẩm này trong nước tại thời điểm đó lên tới từ 50-60.000 đồng/kg đồng và từ 17-20.000 đồng/kg nhôm, cao hơn rất nhiều so với mức giá doanh nghiệp khai báo.
Từ năm 2008 tới nay, hai doanh nghiệp này đã làm thủ tục xuất khẩu qua các cảng biển Tp.HCM với tổng số tờ khai là 112 tờ, lượng hàng lên tới 13.821 tấn hàng. Với trị giá khai báo như 2 tờ khai trên, theo ước tính của hải quan, hai doanh nghiệp này đã ẩn lậu khoảng 100 tỷ đồng.
Trong báo cáo mới đây gửi Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan Cần Thơ cho biết: từ khi thực hiện Quyết định 123 về việc điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi đối với một số nhóm mặt hàng, lập tức xuất hiện hiện tượng doanh nghiệp xuất khẩu hạ giá khai báo tính thuế để gian lận thuế.
Tiêu biểu trong số đó là biểu hiện gian lận đối với mặt hàng cát xuất khẩu. Thống kê của Cục Hải quan Cần Thơ, đơn giá khai báo 3 tháng đầu năm 2009 của cát vàng thấp hơn 3 tháng cuối năm 2008. Giá thấp nhất của 3 tháng cuối năm 2008 là 3,39 USD/ tấn, trong khi đầu năm 2009 là 2,7 USD/ tấn.
Số lượng tờ khai khai báo giá thấp của 3 tháng đầu năm 2009 cũng nhiều hơn so với 3 tháng cuối 2008. Chưa kể, mức giá cát vàng tạm nhập, tái xuất từ Campuchia, có giá khai báo trung bình là 6-7 USD/ tấn, thấp nhất là 4,6 USD/ tấn, cao nhất là 22 USD/ tấn.
Tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp còn thấp
Từ khi Việt Nam thực hiện Hiệp định trị giá GATT, doanh nghiệp tự khai báo, tự xác định trị giá tính thuế. Lợi dụng sự thông thoáng của quy định nêu trên, không ít doanh nghiệp đã khai báo giá thực tế phải trả thấp hơn so với giá trị thực tế phải thanh toán để gian lận, trốn thuế.
Trước tình hình đó, để tăng cường công tác quản lý trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu, hạn chế gian lận thương mại qua giá nhưng vẫn đảm bảo tạo thuận lợi trong thông quan hàng hoá, Tổng cục Hải quan đã xây dựng danh mục mặt hàng quản lý rủi ro gồm 11 nhóm mặt hàng nhập khẩu có thuế suất cao, kim ngạch lớn để tập trung nguồn lực kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá.
Cục hải quan các tỉnh, thành phố cũng ban hành danh mục mặt hàng trọng điểm ngoài danh mục mặt hàng quản lý rủi ro để tăng cường công tác kiểm tra trị giá khai báo.
Giải pháp này đã hạn chế tham vấn tràn lan, tỷ lệ bác bỏ trị giá khai báo của doanh nghiệp sau tham vấn lên tới 70-80%, tình trạng gian lận có xu hướng giảm.
Tuy nhiên, theo Tổng cục Hải quan, công tác kiểm tra trị giá hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn bởi theo quy định hàng xuất khẩu không thuộc đối tượng điều chỉnh của Hiệp định trị giá GATT nên doanh nghiệp không phải khai báo tờ khai trị giá và tổ chức tham vấn như đối với hàng nhập khẩu.
Các cục hải quan địa phương đang gặp khó trong việc tìm kiếm cơ sở xử lý đối với hành vi gian lận thuế qua giá ở nhóm hàng này. Đa phần các cục hải quan khi nghi vấn trị giá khai báo đối với các tờ khai xuất khẩu đều phải chuyển sang bộ phận sau thông quan để xử lý.
Ông Lưu Mạnh Tưởng, Vụ phó Vụ Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan), cho biết, doanh nghiệp luôn có xu hướng gian lận và tìm kiếm những kẽ hở, sử dụng nhiều thủ đoạn gian lận giá tinh vi như: khai thấp giá thực tế phải thanh toán, lợi dụng quy định về hàng khuyến mại, giảm giá để khấu trừ khoản này ra khỏi trị giá tính thuế hoặc không khai báo một số khoản phải cộng như phí bảo hiểm, tiền bản quyền, trị giá phần mềm.
Trong khi đó, cơ sở dữ liệu về giá của hải quan hiện vẫn chưa đầy đủ, tính cập nhật chưa cao.
Tháng 5, Cục Hải quan Tp.HCM đã thực hiện tham vấn giá đối với trên 700 bộ tờ khai hàng hóa nhập khẩu, bác bỏ trị giá đối với hơn 400 bộ, tổng số thuế điều chỉnh tăng gần 17 tỷ đồng.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2009, Cục Hải quan thành phố đã tăng thu gần 70 tỷ đồng từ công tác tham vấn giá chỉ riêng với hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, số liệu trên thực tế còn lớn hơn nhiều bởi các lô hàng sau khi tham vấn và bác bỏ trị giá khai báo, doanh nghiệp đã tự giác khai báo theo mức giá do cơ quan hải quan xác định tại các lần nhập khẩu sau.
“Ẩn lậu” giá tăng cả số lượng lẫn phạm vi
Tại Chi cục Hải quan khu vực 1, Cục Hải quan Hải Phòng, số tờ khai tham vấn và số tăng thuế trong mấy năm gần đây cũng tăng lên đáng kể. Năm 2007, tổng số tờ khai tham vấn tại chi cục và chuyển Cục tham vấn là 1.073 tờ, bác bỏ 632 tờ và số tăng thuế là gần 28 tỷ đồng.
Trong khi đó, 8 tháng đầu năm 2008 các con số tương ứng là 1.305 tờ khai tham vấn, bác bỏ 976 tờ khai và tăng thuế là trên 66,8 tỷ đồng. Quý 1/2009, số tăng thuế từ bác bỏ trị giá doanh nghiệp khai báo ước là 40 tỷ đồng.
Báo cáo từ các cục hải quan địa phương cho thấy, đáng chú ý là từ khi có sự điều chỉnh về thuế suất thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng, nhiều biểu hiện gian lận đã lan sang cả hàng xuất khẩu.
Tháng 3/2009, Đội kiểm soát hải quan (Cục Hải quan Tp.HCM) đã phát hiện 2 doanh nghiệp khai giá hàng xuất khẩu với mức giá chỉ bằng 1/20 giá thực trên thị trường, dấu hiệu gian lận tới hơn 100 tỷ đồng.
Theo hồ sơ hai doanh nghiệp khai với cơ quan hải quan, 20,3 tấn đồng phế liệu chỉ có giá 374 đồng/kg, toàn lô trị giá 446 USD. Tương tự, 33 tấn nhôm được doanh nghiệp khai giá 340 đồng/kg, toàn lô trị giá 660 USD. Nghi ngờ có dấu hiệu gian lận giá đối với hai lô hàng xuất khẩu trên, hải quan thành phố đã tiến hành kiểm tra trị giá khai báo.
Theo kết quả kiểm tra trị giá của cơ quan hải quan, giá các loại sản phẩm này trong nước tại thời điểm đó lên tới từ 50-60.000 đồng/kg đồng và từ 17-20.000 đồng/kg nhôm, cao hơn rất nhiều so với mức giá doanh nghiệp khai báo.
Từ năm 2008 tới nay, hai doanh nghiệp này đã làm thủ tục xuất khẩu qua các cảng biển Tp.HCM với tổng số tờ khai là 112 tờ, lượng hàng lên tới 13.821 tấn hàng. Với trị giá khai báo như 2 tờ khai trên, theo ước tính của hải quan, hai doanh nghiệp này đã ẩn lậu khoảng 100 tỷ đồng.
Trong báo cáo mới đây gửi Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan Cần Thơ cho biết: từ khi thực hiện Quyết định 123 về việc điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi đối với một số nhóm mặt hàng, lập tức xuất hiện hiện tượng doanh nghiệp xuất khẩu hạ giá khai báo tính thuế để gian lận thuế.
Tiêu biểu trong số đó là biểu hiện gian lận đối với mặt hàng cát xuất khẩu. Thống kê của Cục Hải quan Cần Thơ, đơn giá khai báo 3 tháng đầu năm 2009 của cát vàng thấp hơn 3 tháng cuối năm 2008. Giá thấp nhất của 3 tháng cuối năm 2008 là 3,39 USD/ tấn, trong khi đầu năm 2009 là 2,7 USD/ tấn.
Số lượng tờ khai khai báo giá thấp của 3 tháng đầu năm 2009 cũng nhiều hơn so với 3 tháng cuối 2008. Chưa kể, mức giá cát vàng tạm nhập, tái xuất từ Campuchia, có giá khai báo trung bình là 6-7 USD/ tấn, thấp nhất là 4,6 USD/ tấn, cao nhất là 22 USD/ tấn.
Tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp còn thấp
Từ khi Việt Nam thực hiện Hiệp định trị giá GATT, doanh nghiệp tự khai báo, tự xác định trị giá tính thuế. Lợi dụng sự thông thoáng của quy định nêu trên, không ít doanh nghiệp đã khai báo giá thực tế phải trả thấp hơn so với giá trị thực tế phải thanh toán để gian lận, trốn thuế.
Trước tình hình đó, để tăng cường công tác quản lý trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu, hạn chế gian lận thương mại qua giá nhưng vẫn đảm bảo tạo thuận lợi trong thông quan hàng hoá, Tổng cục Hải quan đã xây dựng danh mục mặt hàng quản lý rủi ro gồm 11 nhóm mặt hàng nhập khẩu có thuế suất cao, kim ngạch lớn để tập trung nguồn lực kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá.
Cục hải quan các tỉnh, thành phố cũng ban hành danh mục mặt hàng trọng điểm ngoài danh mục mặt hàng quản lý rủi ro để tăng cường công tác kiểm tra trị giá khai báo.
Giải pháp này đã hạn chế tham vấn tràn lan, tỷ lệ bác bỏ trị giá khai báo của doanh nghiệp sau tham vấn lên tới 70-80%, tình trạng gian lận có xu hướng giảm.
Tuy nhiên, theo Tổng cục Hải quan, công tác kiểm tra trị giá hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn bởi theo quy định hàng xuất khẩu không thuộc đối tượng điều chỉnh của Hiệp định trị giá GATT nên doanh nghiệp không phải khai báo tờ khai trị giá và tổ chức tham vấn như đối với hàng nhập khẩu.
Các cục hải quan địa phương đang gặp khó trong việc tìm kiếm cơ sở xử lý đối với hành vi gian lận thuế qua giá ở nhóm hàng này. Đa phần các cục hải quan khi nghi vấn trị giá khai báo đối với các tờ khai xuất khẩu đều phải chuyển sang bộ phận sau thông quan để xử lý.
Ông Lưu Mạnh Tưởng, Vụ phó Vụ Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan), cho biết, doanh nghiệp luôn có xu hướng gian lận và tìm kiếm những kẽ hở, sử dụng nhiều thủ đoạn gian lận giá tinh vi như: khai thấp giá thực tế phải thanh toán, lợi dụng quy định về hàng khuyến mại, giảm giá để khấu trừ khoản này ra khỏi trị giá tính thuế hoặc không khai báo một số khoản phải cộng như phí bảo hiểm, tiền bản quyền, trị giá phần mềm.
Trong khi đó, cơ sở dữ liệu về giá của hải quan hiện vẫn chưa đầy đủ, tính cập nhật chưa cao.